RSS Feed for Phản biện Thứ bảy 19/07/2025 06:46
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tổng quan hướng dẫn an toàn nhà máy điện hạt nhân của IAEA - Gợi ý triển khai tại Việt Nam

Tổng quan hướng dẫn an toàn nhà máy điện hạt nhân của IAEA - Gợi ý triển khai tại Việt Nam
Việc Quốc hội chính thức thông qua Luật Năng lượng Nguyên tử (sửa đổi) vào ngày 27/6/2025 đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong hành lang pháp lý phục vụ phát triển điện hạt nhân Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu cấp thiết đặt ra là sớm xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật (bao gồm nghị định, thông tư hướng dẫn) để đưa các quy định của luật đi vào thực tiễn một cách đồng bộ, khả thi và hiệu quả.
Thách thức về tiến độ đầu tư nguồn điện theo Điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII

Thách thức về tiến độ đầu tư nguồn điện theo Điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII

Với nguồn vốn cần huy động rất lớn, thời gian đến năm 2030 (thời gian chỉ còn 5,5 năm) trong khi một số loại hình nguồn điện lần đầu tiên sẽ xây dựng ở Việt Nam như điện gió ngoài khơi, hệ thống pin lưu trữ, điện hạt nhân… mà chúng ta chưa có kinh nghiệm, sẽ là những thách thức rất lớn để thực hiện tốt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Dưới đây là một vài nhận định về những thách thức để đưa nguồn điện theo tiến độ của Kế hoạch đã ban hành. Riêng với các dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận (dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2030-2035), bạn đọc có thể tham khảo phân tích chuyên sâu tại [1], [2], [3], [4], [5] cuối bài viết.
Tổ chức thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân - Gợi ý thể chế phù hợp cho Việt Nam

Tổ chức thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân - Gợi ý thể chế phù hợp cho Việt Nam

Tiếp nối kỳ 1 [*] giới thiệu các đặc điểm chính và phân tích các công nghệ thi công then chốt, dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tập trung vào phân tích chiến lược tổ chức thi công, đảm bảo chất lượng, quản lý rủi ro và gợi ý thể chế phù hợp để Việt Nam sẵn sàng tái khởi động chương trình điện hạt nhân.
Công nghệ xây dựng nhà máy điện hạt nhân và một số gợi ý áp dụng cho Việt Nam

Công nghệ xây dựng nhà máy điện hạt nhân và một số gợi ý áp dụng cho Việt Nam

Kinh nghiệm cho thấy, với các quốc gia đang phát triển chương trình điện hạt nhân như Việt Nam, việc tiếp cận và triển khai các công nghệ điện hạt nhân cần được đặt trong một khuôn khổ thể chế phù hợp, có lộ trình rõ ràng và năng lực nội địa được chuẩn bị đầy đủ. Bài viết này của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích các đặc điểm về công nghệ và tổ chức thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Để bạn đọc tiện theo dõi, bài viết được chia thành 2 kỳ, với 2 nội dung: Công nghệ và tổ chức thi công xây dựng. Kỳ 1 dưới đây giới thiệu các đặc điểm chính và các công nghệ thi công then chốt, được rút ra từ kinh nghiệm quốc tế, cũng như hướng dẫn của IAEA, đặc biệt từ tài liệu NP-T-2.5, từ đó đề xuất một số gợi ý áp dụng cho Việt Nam.
Các tiêu chí nâng cao để đánh giá nguồn năng lượng tái tạo biến đổi cho lập kế hoạch, quy hoạch điện ở Việt Nam

Các tiêu chí nâng cao để đánh giá nguồn năng lượng tái tạo biến đổi cho lập kế hoạch, quy hoạch điện ở Việt Nam

