RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 25]: Động đất dẫn đến nguy cơ thiếu điện khu vực trung tâm | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 27/04/2024 15:50
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 25]: Động đất dẫn đến nguy cơ thiếu điện khu vực trung tâm

 - Trận động đất 7,4 độ Richter ngoài khơi tỉnh Fukushima xảy ra vào ngày 16/3/2022 đã gây mất điện cho 2,1 triệu hộ ở khu vực thủ đô Tokyo, nhưng sau 3 tiếng đã được khắc phục.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 24]: Điện từ amoniac trong kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’ Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 24]: Điện từ amoniac trong kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’

Cùng với Hydro, Amoniac không thải ra carbon dioxide ngay cả khi bị đốt cháy, nên đang thu hút sự chú ý như một “con át chủ bài” mới để khử cacbon. Lần đầu tiên, chính phủ Nhật Bản đã đưa sản xuất điện bằng hydro và amoniac vào cơ cấu nguồn điện của kế hoạch năng lượng cơ bản được biên soạn vào tháng 7/2021.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 23]: Xu hướng phát triển mới nhất của SMR Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 23]: Xu hướng phát triển mới nhất của SMR

SMR được định nghĩa là “Lò phản ứng nhỏ với công suất xấp xỉ 300.000 kW trở xuống và là một lò phản ứng mới được sản xuất theo gói (mô-đun)”. Theo dữ liệu từ IAEA, 73 lò SMR đang được phát triển trên toàn thế giới, trong đó Hoa Kỳ và Nga là những quốc gia đặc biệt quan tâm đến loại lò này và đang chiếm khoảng một nửa tổng số.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 22]: Kiểm chứng tính an toàn lò phản ứng khí nhiệt độ cao Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 22]: Kiểm chứng tính an toàn lò phản ứng khí nhiệt độ cao

Ngày 28/1, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản (JAEA) phối hợp với Cơ quan Năng lượng Hạt nhân (OECD/NEA) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã tiến hành thử nghiệm kiểm chứng tính an toàn của Lò phản ứng thử nghiệm kỹ thuật nhiệt độ cao "HTTR" (Thị trấn Oarai, tỉnh Ibaraki, Công suất nhiệt 30.000 kW). HTTR là Lò phản ứng khí nhiệt độ cao có hiệu suất cao nhất thế giới. Qua thử nghiệm với máy thực tế đã chứng minh rằng ngay cả khi mất hết nguồn điện trong quá trình hoạt động, nó vẫn tự nhiên dừng lại mà không cần thao tác của người vận hành và không dẫn đến tai nạn như tan chảy lõi lò.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 21]: Xu hướng phát triển công nghệ điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 21]: Xu hướng phát triển công nghệ điện hạt nhân

Công ty Năng lượng Nguyên tử Hitachi GE - một liên doanh về năng lượng nguyên tử giữa Hitachi và General Electric (GE) thông báo: Vào tháng 12/2021, họ đã nhận được đơn đặt hàng cho “lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ (SMR)” thế hệ tiếp theo của Canada. Đây là đơn đặt hàng đầu tiên cho một lò phản ứng hạt nhân thương mại nhỏ của Nhật Bản. Lò nhỏ hơn so với lò của các nhà máy điện hạt nhân hiện có, và về mặt lý thuyết, nó an toàn hơn. Khi xu hướng khử carbon gia tăng, xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân của Nhật Bản sẽ được tiếp tục.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 20]: Tình hình tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 20]: Tình hình tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân

Năm 2021, tổ máy số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Mihama của Công ty Điện lực Kansai đã khởi động lại (tháng 6) đây là tổ máy đầu tiên trên toàn quốc khởi động lại khi có trên 40 năm vận hành, cũng là tổ máy thứ 10 (với tổng công suất 9,956 triệu kW) được tái khởi động lại sau sự cố Fukushima.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 19]: Cảnh báo rủi ro cung cầu điện mùa đông Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 19]: Cảnh báo rủi ro cung cầu điện mùa đông

