RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [kỳ 88]: Vận hành ‘Cơ sở lưu trữ khô’ tại Nhà máy điện hạt nhân Ikata | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 26/07/2025 07:14
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 88]: Vận hành ‘Cơ sở lưu trữ khô’ tại Nhà máy điện hạt nhân Ikata

 - Công ty Điện lực Shikoku (Nhật Bản) vừa thông báo bắt đầu vận hành “Cơ sở lưu trữ khô” tại Nhà máy điện hạt nhân Ikata. Đây là lần đầu tiên một cơ sở lưu trữ khô được lắp đặt và vận hành trong khuôn viên nhà máy điện hạt nhân theo các tiêu chuẩn quy định mới được ban hành vào năm 2013.
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 78]: Điện hạt nhân trong Kế hoạch năng lượng cơ bản (sửa đổi) Năng lượng Nhật Bản [kỳ 78]: Điện hạt nhân trong Kế hoạch năng lượng cơ bản (sửa đổi)

Trong kế hoạch năng lượng cơ bản mới của Nhật Bản sẽ không được viết “xây thêm”, mà thay vào đó là “thay thế” (bao gồm cả việc xây dựng lại lò phản ứng hạt nhân hiện có). Bởi vẫn còn nhiều ý kiến phản đối việc mở rộng các nhà máy điện hạt nhân, nên theo cách này để nhằm ngăn chặn kích động từ luồng dư luận còn khác biệt.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 79]: Tận dụng các tổ máy điện hạt nhân (hiện hữu) lên mức tối đa Năng lượng Nhật Bản [kỳ 79]: Tận dụng các tổ máy điện hạt nhân (hiện hữu) lên mức tối đa

Tổ máy số 1 của Nhà máy điện hạt nhân Sendai của Công ty Điện lực Kyushu có tuổi đời 40 năm vừa được Cơ quan Pháp quy Hạt nhân Nhật Bản cấp phép kéo dài thêm 20 năm hoạt động.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 80]: Chính sách mới cho nguồn điện khử carbon dài hạn Năng lượng Nhật Bản [kỳ 80]: Chính sách mới cho nguồn điện khử carbon dài hạn

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vừa sửa đổi hướng dẫn “Đấu giá nguồn điện khử carbon dài hạn”. Theo đó, chi phí cho các biện pháp an toàn cần thiết phục vụ việc khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân được thêm vào trong danh sách đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư vào các nguồn điện khử carbon. Cùng với đó, hướng dẫn thiết lập cơ chế để các nhà bán lẻ điện cũng sẽ chịu một phần chi phí này.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 81]: Thảo luận tiêu chuẩn áp dụng cho lò nước nhẹ (cải tiến) Năng lượng Nhật Bản [kỳ 81]: Thảo luận tiêu chuẩn áp dụng cho lò nước nhẹ (cải tiến)

Tại cuộc họp mới đây giữa Cơ quan pháp quy hạt nhân Nhật Bản (NRA) và lãnh đạo các nhà máy điện hạt nhân (thuộc các công ty điện lực Nhật Bản) các bên đã thảo luận việc hoàn thiện tiêu chuẩn, quy định áp dụng cho lò phản ứng nước nhẹ SRZ-1200 cải tiến.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 82]: Tái khởi động tổ máy số 2 Nhà máy điện hạt nhân Onagawa Năng lượng Nhật Bản [kỳ 82]: Tái khởi động tổ máy số 2 Nhà máy điện hạt nhân Onagawa

Tổ máy số 2 của Nhà máy điện hạt nhân Onagawa (thuộc Công ty Điện lực Tohoku) đã khởi động lại, chấm dứt tình trạng “không nhà máy điện hạt nhân” ở miền Đông Nhật Bản, kể từ khi tổ máy số 3 Nhà máy điện hạt nhân Tomari (thuộc Công ty Điện lực Hokkaido) đóng cửa vào tháng 5 năm 2012.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 83]: Khuyến nghị của IEA trên báo Công nghiệp Hạt nhân Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [kỳ 83]: Khuyến nghị của IEA trên báo Công nghiệp Hạt nhân Nhật Bản

Báo Công nghiệp Hạt nhân Nhật Bản đưa tin: Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố báo cáo có tựa đề “Con đường hướng tới kỷ nguyên mới của năng lượng nguyên tử” (The Path to a New Era for Nuclear Energy). Báo cáo nêu rõ: Trong bối cảnh nhu cầu điện năng toàn cầu tăng cao, sự hỗ trợ từ các chính sách, đầu tư và phát triển công nghệ đang thúc đẩy tăng trưởng của điện hạt nhân. Tuy nhiên, cũng cần giải quyết các thách thức (vượt chi phí, rủi ro chậm tiến độ và vấn đề huy động vốn...).