Nghiên cứu dưới đây của chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam thảo luận về những hạn chế của Chi phí điện năng quy dẫn (LCOE) khi đánh giá các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi (VRE), đề xuất nhiều tiêu chí thay thế để cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về chi phí và giá trị của chúng. Các tiêu chí được giới thiệu bao gồm: (1) Chi phí điện năng tránh được quy dẫn (LACE) - đánh giá giá trị kinh tế mà một nguồn điện mang lại bằng cách tránh chi phí phát điện từ các nguồn khác; (2) Chi phí điện năng quy dẫn điều chỉnh theo giá trị (VALCOE) - kết hợp giá trị năng lượng, công suất và tính linh hoạt; (3) Chi phí điện năng quy dẫn hệ thống (SLCOE) - bao gồm tất cả các chi phí tích hợp VRE vào lưới điện. Ngoài ra, (4) giới thiệu Chi phí quy dẫn lưu trữ (LCOS) để đánh giá các công nghệ lưu trữ năng lượng, cũng như các tiêu chí bổ sung như Đường cong chi phí giảm phát biên (MACC) và Chi phí giảm phát carbon quy dẫn (LCCA). Mục tiêu là cung cấp các công cụ tốt hơn cho việc lập kế hoạch và phát triển hệ thống điện với tỷ lệ VRE cao, như trường hợp của Việt Nam.
Bàn về chương trình điện hạt nhân và cơ sở hạ tầng điện hạt nhân trong điều kiện Việt Nam

Bàn về chương trình điện hạt nhân và cơ sở hạ tầng điện hạt nhân trong điều kiện Việt Nam

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính trở thành ưu tiên toàn cầu, nhiều quốc gia đang tái khẳng định vai trò của điện hạt nhân như một giải pháp chiến lược bảo đảm an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Việt Nam, với tiềm năng tăng trưởng và vị thế trong khu vực, cũng đang từng bước tái khởi động Chương trình điện hạt nhân quốc gia sau thời gian tạm dừng. Trên cơ sở hướng dẫn của IAEA và tham chiếu kinh nghiệm quốc tế, bài viết dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ trả lời 2 câu hỏi then chốt: Chương trình điện hạt nhân là gì và gồm những thành tố nào? Một số lĩnh vực cơ sở hạ tầng đặc thù của chương trình điện hạt nhân nên được hiểu và chuẩn bị như thế nào trong điều kiện Việt Nam?
Chi phí điện năng quy dẫn (LCOE) cho năng lượng tái tạo và đề xuất tiêu chí thay thế trong bối cảnh Việt Nam

Chi phí điện năng quy dẫn (LCOE) cho năng lượng tái tạo và đề xuất tiêu chí thay thế trong bối cảnh Việt Nam

Trong Báo cáo chuyên đề “Đánh giá tiêu chí Chi phí điện năng quy dẫn (LCOE) cho năng lượng tái tạo và đề xuất các tiêu chí thay thế trong bối cảnh Việt Nam”, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đánh giá một cách nghiêm túc những hạn chế của LCOE khi áp dụng cho các nguồn năng lượng tái tạo (VRE), đặc biệt trong bối cảnh các mục tiêu chuyển đổi năng lượng đầy tham vọng của chúng ta. Sau đó, Báo cáo sẽ đề xuất sơ bộ và phân tích các chỉ số thay thế toàn diện hơn, có tính đến chi phí, cũng như giá trị cấp hệ thống của VRE, từ đó đưa ra một khuôn khổ mạnh mẽ hơn cho các quyết định quy hoạch năng lượng và đầu tư tại Việt Nam. Trong phần 1 của Báo cáo là những nội dung bị ‘bỏ qua’ khi sử dụng LCOE cho năng lượng tái tạo ở nước ta.
Phân tích về mục tiêu 150 nghìn MW năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2035

Phân tích về mục tiêu 150 nghìn MW năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2035