Khi nhu cầu sử dụng điện tăng lên do sưởi ấm vào mùa đông, các công ty điện lực Nhật Bản đã cảnh báo tình trạng căng thẳng cung cầu. Mùa đông năm ngoái, do lạnh giá và tình trạng thiếu hụt nhiên liệu đã gây ra tình trạng nghiêm trọng trong cung cầu điện, đặc biệt là ở phía Tây Nhật Bản. Thời tiết lạnh khắc nghiệt cũng được dự báo trong mùa đông năm nay và các công ty đang gấp rút chuẩn bị để có nguồn cung ổn định, chẳng hạn như tăng tồn kho khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và khởi động lại các nhà máy nhiệt điện đã cũ.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 18]: Giải quyết những bất ổn của năng lượng tái tạo Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 18]: Giải quyết những bất ổn của năng lượng tái tạo

Trong số các loại năng lượng tái tạo, năng lượng gió, mặt trời có điểm yếu là sản lượng điện phụ thuộc vào thời tiết và khó kiểm soát. Vì vậy, “ắc quy lưu trữ” được kỳ vọng như một thiết bị giải quyết vấn đề mất ổn định của năng lượng tái tạo.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 17]: Thách thức điện gió ngoài khơi Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 17]: Thách thức điện gió ngoài khơi

Hiện nay, trung tâm của năng lượng tái tạo ở Nhật Bản là “điện mặt trời”. Tuy nhiên, nhìn ra thế giới, “điện gió” mới là trung tâm. Công suất lắp đặt của điện gió trên quy mô toàn cầu là khoảng 486 GW (tính đến cuối năm 2020). Mặt khác, sản lượng điện mặt trời khoảng 227 GW - tức là chưa bằng một nửa. Liệu điện gió có mở rộng ở Nhật Bản trong tương lai?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 16]: ‘Điện hạt nhân châu Âu’ trên báo Nhật Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 16]: ‘Điện hạt nhân châu Âu’ trên báo Nhật

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) đã khai mạc ngày 31/10 tại Glasgow, Anh. Trong bối cảnh này, không có dấu hiệu nào cho thấy “cuộc khủng hoảng năng lượng” do giá khí đốt tự nhiên và giá điện tăng sẽ được giảm bớt ở châu Âu.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 15]: Phong trào điện hạt nhân thế giới và động thái Hoa Kỳ Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 15]: Phong trào điện hạt nhân thế giới và động thái Hoa Kỳ

Trong lúc năng lượng tái tạo được mở rộng như một biện pháp chống lại biến đổi khí hậu, thì tầm quan trọng của việc không thải ra carbon dioxide (CO2) trong quá trình sản xuất điện của điện hạt nhân đang được xem lại.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 14]: Nhìn nhận của người Nhật về nguy cơ thiếu điện ở châu Âu Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 14]: Nhìn nhận của người Nhật về nguy cơ thiếu điện ở châu Âu

Giá năng lượng tăng vọt ở châu Âu vừa qua đã phần nào cho chúng ta thấy chuyển dịch năng lượng nhằm chống biến đổi khí hậu tuy là xu thế tất yếu, nhưng nếu “giục tốc”, vội vã dựa chủ yếu vào các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi như gió và mặt trời, khi chưa tạo đủ mức độ an ninh cung cấp năng lượng bằng các nguồn truyền thống ổn định, sẽ gây rủi ro cho chính nền kinh tế và người dân của mình. “Tác dụng phụ” của các biện pháp chống biến đổi khí hậu sẽ không hề nhẹ.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên? Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên?

