RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 21/11/2024 22:58
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên?

 - Nhiều nước phát triển ở châu Âu và Mỹ đang giảm dần đầu tư vào khai thác tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt tự nhiên). Điều này để nhằm đạt được mức giảm phát thải khí nhà kính “cơ bản về không” vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu năng lượng tái tạo có phát triển theo kịch bản của các quốc gia hay không. Trong quá trình tiến tới không carbon, có nguy cơ các nguồn tài nguyên hiện có sẽ thiếu hụt và cung - cầu năng lượng sẽ bị gián đoạn. Thế giới đang phải chịu áp lực: Làm sao đầu tư nhưng vẫn giữ được cân bằng?
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 12]: Động thái của thế giới và Nhật Bản đối với LNG Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 12]: Động thái của thế giới và Nhật Bản đối với LNG

Trước Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến ​​được tổ chức tại Glasgow (Anh) vào tháng 11 năm nay, các nhà hoạt động liên quan đến vấn đề nóng lên toàn cầu vốn đang hạn chế hoạt động do vi rút Corona đã hoạt động sôi nổi trở lại. Mục tiêu của họ là chuyển từ phản đối than đá sang phản đối khí thiên nhiên. Nhưng nếu phát sinh vấn đề trong cung cấp nhiên liệu hóa thạch, Nhật Bản sẽ sớm đứng trước nguy cơ thiếu điện.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 11]: Thách thức chứng thực ‘Hydro xanh’ thương mại Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 11]: Thách thức chứng thực ‘Hydro xanh’ thương mại

Trong khi các quốc gia trên thế giới coi năng lượng Hydro là một lựa chọn quan trọng để trung hòa Carbon, thì Nhật Bản cũng đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này. Nhật Bản đang đi trước các quốc gia khác về mặt công nghệ trong việc sử dụng Hydro, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu quốc gia này có thể tận dụng ưu thế này hay không?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 10]: Chi phí phát điện của các nguồn điện năm 2030 Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 10]: Chi phí phát điện của các nguồn điện năm 2030

Nhóm công tác kiểm tra chi phí phát điện (thuộc Nhóm nghiên cứu tài nguyên năng lượng toàn diện - Văn phòng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản - METI) đã tóm tắt kết quả tạm tính chi phí phát điện của từng nguồn điện của Nhật Bản vào thời điểm năm 2020 và 2030. Điểm đáng chú ý là về chi phí sản xuất điện năm 2030 của Nhật Bản trong kết quả tạm tính lần này, chi phí cận biên của từng nguồn điện đã được thêm vào làm giá trị tham khảo.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 9]: Dự thảo Kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’ có khả thi? Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 9]: Dự thảo Kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’ có khả thi?

Cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã tóm tắt Dự thảo Kế hoạch năng lượng cơ bản (lần thứ 6) - đây là phương châm chính sách năng lượng của Chính phủ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Những kế hoạch năng lượng cơ bản trong trung, dài hạn của quốc gia này có khả thi?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 8]: Điện than ‘công nghệ mới nhất’ cũng gặp khó Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 8]: Điện than ‘công nghệ mới nhất’ cũng gặp khó

Hội nghị thượng đỉnh 7 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (Hội nghị thượng đỉnh G7) được tổ chức tại Anh (từ ngày 11 - 13/6). Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước đã nhất trí trong năm nay sẽ chấm dứt hỗ trợ xuất khẩu mới của chính phủ đối với nhiệt điện than - nguồn điện không thể thực hiện được các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vốn thể hiện rõ quan điểm tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu đã buộc phải thay đổi chính sách chỉ trong 3 tuần.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 7]: Cập nhật diễn tiến tái khởi động điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 7]: Cập nhật diễn tiến tái khởi động điện hạt nhân

Công ty Điện lực Kansai đã tái khởi động lò phản ứng số 3 hơn 40 năm tuổi của Nhà máy điện hạt nhân Mihama (ngày 23/6/2021). Sau sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 thuộc Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) năm 2011, thời gian vận hành tối đa của một lò phản ứng hạt nhân được quy định là 40 năm. Do đó, đây là lò phản ứng trên 40 năm tuổi đầu tiên của Nhật Bản được tái khởi động kể từ khi ban hành quy định này. Cho đến nay, đã có 10 lò phản ứng hạt nhân được tái khởi động kể từ sau sự cố Fukushima và tất cả đều là lò PWR.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 6]: Xu hướng của điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 6]: Xu hướng của điện hạt nhân

Để đạt được mục tiêu mới năm 2030 giảm 46% khí nhà kính so với năm 2013, đã đến lúc Nhật Bản đối diện trực tiếp với các vấn đề liên quan đến điện hạt nhân. Theo mục tiêu hiện tại của quốc gia này, năm 2030 điện hạt nhân dự kiến sẽ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng điện. Để đạt được mục tiêu này, cần tái khởi động khoảng 30 lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, hiện tại, ngoài 3 lò đang xây dựng, Nhật Bản chỉ còn 33 lò phản ứng hạt nhân.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 5]: Thách thức giảm phát thải carbon Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 5]: Thách thức giảm phát thải carbon