Phân tích của chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam trong Báo cáo dưới đây cho thấy: 150.000 MW năng lượng tái tạo của Việt Nam vào năm 2035 có thể vượt quá các mục tiêu hiện tại được ghi nhận trong các văn bản chính sách chính thức. Để đạt được sự tăng trưởng này, Việt Nam cần có những thay đổi mang tính cách mạng trong cơ chế, chính sách (bổ sung, hoặc điều chỉnh), đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế, giải quyết các nút thắt hiện tại trong quy trình phê duyệt và phát triển dự án, đồng thời xây dựng một lực lượng lao động đủ năng lực để quản lý, vận hành hệ thống năng lượng tái tạo quy mô lớn.
Luật khung mới và đề xuất hướng dẫn chi tiết trong Nghị định, Thông tư cho điện hạt nhân Việt Nam

Luật khung mới và đề xuất hướng dẫn chi tiết trong Nghị định, Thông tư cho điện hạt nhân Việt Nam

Luật Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 27/6/2025. Theo hướng dẫn hiện hành về xây dựng các dự án luật, Luật Năng lượng Nguyên tử (sửa đổi) chỉ quy định khung, nên cần sớm ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, đặc biệt là đối với nhà máy điện hạt nhân. Bài viết này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích những nội dung đã được quy định rõ trong Luật Năng lượng Nguyên tử (sửa đổi) và đề xuất một số điểm cần có hướng dẫn chi tiết để có thể sớm đưa Luật vào đời sống.
Lò hạt nhân nhỏ cho Việt Nam - Gợi ý bước khởi động triển khai Quyết định 1131 của Thủ tướng

Lò hạt nhân nhỏ cho Việt Nam - Gợi ý bước khởi động triển khai Quyết định 1131 của Thủ tướng

Ngày 12/6/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1131/QĐ-TTg Ban hành danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược. Trong đó xác định: “Lò phản ứng hạt nhân nhỏ, an toàn là một trong các công nghệ chiến lược”. Bài viết dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tìm hiểu một số thông tin về lò phản ứng hạt nhân nhỏ trên thế giới, chú ý một số đối tác tiềm năng của Việt Nam và đề xuất một số bước đi khởi động triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Cải cách thị trường điện Việt Nam 2.0 - Nhìn từ sự tương hỗ giữa các chủ trương, chính sách lớn

Cải cách thị trường điện Việt Nam 2.0 - Nhìn từ sự tương hỗ giữa các chủ trương, chính sách lớn

Sự ra đời và ban hành của Luật Điện lực 2024, cùng các nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng, thi hành pháp luật; về phát triển kinh tế tư nhân; về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia... đã tạo ra một hệ sinh thái chính sách tương hỗ, tương ứng, tương thích, mang tính đột phá, hỗ trợ mạnh mẽ cho công cuộc cải cách thị trường điện lực, phát triển ngành điện và kinh tế, xã hội Việt Nam. Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm riêng của tác giả Thái Doãn Hoàng Cầu - chuyên gia về hành vi kinh tế trong thị trường điện Úc.
Ý kiến của Bộ Tài chính về các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 gửi Bộ Công Thương

Ý kiến của Bộ Tài chính về các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 gửi Bộ Công Thương

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi gửi Bộ Công Thương trao đổi về “Báo cáo của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận”. Trong văn bản, Bộ Tài chính thông tin một số nội dung liên quan đến nhiệm vụ đàm phán với các đối tác cung cấp tín dụng; cũng như quan điểm về thời gian, nguồn nhân lực, công nghệ, chi phí đầu tư, đối tác... cho các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2. Trân trọng gửi tới các cơ quan quản lý, chủ đầu tư, đơn vị liên quan và bạn đọc cùng tham khảo.
Tái chế nhiên liệu hạt nhân: Giải pháp chiến lược của Pháp, bối cảnh toàn cầu - gợi ý cho Việt Nam

Tái chế nhiên liệu hạt nhân: Giải pháp chiến lược của Pháp, bối cảnh toàn cầu - gợi ý cho Việt Nam

