Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 15]: Phong trào điện hạt nhân thế giới và động thái Hoa Kỳ
07:07 | 18/11/2021
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 14]: Nhìn nhận của người Nhật về nguy cơ thiếu điện ở châu Âu Giá năng lượng tăng vọt ở châu Âu vừa qua đã phần nào cho chúng ta thấy chuyển dịch năng lượng nhằm chống biến đổi khí hậu tuy là xu thế tất yếu, nhưng nếu “giục tốc”, vội vã dựa chủ yếu vào các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi như gió và mặt trời, khi chưa tạo đủ mức độ an ninh cung cấp năng lượng bằng các nguồn truyền thống ổn định, sẽ gây rủi ro cho chính nền kinh tế và người dân của mình. “Tác dụng phụ” của các biện pháp chống biến đổi khí hậu sẽ không hề nhẹ. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên? Nhiều nước phát triển ở châu Âu và Mỹ đang giảm dần đầu tư vào khai thác tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt tự nhiên). Điều này để nhằm đạt được mức giảm phát thải khí nhà kính “cơ bản về không” vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu năng lượng tái tạo có phát triển theo kịch bản của các quốc gia hay không. Trong quá trình tiến tới không carbon, có nguy cơ các nguồn tài nguyên hiện có sẽ thiếu hụt và cung - cầu năng lượng sẽ bị gián đoạn. Thế giới đang phải chịu áp lực: Làm sao đầu tư nhưng vẫn giữ được cân bằng? |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 12]: Động thái của thế giới và Nhật Bản đối với LNG Trước Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến được tổ chức tại Glasgow (Anh) vào tháng 11 năm nay, các nhà hoạt động liên quan đến vấn đề nóng lên toàn cầu vốn đang hạn chế hoạt động do vi rút Corona đã hoạt động sôi nổi trở lại. Mục tiêu của họ là chuyển từ phản đối than đá sang phản đối khí thiên nhiên. Nhưng nếu phát sinh vấn đề trong cung cấp nhiên liệu hóa thạch, Nhật Bản sẽ sớm đứng trước nguy cơ thiếu điện. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 11]: Thách thức chứng thực ‘Hydro xanh’ thương mại Trong khi các quốc gia trên thế giới coi năng lượng Hydro là một lựa chọn quan trọng để trung hòa Carbon, thì Nhật Bản cũng đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này. Nhật Bản đang đi trước các quốc gia khác về mặt công nghệ trong việc sử dụng Hydro, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu quốc gia này có thể tận dụng ưu thế này hay không? |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 10]: Chi phí phát điện của các nguồn điện năm 2030 Nhóm công tác kiểm tra chi phí phát điện (thuộc Nhóm nghiên cứu tài nguyên năng lượng toàn diện - Văn phòng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản - METI) đã tóm tắt kết quả tạm tính chi phí phát điện của từng nguồn điện của Nhật Bản vào thời điểm năm 2020 và 2030. Điểm đáng chú ý là về chi phí sản xuất điện năm 2030 của Nhật Bản trong kết quả tạm tính lần này, chi phí cận biên của từng nguồn điện đã được thêm vào làm giá trị tham khảo. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 9]: Dự thảo Kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’ có khả thi? Cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã tóm tắt Dự thảo Kế hoạch năng lượng cơ bản (lần thứ 6) - đây là phương châm chính sách năng lượng của Chính phủ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Những kế hoạch năng lượng cơ bản trong trung, dài hạn của quốc gia này có khả thi? |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 8]: Điện than ‘công nghệ mới nhất’ cũng gặp khó Hội nghị thượng đỉnh 7 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (Hội nghị thượng đỉnh G7) được tổ chức tại Anh (từ ngày 11 - 13/6). Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước đã nhất trí trong năm nay sẽ chấm dứt hỗ trợ xuất khẩu mới của chính phủ đối với nhiệt điện than - nguồn điện không thể thực hiện được các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vốn thể hiện rõ quan điểm tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu đã buộc phải thay đổi chính sách chỉ trong 3 tuần. