RSS Feed for Kiến giải tồn tại Chủ nhật 06/07/2025 03:30
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đề xuất hướng dẫn chi tiết để sớm đưa Luật Năng lượng Nguyên tử (sửa đổi) đi vào dự án

Đề xuất hướng dẫn chi tiết để sớm đưa Luật Năng lượng Nguyên tử (sửa đổi) đi vào dự án
Luật Năng lượng Nguyên tử (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 27/6/2025. Theo hướng dẫn hiện hành về xây dựng các dự án luật, Luật Năng lượng Nguyên tử (sửa đổi) chỉ quy định khung, nên cần sớm ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, đặc biệt là đối với nhà máy điện hạt nhân. Bài viết này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích những nội dung đã được quy định rõ trong Luật Năng lượng Nguyên tử (sửa đổi) và đề xuất một số điểm cần có hướng dẫn chi tiết để có thể sớm đưa Luật vào đời sống.
Báo báo nhận định, khuyến nghị về mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam (giai đoạn 2025-2035)

Báo báo nhận định, khuyến nghị về mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam (giai đoạn 2025-2035)

Phân tích của chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam trong Báo cáo dưới đây cho thấy: 150.000 MW năng lượng tái tạo của Việt Nam vào năm 2035 có thể vượt quá các mục tiêu hiện tại được ghi nhận trong các văn bản chính sách chính thức. Để đạt được sự tăng trưởng này, Việt Nam cần có những thay đổi mang tính cách mạng trong cơ chế, chính sách (bổ sung, hoặc điều chỉnh), đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế, giải quyết các nút thắt hiện tại trong quy trình phê duyệt và phát triển dự án, đồng thời xây dựng một lực lượng lao động đủ năng lực để quản lý, vận hành hệ thống năng lượng tái tạo quy mô lớn.
Lò phản ứng hạt nhân nhỏ - Đề xuất bước khởi động triển khai Quyết định của Thủ tướng

Lò phản ứng hạt nhân nhỏ - Đề xuất bước khởi động triển khai Quyết định của Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1131/QĐ-TTg, ngày 12/6/2025, Ban hành danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược. Trong đó xác định: “Lò phản ứng hạt nhân nhỏ, an toàn là một trong các công nghệ chiến lược”. Bài viết dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tìm hiểu một số thông tin về lò phản ứng hạt nhân nhỏ trên thế giới, chú ý một số đối tác tiềm năng của Việt Nam và đề xuất một số bước đi khởi động triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Quan điểm của Bộ Tài chính về các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Quan điểm của Bộ Tài chính về các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi gửi Bộ Công Thương trao đổi về “Báo cáo của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận”. Trong văn bản, Bộ Tài chính thông tin một số nội dung liên quan đến nhiệm vụ đàm phán với các đối tác cung cấp tín dụng; cũng như quan điểm về thời gian, nguồn nhân lực, công nghệ, chi phí đầu tư, đối tác... cho các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2.
Phát triển năng lượng tái tạo trong Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII - Thách thức, cơ hội đan xen

Phát triển năng lượng tái tạo trong Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII - Thách thức, cơ hội đan xen

Nhận định về các thách thức, cơ hội phát triển nguồn năng lượng tái tạo và một vài đề xuất, gợi ý để tăng cơ hội, vượt qua thách thức, thực hiện tốt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài phân tích dưới đây.
Phân tích chi tiết sự cố mất điện trên bán đảo Iberia và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Phân tích chi tiết sự cố mất điện trên bán đảo Iberia và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Như chúng ta đều biết: Ngày 16/4/2025, một số báo của chúng ta thông tin về hệ thống điện Tây Ban Nha hoàn toàn chạy bằng năng lượng tái tạo (tính cả thủy điện). 12 ngày sau (28/4), theo nguồn tin từ AFP, các quốc gia trên bán đảo Iberia là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha mất điện trên diện rộng, khiến các mạng di động, Internet bị tê liệt, tàu điện phải dừng hoạt động, gây hỗn loạn tại các sân bay, ga tàu, đường phố, nhiều người bị mắc kẹt trong thang máy. “Tình trạng khẩn cấp” đã được ban bố, trong khi các cơ quan hữu quan nỗ lực xử lý tình hình... Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích chi tiết hơn về sự cố này, kèm theo một vài khuyến nghị cho hệ thống điện của chúng ta.
Góc nhìn độc lập về Cơ chế hỗ trợ giá (FIT) cho điện gió, mặt trời Việt Nam