Nhiều nước phát triển ở châu Âu và Mỹ đang giảm dần đầu tư vào khai thác tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt tự nhiên). Điều này để nhằm đạt được mức giảm phát thải khí nhà kính “cơ bản về không” vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu năng lượng tái tạo có phát triển theo kịch bản của các quốc gia hay không. Trong quá trình tiến tới không carbon, có nguy cơ các nguồn tài nguyên hiện có sẽ thiếu hụt và cung - cầu năng lượng sẽ bị gián đoạn. Thế giới đang phải chịu áp lực: Làm sao đầu tư nhưng vẫn giữ được cân bằng?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 12]: Động thái của thế giới và Nhật Bản đối với LNG Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 12]: Động thái của thế giới và Nhật Bản đối với LNG

Trước Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến ​​được tổ chức tại Glasgow (Anh) vào tháng 11 năm nay, các nhà hoạt động liên quan đến vấn đề nóng lên toàn cầu vốn đang hạn chế hoạt động do vi rút Corona đã hoạt động sôi nổi trở lại. Mục tiêu của họ là chuyển từ phản đối than đá sang phản đối khí thiên nhiên. Nhưng nếu phát sinh vấn đề trong cung cấp nhiên liệu hóa thạch, Nhật Bản sẽ sớm đứng trước nguy cơ thiếu điện.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 11]: Thách thức chứng thực ‘Hydro xanh’ thương mại Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 11]: Thách thức chứng thực ‘Hydro xanh’ thương mại

Trong khi các quốc gia trên thế giới coi năng lượng Hydro là một lựa chọn quan trọng để trung hòa Carbon, thì Nhật Bản cũng đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này. Nhật Bản đang đi trước các quốc gia khác về mặt công nghệ trong việc sử dụng Hydro, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu quốc gia này có thể tận dụng ưu thế này hay không?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 10]: Chi phí phát điện của các nguồn điện năm 2030 Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 10]: Chi phí phát điện của các nguồn điện năm 2030

Nhóm công tác kiểm tra chi phí phát điện (thuộc Nhóm nghiên cứu tài nguyên năng lượng toàn diện - Văn phòng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản - METI) đã tóm tắt kết quả tạm tính chi phí phát điện của từng nguồn điện của Nhật Bản vào thời điểm năm 2020 và 2030. Điểm đáng chú ý là về chi phí sản xuất điện năm 2030 của Nhật Bản trong kết quả tạm tính lần này, chi phí cận biên của từng nguồn điện đã được thêm vào làm giá trị tham khảo.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 9]: Dự thảo Kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’ có khả thi? Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 9]: Dự thảo Kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’ có khả thi?

Cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã tóm tắt Dự thảo Kế hoạch năng lượng cơ bản (lần thứ 6) - đây là phương châm chính sách năng lượng của Chính phủ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Những kế hoạch năng lượng cơ bản trong trung, dài hạn của quốc gia này có khả thi?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 8]: Điện than ‘công nghệ mới nhất’ cũng gặp khó Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 8]: Điện than ‘công nghệ mới nhất’ cũng gặp khó

Hội nghị thượng đỉnh 7 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (Hội nghị thượng đỉnh G7) được tổ chức tại Anh (từ ngày 11 - 13/6). Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước đã nhất trí trong năm nay sẽ chấm dứt hỗ trợ xuất khẩu mới của chính phủ đối với nhiệt điện than - nguồn điện không thể thực hiện được các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vốn thể hiện rõ quan điểm tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu đã buộc phải thay đổi chính sách chỉ trong 3 tuần.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 7]: Cập nhật diễn tiến tái khởi động điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 7]: Cập nhật diễn tiến tái khởi động điện hạt nhân

Công ty Điện lực Kansai đã tái khởi động lò phản ứng số 3 hơn 40 năm tuổi của Nhà máy điện hạt nhân Mihama (ngày 23/6/2021). Sau sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 thuộc Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) năm 2011, thời gian vận hành tối đa của một lò phản ứng hạt nhân được quy định là 40 năm. Do đó, đây là lò phản ứng trên 40 năm tuổi đầu tiên của Nhật Bản được tái khởi động kể từ khi ban hành quy định này. Cho đến nay, đã có 10 lò phản ứng hạt nhân được tái khởi động kể từ sau sự cố Fukushima và tất cả đều là lò PWR.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 6]: Xu hướng của điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 6]: Xu hướng của điện hạt nhân