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 7]: Cập nhật diễn tiến tái khởi động điện hạt nhân Công ty Điện lực Kansai đã tái khởi động lò phản ứng số 3 hơn 40 năm tuổi của Nhà máy điện hạt nhân Mihama (ngày 23/6/2021). Sau sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 thuộc Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) năm 2011, thời gian vận hành tối đa của một lò phản ứng hạt nhân được quy định là 40 năm. Do đó, đây là lò phản ứng trên 40 năm tuổi đầu tiên của Nhật Bản được tái khởi động kể từ khi ban hành quy định này. Cho đến nay, đã có 10 lò phản ứng hạt nhân được tái khởi động kể từ sau sự cố Fukushima và tất cả đều là lò PWR. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 6]: Xu hướng của điện hạt nhân Để đạt được mục tiêu mới năm 2030 giảm 46% khí nhà kính so với năm 2013, đã đến lúc Nhật Bản đối diện trực tiếp với các vấn đề liên quan đến điện hạt nhân. Theo mục tiêu hiện tại của quốc gia này, năm 2030 điện hạt nhân dự kiến sẽ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng điện. Để đạt được mục tiêu này, cần tái khởi động khoảng 30 lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, hiện tại, ngoài 3 lò đang xây dựng, Nhật Bản chỉ còn 33 lò phản ứng hạt nhân. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 5]: Thách thức giảm phát thải carbon Mặc dù không được biết đến nhiều, nhưng Nhật Bản có công suất (dự kiến) điện mặt trời tương ứng với diện tích lãnh thổ lớn nhất trong các quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (vị trí số 2 là Đức và vị trí số 3 là Anh). Tuy là đất nước có nhiều vùng núi và khá ít diện tích đồng bằng, nhưng nếu so sánh về công suất dự kiến điện mặt trời tương ứng với diện tích đồng bằng, Nhật Bản với vị trí số 1 đang gấp hơn 2 lần Đức ở vị trí số 2. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 4]: Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân U40 Cuối tháng Năm vừa qua, Thống đốc tỉnh Fukui đã tuyên bố đồng ý tái khởi động 3 tổ máy điện hạt nhân đã vận hành trên 40 năm, gồm tổ máy số 1, 2 của Nhà máy điện hạt nhân Takahama và tổ máy số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Mihama, thuộc Công ty Điện lực Kansai. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 3]: Vấn đề xử lý nước thải tại Fukushima số 1 Đã 10 năm trôi qua (kể từ khi xảy ra sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1), cuối cùng, Chính phủ Nhật Bản đã cho phép xả nước đã qua xử lý đang lưu trữ ở Nhà máy này ra biển. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 2]: Nhìn lại 10 năm sau sự cố Fukushima Tháng 3/2021 vừa qua tròn 10 năm kể từ sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO). Trong khoảng thời gian đó, Nhật Bản đã quyết định ngừng hoạt động tất cả các nhà máy điện hạt nhân. Cho đến hiện nay, chỉ có 9 lò phản ứng hạt nhân được tái khởi động lại. Nhật Bản lần đầu tiên trải qua thảm họa hạt nhân lớn như vậy, do đó cần thời gian xem xét lại các quy định. Ngoài ra, yêu cầu ứng phó sự cố cũng có sự thay đổi, nên việc tái khởi động các lò phản ứng còn lại sẽ mất thêm thời gian. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 1]: Thiếu điện và những thách thức trong cơ cấu nguồn điện Ở Nhật Bản, sự sụt giảm đột ngột của điện hạt nhân và xu hướng giảm dần sự phụ thuộc vào nhiệt điện đã mở ra cơ hội cho năng lượng tái tạo. Trong 10 năm qua, tỷ trọng của nguồn năng lượng tái tạo đã tăng gần gấp đôi, từ 9,5% vào năm 2010 lên 18% vào năm 2020. Tuy nhiên, từ ngày 7/1/2021, Nhật Bản đã bắt đầu xảy ra tình trạng thiếu hụt điện trên toàn quốc. Liên đoàn các Công ty Điện lực Nhật Bản (FEPC) đã thông báo 2 lần vào ngày 10 và 12/1 về "Tình hình cung cầu điện và đề nghị tiết kiệm điện" tại quốc gia này. Vậy, vấn đề gì đã xảy ra ở Nhật Bản? Dưới đây, chúng tôi giới thiệu nội dung phân tích của JENED về tình trạng trên để bạn đọc và các nhà quản lý, nhà đầu tư tham khảo. |
Giải pháp loại bỏ điện hạt nhân ở Tây Ban Nha:
Tây Ban Nha - một “quốc gia đã phát triển cùng với khử cacbon”, đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng. Sự suy yếu gió ở châu Âu làm cho lượng điện gió sản xuất tại nước này giảm 20% so với cùng kỳ năm trước, là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá khí đốt tự nhiên tăng vọt.
Tính đến ngày 15/10, giá thị trường giao ngay của thị trường điện Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha là khoảng 230 euro (khoảng 30.000 yên) mỗi megawatt giờ, cao hơn khoảng 6 lần so với một năm trước. Tính đến tháng 9/2021, chi phí tiền điện mỗi gia đình đã cao hơn 35% so với năm trước do giá điện bán buôn tăng, điều này cũng ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng ở châu Âu.