Mặc dù không được biết đến nhiều, nhưng Nhật Bản có công suất (dự kiến) điện mặt trời tương ứng với diện tích lãnh thổ lớn nhất trong các quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (vị trí số 2 là Đức và vị trí số 3 là Anh). Tuy là đất nước có nhiều vùng núi và khá ít diện tích đồng bằng, nhưng nếu so sánh về công suất dự kiến điện mặt trời tương ứng với diện tích đồng bằng, Nhật Bản với vị trí số 1 đang gấp hơn 2 lần Đức ở vị trí số 2.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 4]: Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân U40 Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 4]: Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân U40

Cuối tháng Năm vừa qua, Thống đốc tỉnh Fukui đã tuyên bố đồng ý tái khởi động 3 tổ máy điện hạt nhân đã vận hành trên 40 năm, gồm tổ máy số 1, 2 của Nhà máy điện hạt nhân Takahama và tổ máy số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Mihama, thuộc Công ty Điện lực Kansai.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 3]: Vấn đề xử lý nước thải tại Fukushima số 1 Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 3]: Vấn đề xử lý nước thải tại Fukushima số 1

Đã 10 năm trôi qua (kể từ khi xảy ra sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1), cuối cùng, Chính phủ Nhật Bản đã cho phép xả nước đã qua xử lý đang lưu trữ ở Nhà máy này ra biển.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 2]: Nhìn lại 10 năm sau sự cố Fukushima Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 2]: Nhìn lại 10 năm sau sự cố Fukushima

Tháng 3/2021 vừa qua tròn 10 năm kể từ sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO). Trong khoảng thời gian đó, Nhật Bản đã quyết định ngừng hoạt động tất cả các nhà máy điện hạt nhân. Cho đến hiện nay, chỉ có 9 lò phản ứng hạt nhân được tái khởi động lại. Nhật Bản lần đầu tiên trải qua thảm họa hạt nhân lớn như vậy, do đó cần thời gian xem xét lại các quy định. Ngoài ra, yêu cầu ứng phó sự cố cũng có sự thay đổi, nên việc tái khởi động các lò phản ứng còn lại sẽ mất thêm thời gian.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 1]: Thiếu điện và những thách thức trong cơ cấu nguồn điện Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 1]: Thiếu điện và những thách thức trong cơ cấu nguồn điện

Ở Nhật Bản, sự sụt giảm đột ngột của điện hạt nhân và xu hướng giảm dần sự phụ thuộc vào nhiệt điện đã mở ra cơ hội cho năng lượng tái tạo. Trong 10 năm qua, tỷ trọng của nguồn năng lượng tái tạo đã tăng gần gấp đôi, từ 9,5% vào năm 2010 lên 18% vào năm 2020. Tuy nhiên, từ ngày 7/1/2021, Nhật Bản đã bắt đầu xảy ra tình trạng thiếu hụt điện trên toàn quốc. Liên đoàn các Công ty Điện lực Nhật Bản (FEPC) đã thông báo 2 lần vào ngày 10 và 12/1 về "Tình hình cung cầu điện và đề nghị tiết kiệm điện" tại quốc gia này. Vậy, vấn đề gì đã xảy ra ở Nhật Bản? Dưới đây, chúng tôi giới thiệu nội dung phân tích của JENED về tình trạng trên để bạn đọc và các nhà quản lý, nhà đầu tư tham khảo.

Ở châu Âu giá khí đốt tự nhiên đã tăng vọt hơn gấp ba lần so với đầu năm. Khí tự nhiên, loại khí phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ít hơn so với các nhiên liệu hóa thạch khác, đang là chủ đề tranh cãi giữa các nước phát triển. Trong khi động thái loại bỏ than đá trong các nguồn nhiên liệu phát điện vẫn tiếp tục, thì Nga đang cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Do ảnh hưởng của thời tiết, sản lượng điện gió giảm đã làm tăng vận hành điện khí. Ngay cả khi giá khí đốt tự nhiên tăng cao thì cũng rất khó để quay trở lại với điện than khi xem xét đến vấn đề loại bỏ khí cacbon. Giá than đang tăng vọt ở châu Á và các nước khác. Điều này là do hoạt động phát triển mỏ than giảm trong khi nhu cầu vẫn cao ở các nước mới nổi.

Theo lộ trình giảm phát thải khí nhà kính “cơ bản về không” của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) được công bố vào tháng Năm đã chỉ rõ kịch bản vào năm 2050: Tổng nhu cầu dầu mỏ trên toàn thế giới sẽ giảm 76%, khí tự nhiên giảm 56% và than đá giảm 89% so với năm 2020.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng: Dự báo của IEA giảm phát thải khí nhà kính “cơ bản về không” là lý thuyết. Một chuyên gia tại Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản nhận định: “Nhu cầu vào năm 2050 chắc chắn sẽ không giảm nhiều”.

Viện này dự đoán hai kịch bản chính. Trong “kịch bản tiêu chuẩn” khi xu hướng truyền thống vẫn tiếp tục, vào năm 2050 ở các nước phát triển nguồn năng lượng sơ cấp sẽ giảm 11% so với hiện nay, trong khi ở các nước mới nổi sẽ tăng hơn 50%. Với kết quả này, vào năm 2050 tổng nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng 36% và khí đốt tự nhiên sẽ tăng 57% so với năm 2020.