Để đạt được mục tiêu mới năm 2030 giảm 46% khí nhà kính so với năm 2013, đã đến lúc Nhật Bản đối diện trực tiếp với các vấn đề liên quan đến điện hạt nhân. Theo mục tiêu hiện tại của quốc gia này, năm 2030 điện hạt nhân dự kiến sẽ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng điện. Để đạt được mục tiêu này, cần tái khởi động khoảng 30 lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, hiện tại, ngoài 3 lò đang xây dựng, Nhật Bản chỉ còn 33 lò phản ứng hạt nhân.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 5]: Thách thức giảm phát thải carbon Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 5]: Thách thức giảm phát thải carbon

Mặc dù không được biết đến nhiều, nhưng Nhật Bản có công suất (dự kiến) điện mặt trời tương ứng với diện tích lãnh thổ lớn nhất trong các quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (vị trí số 2 là Đức và vị trí số 3 là Anh). Tuy là đất nước có nhiều vùng núi và khá ít diện tích đồng bằng, nhưng nếu so sánh về công suất dự kiến điện mặt trời tương ứng với diện tích đồng bằng, Nhật Bản với vị trí số 1 đang gấp hơn 2 lần Đức ở vị trí số 2.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 4]: Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân U40 Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 4]: Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân U40

Cuối tháng Năm vừa qua, Thống đốc tỉnh Fukui đã tuyên bố đồng ý tái khởi động 3 tổ máy điện hạt nhân đã vận hành trên 40 năm, gồm tổ máy số 1, 2 của Nhà máy điện hạt nhân Takahama và tổ máy số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Mihama, thuộc Công ty Điện lực Kansai.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 3]: Vấn đề xử lý nước thải tại Fukushima số 1 Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 3]: Vấn đề xử lý nước thải tại Fukushima số 1

Đã 10 năm trôi qua (kể từ khi xảy ra sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1), cuối cùng, Chính phủ Nhật Bản đã cho phép xả nước đã qua xử lý đang lưu trữ ở Nhà máy này ra biển.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 2]: Nhìn lại 10 năm sau sự cố Fukushima Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 2]: Nhìn lại 10 năm sau sự cố Fukushima

Tháng 3/2021 vừa qua tròn 10 năm kể từ sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO). Trong khoảng thời gian đó, Nhật Bản đã quyết định ngừng hoạt động tất cả các nhà máy điện hạt nhân. Cho đến hiện nay, chỉ có 9 lò phản ứng hạt nhân được tái khởi động lại. Nhật Bản lần đầu tiên trải qua thảm họa hạt nhân lớn như vậy, do đó cần thời gian xem xét lại các quy định. Ngoài ra, yêu cầu ứng phó sự cố cũng có sự thay đổi, nên việc tái khởi động các lò phản ứng còn lại sẽ mất thêm thời gian.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 1]: Thiếu điện và những thách thức trong cơ cấu nguồn điện Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 1]: Thiếu điện và những thách thức trong cơ cấu nguồn điện

Ở Nhật Bản, sự sụt giảm đột ngột của điện hạt nhân và xu hướng giảm dần sự phụ thuộc vào nhiệt điện đã mở ra cơ hội cho năng lượng tái tạo. Trong 10 năm qua, tỷ trọng của nguồn năng lượng tái tạo đã tăng gần gấp đôi, từ 9,5% vào năm 2010 lên 18% vào năm 2020. Tuy nhiên, từ ngày 7/1/2021, Nhật Bản đã bắt đầu xảy ra tình trạng thiếu hụt điện trên toàn quốc. Liên đoàn các Công ty Điện lực Nhật Bản (FEPC) đã thông báo 2 lần vào ngày 10 và 12/1 về "Tình hình cung cầu điện và đề nghị tiết kiệm điện" tại quốc gia này. Vậy, vấn đề gì đã xảy ra ở Nhật Bản? Dưới đây, chúng tôi giới thiệu nội dung phân tích của JENED về tình trạng trên để bạn đọc và các nhà quản lý, nhà đầu tư tham khảo.