Tây Ban Nha là quốc gia có mối liên hệ yếu với nước ngoài. Phía đông đất nước có dãy núi Pyrenees, có mối liên hệ yếu về điện với Pháp là nước xuất khẩu điện và được mệnh danh là “hòn đảo biệt lập về điện”.
Trong hoàn cảnh đó, thời gian hoạt động của Nhà máy điện hạt nhân Asco - Tổ máy 1 (PWR, 1.032 MW) và Tổ máy 2 (PWR, 1.027 MW) hoạt động ở Taragona phía đông bắc của Tây Ban Nha đã được kéo dài thêm 9 và 10 năm, Tổ máy số 1 sẽ tiếp tục hoạt động cho đến tháng 10 năm 2030 và tổ máy số 2 sẽ tiếp tục hoạt động cho đến tháng 10 năm 2031.
Cả hai lò phản ứng lần lượt bắt đầu phát điện vào tháng 6 năm 1983 và tháng 9 năm 1985, và cả hai lò đều được phép kéo dài thời gian hoạt động thêm 10 năm kể từ mùa thu năm 2011. Vì thời gian gia hạn lần 1 đã hết và lại được gia hạn thêm lần 2 này, nên thời gian hoạt động kể từ khi bắt đầu đi vào vận hành của cả hai lò phản ứng dự kiến lần lượt là 47 năm và 46 năm.
Ở Tây Ban Nha, chính sách phi hạt nhân hóa đang được thúc đẩy kể từ khi có các vụ tai nạn ở hai nhà máy điện TMI và Chernobyl. Vào năm 1988, kể từ khi Nhà máy điện hạt nhân Trillo (PWR, 1.066 MW) bắt đầu hoạt động thì không có nhà máy điện hạt nhân nào được xây dựng mới. Thời gian để đạt được phi hạt nhân hóa vẫn chưa được ấn định rõ ràng và vào tháng 2 năm 2011, Quốc hội Tây Ban Nha đã chính thức bãi bỏ giới hạn thời gian hoạt động tối đa là 40 năm đối với các nhà máy điện hạt nhân. Thời gian hoạt động của lò thương mại sẽ do chính phủ quyết định trong việc xem xét các điều kiện khác nhau, theo lời khuyên của các cơ quan quản lý.
Tại Anh:
Rạng sáng ngày 15/9/2021, một đám cháy không rõ nguyên nhân đã bùng phát trên đường dây điện giữa Pháp và Anh làm mất một nửa công suất truyền tải của đường dây 2 GW. Theo kế hoạch thì sang năm mới khôi phục lại được các thiết bị này nên khả năng cao sẽ thiếu điện khi trời lạnh hơn. Ngoài ra, giá khí đốt của Anh cũng đã tăng 250% từ đầu năm nay đến giữa tháng 9. Từ tháng 8, trong vòng 1 tháng rưỡi đã tăng 70%, đây là mức bất thường. Nguyên nhân là do thiếu hụt nhiên nhiệu.
Chính phủ Anh đang đàm phán với Westinghouse của Mỹ về kế hoạch xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới ở Anglesey, Wales. Khi kế hoạch xây dựng được quyết định, nó có thể cung cấp điện cho hơn 6 triệu hộ gia đình. Có khả năng nó sẽ bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2030. Chính phủ Anh đã nói rằng: Năng lượng hạt nhân sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và tránh được ảnh hưởng của biến động giá khí đốt tự nhiên.
Người phát ngôn cho biết: “Chúng tôi đang yêu cầu Quốc hội thông qua ít nhất một dự án hạt nhân quy mô lớn nữa để tăng cường an ninh năng lượng và tạo ra hàng nghìn việc làm trên toàn quốc”.
Cách đây một năm, Hitachi đã thông báo rằng họ sẽ rút khỏi hoạt động kinh doanh xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo kế hoạch trên đảo Anglesey. Rất khó để thu hút các nhà đầu tư và không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ chính phủ. Hiện tại, chỉ có Tập đoàn Điện lực Pháp và Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc đang xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Anh. Các nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng tại Hinckley Point ở miền tây nước Anh và Sizewell ở miền đông nước Anh.
Theo Times, các nguồn tin chính phủ cho biết nhu cầu về điện hạt nhân ngày càng tăng do giá khí đốt tự nhiên tăng mạnh và sản lượng năng lượng tái tạo giảm do năng lượng gió giảm.