Góc nhìn độc lập về Cơ chế hỗ trợ giá (FIT) cho điện gió, mặt trời Việt Nam

Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích về sự phát triển Cơ chế hỗ trợ giá (FIT) cho năng lượng tái tạo ở nước ta. Cụ thể là xem xét hành trình triển khai (kể từ khi bắt đầu, đến tình trạng hiện tại); đánh giá những thành công và các thách thức phát sinh, kèm theo một vài kết luận về cơ chế này ở Việt Nam.
Các bộ liên quan đang xem xét giải pháp (ban đầu) cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Các bộ liên quan đang xem xét giải pháp (ban đầu) cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản gửi các bộ liên quan - theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu và có ý kiến về báo cáo kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về thúc đẩy tiến độ, đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2, gửi Bộ Công Thương tổng hợp. Được biết, hiện các bộ: Công Thương, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Môi trường... đang nghiên cứu, tổng hợp về nội dung liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon và các thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon và các thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) đang đặt ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam - nơi nguồn điện than vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu năng lượng.
Cơ chế ‘phí công suất’ cho nguồn điện sử dụng khí trong nước và LNG nhập khẩu ở Việt Nam

Cơ chế ‘phí công suất’ cho nguồn điện sử dụng khí trong nước và LNG nhập khẩu ở Việt Nam

Việt Nam có mức tăng trưởng GDP hàng năm cao và duy trì được trong nhiều năm. Yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 8% để tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng 2 con số, đòi hỏi phải có nguồn cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định và tin cậy. Nhưng để có nguồn điện đáp ứng được các mục tiêu lớn của Chính phủ, chúng ta cần thay đổi thực chất khuôn khổ pháp lý áp dụng cho các dự án nguồn điện lớn theo Quy hoạch điện VIII.
Một số giải pháp ban đầu cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2

Một số giải pháp ban đầu cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2

Tập thể các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa có báo cáo tổng hợp (từ các bài báo phản biện trong chuyên đề “phát triển điện hạt nhân Việt Nam trong bối cảnh mới”) gửi tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Trong báo cáo, các chuyên gia đã đề xuất Thủ tướng xem xét quyết định một số vấn đề liên quan trong giai đoạn đầu thực hiện đầu tư các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2.
Giải pháp thúc đẩy tiến độ, hiệu quả đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2

Giải pháp thúc đẩy tiến độ, hiệu quả đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2

Bài báo dưới đây của các tác giả thuộc Bộ Công Thương, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề cập đến kiện toàn bộ máy tổ chức, lựa chọn công nghệ, tiến độ đầu tư, đào tạo nhân lực, công tác truyền thông... Cùng với đó là một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần lưu ý, xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định các vấn đề có liên quan trong quá trình thực hiện đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2 đảm bảo hiệu quả và tiến độ.
Những thuận lợi và khuyết thiếu cần bổ sung cho dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam

Những thuận lợi và khuyết thiếu cần bổ sung cho dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam

Như chúng ta đều biết, Chỉ thị đầu tiên của năm 2025 (số 1/CT-TTg, ngày 3/1) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Công Thương chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm. Sau chỉ đạo của Thủ tướng, câu hỏi được dư luận quan tâm là: Trong khoảng thời gian này, chúng ta có thể hoàn thành được không? Để giải đáp phần nào cho nội dung này, bước đầu, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số trao đổi, nhận định, đề xuất dưới đây.
Công tác vận hành thủy điện Việt Nam - Bài học từ năm 2024

Công tác vận hành thủy điện Việt Nam - Bài học từ năm 2024

Năm 2024, với điều kiện thủy văn thuận lợi hơn năm 2023, các nhà máy thủy điện đã phát huy được vai trò của mình là vận hành linh hoạt với sản lượng cao để cấp điện cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong năm qua đã xuất hiện những cơn bão, lũ lớn bất thường. Các nhà máy thủy điện trên sông Đà, sông Chảy, sông Gâm đã không thể cắt lũ, hay làm chậm lũ cho vùng hạ lưu công trình (dù đã thực hiện theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng). Vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, chúng ta cần vận hành hệ thống thủy điện như thế nào? Tổng hợp, phân tích, đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Ngày nước Đức không có gió và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày nước Đức không có gió và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Một ngày đầu tháng 11/2024, gió trên phần lãnh thổ châu Âu đột nhiên lặng, khiến cho hệ thống điện gió khổng lồ của Đức không sản xuất ra điện. Hệ thống điện có dự trữ lớn và kết nối tốt với châu Âu đã cứu nước Đức qua cơn nguy. Phân tích hệ thống điện ngày 6/11/2024 ở nước Đức của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây có thể đem lại những bài học cho các nước đang trên xu thế tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo.
Một số nội dung công việc trước mắt cho dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam

Một số nội dung công việc trước mắt cho dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam

Sau khi BCHTW Đảng thống nhất chủ trương tái khởi động điện hạt nhân, ngày 30/11/2024, Quốc hội đồng ý đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo đề xuất của Chính phủ. Tiếp đến, ngày 5/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm thị sát địa điểm xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1... Chuỗi các sự kiện trên đã cho thấy tầm quan trọng, tính cấp thiết của nguồn điện này trong “kỷ nguyên mới của dân tộc”. Để sớm hiện thực hóa chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam gợi mở một số nội dung công việc quan trọng trước mắt, cần làm ngay của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cho dự án điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động