Trong trận động đất này, 11 nhà máy nhiệt điện bao gồm "Nhà máy Nhiệt điện Haramachi" của Điện lực Tohoku và "Nhà máy Nhiệt điện Hirono" của JERA (huyện Futaba, tỉnh Fukushima) nơi đang truyền tải điện cho Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đã bị đóng cửa khẩn cấp. Công suất cung cấp khoảng 6 triệu kW đã bị mất ngay lập tức và thiết bị "UFR" (rơle giảm tần số) bảo vệ lưới điện trong từng khu vực đã được kích hoạt. Mặc dù tình trạng mất điện xảy ra ở những khu vực bị cắt truyền tải, nhưng tình trạng BLACK OUT và hư hỏng lưới điện đã được ngăn chặn, trong khi đó vẫn duy trì được cơ sở hạ tầng công cộng thiết yếu như đường sắt.

UFR là cơ chế tự động ngừng truyền tải điện đến một số khu vực khi phát hiện ra sự thay đổi tần số trong lưới điện. Nó được lắp đặt tại các trạm biến áp ở các khu vực như một thiết bị an toàn để bảo vệ lưới điện.

Khi động đất lớn xảy ra, nhà máy điện sẽ được đóng cửa khẩn cấp để tránh hư hỏng các thiết bị quan trọng như tua bin. Tuy nhiên, nếu đồng thời đóng cửa nhiều nhà máy điện và khả năng cung cấp điện bị giảm mạnh, mất cân đối cung cầu trên lưới điện, tần số hệ thống điện sẽ bị giảm mạnh.

Khi tần số giảm xuống, điện không được cung cấp chính xác, có trường hợp gây mất điện trên diện rộng dẫn đến "BLACK OUT" - toàn bộ khu vực thuộc quyền quản lý của công ty điện lực bị cắt điện.

Nhằm tránh mất điện trên diện rộng, thì hệ thống sẽ tự động ngừng truyền tải điện đến một số khu vực.

Sau đó, các cuộc kiểm tra đã được thực hiện và bắt đầu từ các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy điện không bị ảnh hưởng đã được khởi động lại và việc mất điện đã được giải quyết khoảng 3 tiếng sau trận động đất.

Tuy nhiên, chính phủ đã ban hành "Cảnh báo thắt chặt cung cầu điện" vì dự báo cung cầu điện tại các khu vực được cung cấp bởi TEPCO và Tohoku Electric Power sẽ trở nên căng thẳng vào ngày 22. Cả hai công ty đều tìm kiếm sự trợ giúp từ các hộ gia đình và doanh nghiệp để tiết kiệm điện, nhằm tránh khả năng mất điện trên diện rộng.

Nguyên nhân trực tiếp là do việc khắc phục nhà máy nhiệt điện bị ảnh hưởng bởi trận động đất có tâm chấn ở ngoài khơi tỉnh Fukushima (ngày 16) bị chậm trễ, cộng thêm nhiệt độ giảm nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Nguồn năng lượng mặt trời ngày càng tăng nhưng lại không thể phát điện được khi thời tiết nhiều mây hoặc tuyết rơi. Cung cầu của các công ty điện lực trong những năm gần đây đang rất căng thẳng.

Đây là lần đầu tiên cảnh báo thắt chặt cung cầu điện được đưa ra. Cảnh báo được lập thông qua kinh nghiệm đối phó với tình trạng thiếu điện sau trận động đất ở phía Đông Nhật Bản (năm 2011). Nó được ban hành khi tỷ lệ dự trữ thể hiện biên độ cung không thể đảm bảo được ở mức 3%.