Tại Mỹ:
Tại bang Illinois - Mỹ, sau khi có dự luật hỗ trợ tài chính cho các nhà máy điện hạt nhân tại bang này, Exelon Generation - Công ty điện hạt nhân lớn nhất nước, ngày 28/9 thông báo rằng: Hai nhà máy điện hạt nhân của công ty đã công bố kế hoạch tạo việc làm cho khoảng 650 người trong vòng 5 năm tới và đầu tư tổng cộng hơn 300 triệu USD để kéo dài thời gian hoạt động của nhà máy điện.
Ở bang này, cả hai nhà máy điện hạt nhân Byron và Dresden đã xuống cấp do tự do hóa thị trường điện, đã được nhà điều hành Exelon dự kiến đóng cửa sớm vào tháng 9 và tháng 11 năm nay. Tuy nhiên, vào ngày 13 tháng 9, hội đồng nhà nước đã thông qua dự luật trợ cấp cho các nhà máy điện hạt nhân thông qua “các khoản tín dụng giảm thiểu CO2”. Thống đốc bang cũng ký dự luật vào ngày 15/9. Do đó, Nhà máy điện hạt nhân Byron (tổ máy PWR x 2 tổ máy, 1.200 MW) vào ngày cuối cùng đưa ra quyết định tháo dỡ nhiên liệu để đóng cửa vĩnh viễn thì có khả năng sẽ tiếp tục được vận hành với điều kiện an toàn và đáng tin cậy như từ trước đến nay.
Theo Exelon, dự luật sẽ có tác động rất lớn đến việc đạt được các mục tiêu kinh tế và ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu của Illinois. Duy trì hai nhà máy điện hạt nhân trong tiểu bang sẽ tiết kiệm 2/3 năng lượng sạch được sản xuất trong tiểu bang và tránh tăng 70% lượng khí thải CO2. Nó cũng bảo vệ 28.000 việc làm, bao gồm cả việc làm gián tiếp và tránh sự gia tăng 480 triệu đô la hóa đơn năng lượng hàng năm mà khách hàng phải chi trả.
Tại Pháp:
Tại Pháp, Tổng thống Macron (ngày 12/10) phát biểu về các biện pháp hồi sinh công nghiệp đến năm 2030, nêu rõ sẽ đầu tư 1 tỷ euro (khoảng 130 tỷ yên) vào ngành hạt nhân và hướng tới phát triển lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR). Trong kế hoạch sẽ tái tranh cử Tổng thống vào tháng 4 năm sau, ông đã nêu rõ chính sách duy trì điện hạt nhân như một ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước.
Trong bài phát biểu của mình, Macron nhấn mạnh sự cần thiết của đầu tư công nghiệp phù hợp với các biện pháp đối phó với sự nóng lên toàn cầu. Ông đề cập rằng, 200.000 người đang tham gia vào lĩnh vực điện hạt nhân ở Pháp. Mục tiêu phát triển SMR sẽ được thực hiện trước năm 30, ông nói: “Cần có công nghệ để nâng cao độ an toàn, giảm chi phí và giảm chất thải hạt nhân”.
SMR là nhà máy điện hạt nhân có công suất nhỏ hơn so với các nhà máy điện hạt nhân truyền thống, đơn giản trong làm mát và từ đó nâng cao độ an toàn. Tiết kiệm chi phí xây dựng và Hoa Kỳ đang tiên phong trong quá trình phát triển sản phẩm này. Pháp đã và đang xây dựng lò phản ứng nước áp lực châu Âu (EPR) của mình ở trong và ngoài nước, nhưng do cấu trúc kiên cố nên chậm trễ trong xây dựng và chi phí phát sinh lớn nên đang có vấn đề. Pháp là đất nước có 70% sản lượng điện dựa vào điện hạt nhân và là quốc gia phụ thuộc vào điện hạt nhân lớn nhất trên thế giới.
Liên minh châu Âu (EU) đã đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính xuống “mức không” vào năm 2050, khu vực này đang xem xét lại các nhà máy điện hạt nhân. Có Pháp, Phần Lan và 10 nước Đông Âu đã ban hành một lá thư chung của các bộ trưởng vào ngày 11 tháng 10 nêu rõ rằng: Điện hạt nhân là giải pháp cần thiết để đối phó với sự nóng lên toàn cầu và cung cấp năng lượng ổn định. Các nước Đông Âu như Ba Lan và Romania đã lần lượt tuyên bố xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiệt điện than.
(Đón đọc kỳ tới...)
NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)