RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [kỳ 78]: Điện hạt nhân trong Kế hoạch năng lượng cơ bản (sửa đổi) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 15/01/2025 11:27
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 78]: Điện hạt nhân trong Kế hoạch năng lượng cơ bản (sửa đổi)

 - Trong kế hoạch năng lượng cơ bản mới của Nhật Bản sẽ không được viết “xây thêm”, mà thay vào đó là “thay thế” (bao gồm cả việc xây dựng lại lò phản ứng hạt nhân hiện có). Bởi vẫn còn nhiều ý kiến phản đối việc mở rộng các nhà máy điện hạt nhân, nên theo cách này để nhằm ngăn chặn kích động từ luồng dư luận còn khác biệt.
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 77]: ‘Sau 1 năm Đức loại bỏ điện hạt nhân’ trên báo Nhật Năng lượng Nhật Bản [kỳ 77]: ‘Sau 1 năm Đức loại bỏ điện hạt nhân’ trên báo Nhật

Đã hơn 1 năm trôi qua (kể từ khi Đức triển khai loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân), việc tháo dỡ các nhà máy điện hạt nhân (đã dừng hoạt động) được thực thi. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn còn nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Tại châu Âu, xung đột Nga - Ukraina đang làm gia tăng động lực thúc đẩy điện hạt nhân và đây là một cuộc thử nghiệm cho mô hình thành công, hoặc thất bại của chính sách “loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân”.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 76]: Thiết lập hệ thống đốt trộn than + amoniac nhiên liệu quy mô lớn Năng lượng Nhật Bản [kỳ 76]: Thiết lập hệ thống đốt trộn than + amoniac nhiên liệu quy mô lớn

Hai tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản là JERA và IHI Corp đã triển khai thử nghiệm trình diễn amoniac (NH3) nhiên liệu lớn đầu tiên tại Nhà máy Nhiệt điện Hekinan (4,1 GW) ở tỉnh Aichi. Mục tiêu thử nghiệm là để thiết lập hệ thống đồng đốt amoniac tại nhà máy điện than thương mại quy mô lớn trong tương lai. (Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản

Hội nghị Bộ trưởng về Khí hậu, Năng lượng và Môi trường các nước G7 được tổ chức tại Torino, Ý hồi cuối tháng 4/2024, lần đầu tiên thông qua Tuyên bố chung về thời hạn loại bỏ hoàn toàn nhiệt điện than. Theo đó, chậm nhất đến năm 2035 sẽ loại bỏ nhiệt điện than, mở ra một con đường để đẩy nhanh quá trình khử carbon. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giải thích khác nhau về thời hạn này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản

Sau khi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) công bố “Hướng dẫn xem xét việc thay thế các nhà máy nhiệt điện than đã dừng, hoặc sẽ dừng hoạt động bằng nhà máy điện hạt nhân” hồi đầu tháng Tư vừa qua, báo chí Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến tính khả thi của chính sách này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’ Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’

Trong những ngày qua, truyền thông Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến thông điệp của Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi tại Hội nghị thượng đỉnh về điện hạt nhân đầu tiên tại Brussel, Bỉ hồi cuối tháng 3/2024 cho rằng: “Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc, mở ra một chương mới về những cam kết đối với điện hạt nhân”.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Đến năm 2026, nhu cầu điện của các trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng sẽ tăng rất cao. Dư báo cho thấy, mức tiêu thụ điện của trung tâm dữ liệu năm 2023 là 460 tỷ kWh và sẽ tăng lên hơn 1.000 tỷ kWh vào năm 2026. (Con số 1.000 tỷ kWh tương đương với mức tiêu thụ điện 1 năm của Nhật Bản).

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 71]: Điện than trong cơ cấu năng lượng Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 71]: Điện than trong cơ cấu năng lượng Nhật Bản

Điện than tiếp tục là một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản - đó là nhận định của Tạp chí Powermag số tháng 3/2024. Dưới đây là những ý chính trong bài viết này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu phát hành “Trái phiếu chuyển đổi kinh tế xanh” (GX). Việc phát hành trái phiếu này nhằm mục đích hiện thực hoá xã hội không carbon và đầu tư cho các dự án thân thiện với môi trường. Việc phát hành này được đưa ra trong bối cảnh các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm kiếm các dự án siêu lớn, với quy mô khoảng 20.000 tỷ Yên (tương đương 132 tỷ USD).

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 69]: Chương trình điện hạt nhân Thái Lan, Philippines trên báo Nikkei Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 69]: Chương trình điện hạt nhân Thái Lan, Philippines trên báo Nikkei

Nikkei (Nhật Bản) dẫn nguồn tin từ kế hoạch sơ bộ về chương trình điện hạt nhân của Chính phủ Thái Lan và Philippines cho biết: Thái Lan và Philippines đẩy nhanh kế hoạch đầu tư các dự án nhà máy điện hạt nhân vào thập kỷ tới để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 như đã cam kết trước cộng đồng quốc tế.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 68]: Báo cáo Điện lực 2024 của IEA - Nhìn từ Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 68]: Báo cáo Điện lực 2024 của IEA - Nhìn từ Nhật Bản

Lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng carbon thấp trên toàn cầu dự báo sẽ tăng từ khoảng 40% vào năm 2023 lên gần 50% tổng lượng điện trên thế giới vào năm 2026. Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử IEA ghi nhận tỷ lệ nhiên liệu hoá thạch trong tổng lượng điện của thế giới giảm xuống dưới 60%.