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 84]: Điện hạt nhân, năng lượng tái tạo là 2 nguồn chiến lược Năng lượng Nhật Bản [kỳ 84]: Điện hạt nhân, năng lượng tái tạo là 2 nguồn chiến lược

Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua “Kế hoạch năng lượng cơ bản” vốn là “bộ khung” của chính sách năng lượng của quốc gia. Trong kế hoạch mới, cơ cấu nguồn điện vào năm tài khóa 2040 được đặt mục tiêu: 40-50% từ năng lượng tái tạo, 20% từ điện hạt nhân và 30-40% từ nhiệt điện. Đối với năng lượng hạt nhân, cụm từ “giảm sự phụ thuộc nhiều nhất có thể” vốn được duy trì nhất quán sau sự cố Fukushima Daiichi năm 2011 đã bị loại bỏ. Thay vào đó là “định hướng tối đa hóa việc sử dụng năng lượng hạt nhân cùng với năng lượng tái tạo”.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 85]: Nhiên liệu diesel sinh học từ dầu ăn (đã qua sử dụng) Năng lượng Nhật Bản [kỳ 85]: Nhiên liệu diesel sinh học từ dầu ăn (đã qua sử dụng)

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự cần thiết phải giảm phát thải khí nhà kính, nhiên liệu sinh học đã trở thành một giải pháp quan trọng. Tại Nhật Bản, một mô hình kinh tế tuần hoàn đã được hình thành, tận dụng nguồn dầu ăn đã qua sử dụng để sản xuất nhiên liệu diesel sinh học. Dưới đây, Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu bài viết tổng hợp về quy trình thu gom dầu ăn đã qua sử dụng, quy trình sản xuất biodiesel và hoạt động sản xuất tại nhà máy biodiesel ở Kyoto, cùng một số gợi ý kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 86]: Nhân lực điện hạt nhân của các nước đi đầu và vấn đề của Việt Nam Năng lượng Nhật Bản [kỳ 86]: Nhân lực điện hạt nhân của các nước đi đầu và vấn đề của Việt Nam

Trong Kế hoạch năng lượng cơ bản của Nhật Bản (lần thứ 7) được xây dựng vào tháng 2 năm 2025, thay vì mục tiêu “giảm phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân” như trước đây, định hướng “tận dụng tối đa năng lượng hạt nhân” đã được đề ra, với việc đề cập rõ ràng đến “xây dựng mới”. Theo đó, tại Hội nghị điện hạt nhân thường niên (lần thứ 58) diễn ra vào ngày 8-9/4 tại Nhật Bản, các vấn đề và ví dụ về các sáng kiến liên quan đến đào tạo nhân lực đã được chia sẻ dựa trên kinh nghiệm của châu Âu.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 87]: Cơ chế cho nguồn điện có thể điều chỉnh và phi carbon Năng lượng Nhật Bản [kỳ 87]: Cơ chế cho nguồn điện có thể điều chỉnh và phi carbon

“Chính sách hỗ trợ đầu tư phát điện của Nhật Bản” vừa được ban hành. Chính sách này phản ánh sự phụ thuộc hoàn toàn vào cơ chế thị trường không còn phù hợp khi năng lượng tái tạo - chi phí thấp và không ổn định chiếm ưu thế, cần có một cơ chế bổ sung để đảm bảo đầu tư vào nguồn điện có thể điều chỉnh và phi carbon, đặc biệt là khi hydro/amoniac được xem là giải pháp.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 88]: Vận hành ‘Cơ sở lưu trữ khô’ tại Nhà máy điện hạt nhân Ikata
Nhà máy điện hạt nhân Ikata.

Cơ sở lưu trữ khô là nơi chứa nhiên liệu đã qua sử dụng, sau khi được làm mát trong bể chứa một thời gian, vào các thùng kim loại gọi là “cask” và được làm mát bằng đối lưu không khí tự nhiên. Do không sử dụng nước, hoặc nguồn điện, nên việc duy trì và quản lý tương đối dễ dàng. Phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ và Thụy Sĩ.

Trong thảm họa động đất và sóng thần phía Đông Nhật Bản năm 2011, độ bền của phương pháp lưu trữ khô đã được chứng minh tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, và Ủy ban Pháp quy Hạt nhân Nhật Bản cũng khuyến khích việc áp dụng rộng rãi phương pháp này.