Trước sự quan tâm và nêu nhiều câu hỏi liên quan đến thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của các cơ quan quản lý, chủ đầu tư (Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam) và bạn đọc... TS. Vũ Minh Ngọc - chuyên gia tại Viện Nghiên cứu và Quản lý chất thải phóng xạ tại Pháp và là thành viên của Mạng lưới chuyên gia năng lượng hạt nhân người Việt Nam ở nước ngoài (VietNuc) [*] có bài báo viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây. Bài báo chia sẻ mô hình tái chế của Pháp, những lý do đằng sau việc lựa chọn chiến lược của họ; ưu, nhược điểm của tái chế; tình hình thực hiện tái chế tại các quốc gia khác trên thế giới; và một số gợi ý cho trường hợp Việt Nam.
Luật NLNT (sửa đổi) và đề xuất hỗ trợ quốc tế cho các dự án điện hạt nhân Việt Nam

Luật NLNT (sửa đổi) và đề xuất hỗ trợ quốc tế cho các dự án điện hạt nhân Việt Nam

Theo dự kiến, Luật Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, bỏ phiếu vào tuần thứ hai của tháng 6 năm 2025. Góp ý tiếp theo cho Dự thảo Luật, TS. Lê Chí Dũng - chuyên gia pháp quy hạt nhân có bài báo viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây. Bài báo giới thiệu ý kiến của tác giả về các điểm quan trọng đã đạt được của Dự thảo và đề xuất hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) để tiếp nhận hỗ trợ quốc tế cho việc triển khai an toàn dự án điện hạt nhân ở Việt Nam, trước mắt là cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2. Rất mong nhận được sự chia sẻ của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ trì dự án Luật (sửa đổi), chủ đầu tư, chuyên gia và bạn đọc.
Nhận định về mục tiêu 150.000 MW năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2035

Nhận định về mục tiêu 150.000 MW năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2035

Việt Nam đang đặt ra mục tiêu phát triển thêm khoảng 150.000 MW năng lượng tái tạo đến năm 2035. Với giả định trung bình 100 MW cho mỗi dự án, điều này đồng nghĩa với việc cần triển khai thêm 1.500 dự án trong vòng 10 năm - một con số khổng lồ [*]. Báo cáo của chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây phân tích tính khả thi của mục tiêu, các cơ chế, chính sách hiện hành, cũng như tiềm năng hỗ trợ triển khai nhanh chóng, đồng thời đánh giá những thách thức, đặc biệt là về nguồn nhân lực và đề xuất các giải pháp chính sách để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả, bền vững. Phân tích cho thấy: 150.000 MW có thể vượt quá các mục tiêu hiện tại được ghi nhận trong các văn bản chính sách chính thức. Để đạt được sự tăng trưởng này, Việt Nam cần có những thay đổi mang tính cách mạng trong cơ chế, chính sách (bổ sung, hoặc điều chỉnh), đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế, giải quyết các nút thắt hiện tại trong quy trình phê duyệt và phát triển dự án, đồng thời xây dựng một lực lượng lao động đủ năng lực để quản lý, vận hành hệ thống năng lượng tái tạo quy mô lớn.
Nhập khẩu năng lượng từ Liên bang Nga - Cơ hội và thách thức của Việt Nam [kỳ cuối]

Nhập khẩu năng lượng từ Liên bang Nga - Cơ hội và thách thức của Việt Nam [kỳ cuối]

Qua nghiên cứu “Chiến lược năng lượng của Nga đến năm 2035” (Energy Strategy of Russia - ESR) của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy: Chúng ta có nhiều cơ hội, thế mạnh để nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt, than... từ Liên bang Nga, nhưng cũng có nhiều điểm yếu, thách thức không dễ vượt qua. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần ‘tận dụng cơ hội’ và ‘xử lý thông minh’ các thách thức trong khuôn khổ của Ủy ban Hợp tác Liên Chính phủ để nhập khẩu các dạng năng lượng từ Nga trong tương lai tới.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động