Trong một kịch bản khác, dựa trên trình độ phát triển công nghệ khử cacbon, thì dầu mỏ sẽ tăng 8% và khí đốt tự nhiên sẽ tăng 16% so với hiện nay. Ở các nước mới nổi nhu cầu về dầu cho các loại xe chạy xăng và khí đốt cho ngành công nghiệp là rất lớn.

Cùng với những dự báo này, các “ông lớn” phương Tây (các chủ dầu mỏ quốc tế) đã bắt đầu giảm đầu tư vào các mỏ dầu và mỏ khí. Nỗ lực khử cacbon trở thành vấn đề quan trọng nhất trong kinh doanh - vì ngày càng có nhiều cổ đông kêu gọi trách nhiệm đối với sự nóng lên toàn cầu.

Theo Công ty Nghiên cứu châu Âu Lystad Energy, sáu công ty lớn của châu Âu và Mỹ dự kiến giảm hơn 1/2 tổng vốn đầu tư thăm dò và phát triển từ hơn 120 tỷ USD vào năm 2015 xuống còn 56,8 tỷ USD vào năm 2021.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên?

Điều kiện tiên quyết để thực hiện được dự báo của IEA đưa khí nhà kính “cơ bản về không” là các công ty khai thác tài nguyên dừng đầu tư ngay lập tức. Trong trường hợp này sản lượng dầu thô toàn cầu trong năm 30 sẽ giảm 21% so với năm 2020 và sẽ giảm 73% vào năm 2050. Nếu các quốc gia cần nhiều thời gian hơn để loại bỏ khí cacbon thì sẽ có nguy cơ không thể đáp ứng nguồn cung cho nhiên liệu hóa thạch.

Các quốc gia giàu tài nguyên ở Trung Đông đang có động thái chuẩn bị cho tình huống này. Ông Nasser - Giám đốc điều hành của Saudi Aramco - một công ty dầu khí quốc doanh của Ả Rập Xê Út cho biết: “Đầu tư vào lĩnh vực cung cấp dầu (thế giới) đang có sự thiếu hụt lớn, chúng tôi đang chuẩn bị để mở rộng năng lực sản xuất của mình”.

Tuy nhiên, nếu chỉ Trung Đông tăng đầu tư và tăng độc quyền thì sẽ gây rủi ro lớn cho kinh tế - chính trị trên toàn thế giới. Nếu hoạt động cung cấp tài nguyên bị mất cân đối, sẽ có khả năng cao dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ như những năm 1970, khi nguồn cung từ Trung Đông bị hạn chế.

Thời tiết khắc nghiệt do trái đất nóng lên đã gây ra những thiệt hại to lớn trên khắp thế giới, bao gồm lũ lụt, hạn hán và cháy rừng. Để kiểm soát sự gia tăng nhiệt độ thì Zero cacbon là một mục tiêu cần thiết. Tuy nhiên, làm thế nào để chúng ta đẩy nhanh việc phát triển công nghệ khử cacbon mà cần chú ý đến nguy cơ gián đoạn cung cầu năng lượng? Những tính toán khôn ngoan của thế giới đang vấp phải sự nghi ngờ.

Trước tình hình này, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã thông báo rằng: Lần đầu tiên kể từ sau vụ tai nạn tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi 10 năm trước, mức tăng trưởng công suất lắp đặt dự kiến của điện hạt nhân trên thế giới trong vài thập kỷ tới đã được điều chỉnh tăng so với năm trước. Từ quan điểm ngăn sự nóng lên toàn cầu, thế giới đang hướng tới loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và tại nhiều quốc gia trên quan điểm thúc đẩy sản xuất năng lượng sạch có độ tin cậy cao đang dần công nhận tầm quan trọng của điện hạt nhân và xem xét việc đưa vào sử dụng nguồn năng lượng này.

IAEA đã dự báo một kịch bản “Trường hợp cao” đầy tham vọng, nhưng hợp lý và khả thi về mặt kỹ thuật, dự kiến tăng gấp đôi công suất lắp đặt điện hạt nhân trên toàn thế giới từ 392,6 triệu kW vào cuối năm 2020 lên 792 triệu kW vào năm 2050. Trong dự báo “Trường hợp cao” của năm trước là 715 triệu kW, nhưng lần này đã được điều chỉnh tăng thêm khoảng 10%.

“Vai trò thiết yếu của điện hạt nhân trong sản xuất năng lượng với phát thải cacbon thấp đã được chứng minh rõ ràng. Một dấu hiệu khả quan cho thấy điện hạt nhân ngày càng được chú ý, vì đây là nguồn điện rất quan trọng bởi mức độ phát thải CO2 gần như bằng không.” - Tổng thư ký IAEA R.M. Glossy cho biết.

Chúng ta cần theo dõi chặt chẽ xu hướng phát triển điện hạt nhân trên thế giới trong tương lai.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động