RSS Feed for Tình hình lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc (cập nhật ngày 16/7/2025) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 16/07/2025 16:35
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tình hình lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc (cập nhật ngày 16/7/2025)

 - Điện mặt trời mái nhà theo mô hình tự sản xuất, tự tiêu thụ đã và đang trở thành một giải pháp năng lượng chủ động đối với người dân, doanh nghiệp tại các tỉnh, thành miền Bắc. Không chỉ giúp giảm hóa đơn tiền điện, mô hình này còn góp phần giảm tải cho hệ thống điện quốc gia, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và chuyển dịch năng lượng xanh.
Các tiêu chí nâng cao để đánh giá nguồn năng lượng tái tạo biến đổi cho lập kế hoạch, quy hoạch điện ở Việt Nam Các tiêu chí nâng cao để đánh giá nguồn năng lượng tái tạo biến đổi cho lập kế hoạch, quy hoạch điện ở Việt Nam

Nghiên cứu dưới đây của chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam thảo luận về những hạn chế của Chi phí điện năng quy dẫn (LCOE) khi đánh giá các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi (VRE), đề xuất nhiều tiêu chí thay thế để cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về chi phí và giá trị của chúng. Các tiêu chí được giới thiệu bao gồm: (1) Chi phí điện năng tránh được quy dẫn (LACE) - đánh giá giá trị kinh tế mà một nguồn điện mang lại bằng cách tránh chi phí phát điện từ các nguồn khác; (2) Chi phí điện năng quy dẫn điều chỉnh theo giá trị (VALCOE) - kết hợp giá trị năng lượng, công suất và tính linh hoạt; (3) Chi phí điện năng quy dẫn hệ thống (SLCOE) - bao gồm tất cả các chi phí tích hợp VRE vào lưới điện. Ngoài ra, (4) giới thiệu Chi phí quy dẫn lưu trữ (LCOS) để đánh giá các công nghệ lưu trữ năng lượng, cũng như các tiêu chí bổ sung như Đường cong chi phí giảm phát biên (MACC) và Chi phí giảm phát carbon quy dẫn (LCCA). Mục tiêu là cung cấp các công cụ tốt hơn cho việc lập kế hoạch và phát triển hệ thống điện với tỷ lệ VRE cao, như trường hợp của Việt Nam.

Theo báo cáo cập nhật của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC): Tính đến thời điểm hiện tại đã có 8.664 khách hàng tại 17 tỉnh, thành miền Bắc (không bao gồm Hà Nội) đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất đạt 577,1 MWp.

Trong tháng 6/2025, dù thời tiết không thuận lợi, sản lượng phát lên lưới từ các hệ thống này vẫn ước đạt 52,7 triệu kWh. Lũy kế 6 tháng đầu năm, sản lượng điện mặt trời mái nhà đạt hơn 226 triệu kWh. Dự kiến cả năm 2025, EVNNPC sẽ mua khoảng 530 triệu kWh điện mặt trời mái nhà, với chi phí gần 1.005 tỷ đồng.

Thực tế triển khai cho thấy: Mô hình điện mặt trời mái nhà phát huy hiệu quả rõ rệt. Điển hình, tại Công ty Cơ khí Nam Định (Ninh Bình), hệ thống điện mặt trời công suất 350 kWp trên diện tích mái nhà xưởng khoảng 2.000 m2 đã cung cấp khoảng 35% nhu cầu điện năng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm trung bình 100 triệu đồng mỗi tháng.

Ở quy mô nhỏ hơn, gia đình anh Lê Cao Uy (TP. Ninh Bình) sau khi lắp đặt hệ thống 6 kWp kết hợp pin lưu trữ, đã giảm được hơn 1,5 triệu đồng mỗi tháng tiền điện, đặc biệt trong mùa nắng nóng. Không chỉ vậy, anh còn tư vấn cho nhiều người xung quanh cùng đầu tư hệ thống năng lượng tái tạo tại chỗ.

Tình hình lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc (cập nhật ngày 16/7/2025)
Hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Công ty Cơ khí Nam Định.

Khuyến khích người dân, doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời mái nhà:

Theo bà Trịnh Thị Kim Ngân - Trưởng ban Truyền thông EVNNPC: Mặc dù tiềm năng bức xạ mặt trời trung bình của miền Bắc thấp hơn các vùng còn lại, nhưng vẫn đủ khả năng khai thác điện mặt trời mái nhà hiệu quả. Mô hình tự sản xuất, tự tiêu thụ không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm hóa đơn tiền điện, mà còn hỗ trợ ngành điện giảm tải hệ thống vào giờ cao điểm, giảm phát thải khí nhà kính và góp phần bảo vệ môi trường.

Trong thời gian qua, EVNNPC đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, hỗ trợ các công ty điện lực địa phương thúc đẩy phát triển mô hình này. Tổng công ty cũng kêu gọi sự phối hợp của các cấp chính quyền, sở ngành và đoàn thể địa phương trong việc khuyến khích người dân, doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời mái nhà.

Tình hình lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc (cập nhật ngày 16/7/2025)
EVNNPC hướng dẫn về trình tự triển khai nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất tự tiêu thụ nối lưới không bán điện dư.

EVNNPC hướng dẫn về trình tự triển khai nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất tự tiêu thụ nối lưới không bán điện dư.

Theo Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Tiềm năng điện mặt trời mái nhà ở nước ta vào khoảng 48.200 MW. Việc thúc đẩy điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ là chìa khóa giúp giảm áp lực cung ứng điện, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời góp phần quan trọng vào mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế xanh và bền vững theo định hướng Chính phủ./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động