Ở Nhật Bản, nhiên liệu đã qua sử dụng sẽ được tái chế và việc lưu trữ chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, nhà máy tái chế của Công ty Nhiên liệu Hạt nhân Nhật Bản - nơi nhiên liệu sẽ được vận chuyển đến, liên tục bị trì hoãn hoàn thành (dự kiến hoàn thành vào năm 2026), khiến việc đảm bảo năng lực lưu trữ nhiên liệu đã qua sử dụng trở thành vấn đề cấp bách đối với các công ty điện lực.

Nếu không đảm bảo được nơi lưu trữ nhiên liệu đã qua sử dụng, các lò phản ứng sẽ không thể nạp nhiên liệu mới, dẫn đến việc không thể tiếp tục vận hành các nhà máy điện hạt nhân.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 88]: Vận hành ‘Cơ sở lưu trữ khô’ tại Nhà máy điện hạt nhân Ikata
Cơ sở lưu trữ khô ngoài trời dành cho các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Ảnh: Dominion Energy.

Để hỗ trợ vận hành ổn định các nhà máy điện hạt nhân, cần phải lập kế hoạch đảm bảo địa điểm và phương pháp lưu trữ nhiên liệu đã qua sử dụng một cách có hệ thống. Dưới đây là sáng kiến nổi bật của các công ty điện lực trong nước:

Lắp đặt cơ sở lưu trữ khô:

1. Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Công ty Điện lực Tokyo (đang chuyển sang giai đoạn tháo dỡ) đã bắt đầu lưu trữ khô trong khuôn viên Nhà máy từ năm 1995 và Nhà máy điện hạt nhân Tokai Daini của Công ty Năng lượng Hạt nhân Nhật Bản bắt đầu từ năm 2001.

Theo các tiêu chuẩn quy định mới, ngoài Nhà máy điện hạt nhân Ikata, còn có Nhà máy điện hạt nhân Genkai của Công ty Điện lực Kyushu, Nhà máy điện hạt nhân Onagawa số 2 của Công ty Điện lực Tohoku và Nhà máy điện hạt nhân Takahama của Công ty Điện lực Kansai đã được Ủy ban Pháp quy Hạt nhân cấp phép cho kế hoạch lắp đặt cơ sở lưu trữ khô trong khuôn viên nhà máy.

2. Công ty Điện lực Tokyo và Công ty Năng lượng Hạt nhân Nhật Bản đã cùng đầu tư xây dựng một cơ sở lưu trữ khô (Trung tâm dự trữ nhiên liệu tái chế) ngoài khuôn viên nhà máy (tại Thành phố Mutsu, tỉnh Aomori) và bắt đã đầu tiếp nhận nhiên liệu đã qua sử dụng từ năm 2024.

Tăng cường dung lượng lưu trữ của các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng:

Bằng cách thay đổi chất liệu của giá đỡ (kệ chứa) từ thép không gỉ sang thép không gỉ có boron là chất hấp thụ neutron, khoảng cách giữa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng được thu hẹp, từ đó tăng số lượng nhiên liệu có thể lưu trữ trong bể chứa.

Phương pháp này đã được áp dụng tại nhiều nhà máy và gần đây, Công ty Điện lực Kyushu đã hoàn thiện công trình tăng cường dung lượng lưu trữ tại Nhà máy điện hạt nhân Genkai số 3, bắt đầu vận hành vào tháng 12 năm 2024.

Vận hành lộ trình xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng:

Công ty Điện lực Kansai đã xây dựng “Lộ trình xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng” để đảm bảo các nhà máy có thể tiếp tục vận hành ổn định bằng cách kết hợp nhiều biện pháp nhằm đảm bảo năng lực vận chuyển và lưu trữ nhiên liệu đã qua sử dụng.

1. Xem xét lắp đặt cơ sở lưu trữ khô trong khuôn viên nhà máy.

2. Đảm bảo địa điểm cho cơ sở lưu trữ khô ngoài khuôn viên nhà máy.

3. Tăng cường nhân sự để đáp ứng các cuộc kiểm tra và đánh giá nhằm hoàn thành nhà máy tái chế Rokkasho sớm nhất có thể.

3. Vận chuyển nhiên liệu đã qua sử dụng từ Nhà máy Takahama đến Pháp để nghiên cứu tái chế nhiên liệu MOX đã qua sử dụng.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

Có thể bạn quan tâm

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động