TEPCO cũng đã thực hiện tăng công suất cao hơn bình thường tại 7 nhà máy nhiệt điện đang vận hành, đồng thời đẩy nhanh vận hành 3 nhà máy nhiệt điện LNG đang dừng để bảo dưỡng và cho vận hành toàn bộ công suất nhà máy thủy điện tích năng. Ngoài ra cũng yêu cầu cung cấp điện từ các nhà máy có thiết bị riêng và thực hiện trao đổi điện với các công ty điện lực khác. Mặc dù vậy, xét thấy khả năng cung cấp không đủ so với nhu cầu dự kiến, Công ty đã yêu cầu người dùng tại 1 khu vực nội thành và 8 quận, huyện tiết kiệm điện bằng cách tắt đèn và cài đặt giảm nhiệt độ các thiết bị sưởi ấm.

Để đảm bảo cung cầu điện, hiện nay đã kết hợp toàn bộ sức mạnh của Nhà nước và người dân nhưng điều cho chúng ta thấy rõ là một khi có động đất lớn xảy ra kết hợp cùng với thời tiết xấu, cơ sở hạ tầng điện sẽ dễ bị ảnh hưởng ngay lập tức. Có ba lý do chính cho vấn đề này:

Một là: Hoạt động của các nhà máy nhiệt điện lần lượt bị dừng.

Vào tháng 4 năm 2019, trong khu vực quản lý của TEPCO có 2,6 triệu kW điện từ các nhà máy điện chạy dầu đang hoạt động, nhưng vào tháng 4 năm sau, tất cả các nhà máy này đều ngừng hoạt động.

Để khởi động lại các nhà máy nhiệt điện đã dừng phải mất hơn 1 năm. Hơn nữa trong giai đoạn này chỉ có duy nhất nhà máy nhiệt điện LNG Hitachinaka (công suất 650.000 kW) được đi vào vận hành mới. Ngừng vận hành các nhà máy nhiệt điện dầu cũ, nhưng không có nhà máy nhiệt điện nào được lắp đặt để bù đắp cho sự thiếu hụt này.

Nếu nguồn điện từ than và dầu bị giảm mạnh trong bối cảnh khử cac-bon thì nguy cơ xảy ra các trường hợp khẩn cấp có khả năng tăng lên. Quá trình khử cac-bon cần nhiều thời gian cho chuyển dịch năng lượng.

Thứ hai: Các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời thì bị hạn chế trong việc bổ sung khả năng cung cấp.

Vào ngày 22, trời mưa, có tuyết rơi và nhiều mây ở nhiều khu vực phía đông Nhật Bản làm cho sản lượng phát điện từ năng lượng mặt trời không tăng. Trong khu vực quản lý của TEPCO có công suất điện mặt trời tương đương 10 triệu kW, nhưng hầu như không thể phát điện. Điểm yếu của năng lượng tái tạo là công suất phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, đã được nêu rõ.

Thứ ba: "Việc khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân bị chậm trễ".

Sau sự cố hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011, chỉ có 10 trong số 33 nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản hoạt động thương mại trở lại.

Các nhà máy điện hạt nhân còn lại phải mất một thời gian dài để được Ủy ban pháp quy hạt nhân đánh giá an toàn, việc cấp phép cho Tổ máy số 6 của Nhà máy Điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa của TEPCO đã được thông qua 4 năm, nhưng việc cấp phép xây dựng vẫn đang trên bàn. Kế hoạch xây dựng Tổ máy số 7 cũng đã được phê duyệt vào tháng 10 năm 2008, chưa có thời hạn chót cho việc hoàn thành thi công các biện pháp an toàn.

Về công tác thẩm tra, phê duyệt công tác xây dựng cũng đã bộc lộ những khiếm khuyết của TEPCO, nhưng các chuyên gia cho rằng “Cần tiến hành nhanh hơn công tác thẩm tra cho việc tái khởi động, còn các nhà máy điện hạt nhân đã được khẳng định an toàn thì cần cho tái khởi động dần dần”. Vào ngày 22, trên Twitter xuất hiện hàng loạt bài đăng với nội dung “Chúng ta nên nhanh chóng khởi động lại nhà máy điện hạt nhân”.

Vào lúc 11 giờ ngày 23, cảnh báo thắt chặt cung cầu từ đêm 22 đến rạng sáng ngày 23 đã được dỡ bỏ./.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động