Khi sửa đổi Kế hoạch năng lượng cơ bản (Energy Basic), trong đó chỉ ra định hướng chính sách năng lượng của đất nước, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã bắt đầu xem xét cho phép xây thêm các tổ máy điện hạt nhân. Với điều kiện tháo dỡ các tổ máy điện hạt nhân cũ bao nhiêu thì số lượng lò phản ứng tương ứng sẽ tăng lên bấy nhiêu (tính cả phần ở các nhà máy khác). Về lý thuyết, thì tổng số nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản sẽ không tăng.

Kế hoạch năng lượng cơ bản được xem xét ba năm một lần và tóm tắt các thành phần nguồn điện trong tương lai. Trong bản sửa đổi năm 2014 (sau sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của TEPCO), Nhật Bản đã tuyên bố rằng: Chiến lược năng lượng đã được soạn thảo trước thảm họa sẽ được xem xét lại từ đầu.

Ngay trong lần sửa đổi trước vào năm 2021, chủ trương giảm phụ thuộc vào điện hạt nhân vẫn được duy trì vững chắc.

Trong đợt sửa đổi lần này (bao gồm cả kế hoạch đưa ra yêu cầu đối với các công ty điện lực là chỉ được phép xây dựng các lò phản ứng mới trong các nhà máy điện hạt nhân hiện có) để bù đắp cho số lượng lò phản ứng hạt nhân mà Nhật Bản quyết định tháo dỡ.

“Chính sách cơ bản để hiện thực hóa GX (Chuyển đổi xanh)” của chính quyền Thủ Tướng Kishida nhằm tạo ra một xã hội không phát thải cac-bon và đã được Nội các phê duyệt vào năm 2023. Theo đó, năng lượng hạt nhân sẽ được sử dụng tối đa và “sẽ tập trung vào việc phát triển và xây dựng các lò phản ứng cải tiến thế hệ tiếp theo”.

Với tuyên bố này của Chính phủ Nhật Bản, điện hạt nhân đã thay đổi xu hướng phát triển và được phản ánh rõ nét trong Kế hoạch năng lượng cơ bản.

Mặt khác, trong chính sách cơ bản của GX, giới hạn đối tượng xây mới “trong phạm vi địa điểm của các nhà máy điện hạt nhân đã được quyết định tháo dỡ”. Tuy nhiên, việc ngừng hoạt động sẽ mất nhiều thời gian và một số nhà máy điện hạt nhân không còn đủ diện tích đất. Vì lý do này, nên trong Kế hoạch năng lượng mới sẽ cho phép: Nếu cùng một công ty điện lực và ở nhà máy điện hạt nhân khác còn đủ diện tích, thì sẽ được xây bổ sung cho những nhà máy không đủ diện tích.

Đầu tiên là Nhà máy điện hạt nhân Sendai (tỉnh Kagoshima) của Công ty điện lực Kyushu. Công ty đang tiến hành công việc tháo dỡ hai tổ máy tại Nhà máy điện hạt nhân Genkai (tỉnh Saga). Hai tổ máy này sẽ được xây bù ở Nhà máy điện hạt nhân Sendai.

Trong kế hoạch năng lượng cơ bản mới của Nhật Bản sẽ không được viết “xây thêm”, mà thay vào đó là “thay thế” (bao gồm cả việc xây dựng lại lò phản ứng hạt nhân hiện có). Bởi vẫn còn nhiều ý kiến phản đối việc mở rộng các nhà máy điện hạt nhân, nên theo cách này để nhằm ngăn chặn kích động từ luồng dư luận còn khác biệt.

Cả nước Nhật Bản có 24 tổ máy điện hạt nhân đã được quyết định tháo dỡ. Sau sự cố điện hạt nhân Fukushima, hiện đã có 12 lò phản ứng đã được khởi động lại. Chính phủ đang nỗ lực kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân, nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy thì các nhà máy điện hạt nhân sẽ biến mất. Còn để xây bổ sung, sẽ mất 20 năm (từ khi lập kế hoạch đến khi vận hành). Vì thế, để duy trì các nhà máy điện hạt nhân, các lò phản ứng mới cần phải bắt đầu xây càng sớm càng tốt. 

Tại cuộc họp báo (sau phiên họp thường kỳ của Quốc hội Nhật Bản vào cuối tháng 6/2024), Thủ tướng Kishida đã tuyên bố: Có sự chênh lệch lên tới 30% về giá điện giữa các khu vực - nơi các nhà máy điện hạt nhân đã khởi động lại (thấp hơn) và các khu vực chưa khởi động lại (cao hơn). Do đó, chúng tôi sẽ nhanh chóng cho tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân đã đạt yêu cầu an toàn và khẩn trương xem xét các cơ chế để đảm bảo đầu tư mang tính chiến lược vào các nguồn năng lượng không có cac-bon như nghiên cứu, triển khai các lò phản ứng cải tiến thế hệ tiếp theo bao gồm: SMR, cũng như hydro, perovskite (một loại pin mặt trời) và năng lượng gió ngoài khơi.

Theo đó, trong năm nay Nhật Bản sẽ tiến hành xây dựng chiến lược quốc gia để xem xét toàn diện việc cung cấp năng lượng, cơ cấu công nghiệp và vị trí công nghiệp cho tương lai tới.

Hiện nay, các cuộc thảo luận về vị trí của điện hạt nhân trong Kế hoạch năng lượng cơ bản của Nhật Bản đang được dư luận trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

 

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động