RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [kỳ 77]: ‘Sau 1 năm Đức loại bỏ điện hạt nhân’ trên báo Nhật | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 16:38
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 77]: ‘Sau 1 năm Đức loại bỏ điện hạt nhân’ trên báo Nhật

 - Đã hơn 1 năm trôi qua (kể từ khi Đức triển khai loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân), việc tháo dỡ các nhà máy điện hạt nhân (đã dừng hoạt động) được thực thi. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn còn nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Tại châu Âu, xung đột Nga - Ukraina đang làm gia tăng động lực thúc đẩy điện hạt nhân và đây là một cuộc thử nghiệm cho mô hình thành công, hoặc thất bại của chính sách “loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân”.
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 76]: Thiết lập hệ thống đốt trộn than + amoniac nhiên liệu quy mô lớn Năng lượng Nhật Bản [kỳ 76]: Thiết lập hệ thống đốt trộn than + amoniac nhiên liệu quy mô lớn

Hai tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản là JERA và IHI Corp đã triển khai thử nghiệm trình diễn amoniac (NH3) nhiên liệu lớn đầu tiên tại Nhà máy Nhiệt điện Hekinan (4,1 GW) ở tỉnh Aichi. Mục tiêu thử nghiệm là để thiết lập hệ thống đồng đốt amoniac tại nhà máy điện than thương mại quy mô lớn trong tương lai. (Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản

Hội nghị Bộ trưởng về Khí hậu, Năng lượng và Môi trường các nước G7 được tổ chức tại Torino, Ý hồi cuối tháng 4/2024, lần đầu tiên thông qua Tuyên bố chung về thời hạn loại bỏ hoàn toàn nhiệt điện than. Theo đó, chậm nhất đến năm 2035 sẽ loại bỏ nhiệt điện than, mở ra một con đường để đẩy nhanh quá trình khử carbon. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giải thích khác nhau về thời hạn này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản

Sau khi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) công bố “Hướng dẫn xem xét việc thay thế các nhà máy nhiệt điện than đã dừng, hoặc sẽ dừng hoạt động bằng nhà máy điện hạt nhân” hồi đầu tháng Tư vừa qua, báo chí Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến tính khả thi của chính sách này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’ Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’

Trong những ngày qua, truyền thông Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến thông điệp của Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi tại Hội nghị thượng đỉnh về điện hạt nhân đầu tiên tại Brussel, Bỉ hồi cuối tháng 3/2024 cho rằng: “Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc, mở ra một chương mới về những cam kết đối với điện hạt nhân”.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Đến năm 2026, nhu cầu điện của các trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng sẽ tăng rất cao. Dư báo cho thấy, mức tiêu thụ điện của trung tâm dữ liệu năm 2023 là 460 tỷ kWh và sẽ tăng lên hơn 1.000 tỷ kWh vào năm 2026. (Con số 1.000 tỷ kWh tương đương với mức tiêu thụ điện 1 năm của Nhật Bản).

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 71]: Điện than trong cơ cấu năng lượng Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 71]: Điện than trong cơ cấu năng lượng Nhật Bản

Điện than tiếp tục là một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản - đó là nhận định của Tạp chí Powermag số tháng 3/2024. Dưới đây là những ý chính trong bài viết này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu phát hành “Trái phiếu chuyển đổi kinh tế xanh” (GX). Việc phát hành trái phiếu này nhằm mục đích hiện thực hoá xã hội không carbon và đầu tư cho các dự án thân thiện với môi trường. Việc phát hành này được đưa ra trong bối cảnh các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm kiếm các dự án siêu lớn, với quy mô khoảng 20.000 tỷ Yên (tương đương 132 tỷ USD).

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 69]: Chương trình điện hạt nhân Thái Lan, Philippines trên báo Nikkei Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 69]: Chương trình điện hạt nhân Thái Lan, Philippines trên báo Nikkei

Nikkei (Nhật Bản) dẫn nguồn tin từ kế hoạch sơ bộ về chương trình điện hạt nhân của Chính phủ Thái Lan và Philippines cho biết: Thái Lan và Philippines đẩy nhanh kế hoạch đầu tư các dự án nhà máy điện hạt nhân vào thập kỷ tới để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 như đã cam kết trước cộng đồng quốc tế.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 68]: Báo cáo Điện lực 2024 của IEA - Nhìn từ Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 68]: Báo cáo Điện lực 2024 của IEA - Nhìn từ Nhật Bản

Lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng carbon thấp trên toàn cầu dự báo sẽ tăng từ khoảng 40% vào năm 2023 lên gần 50% tổng lượng điện trên thế giới vào năm 2026. Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử IEA ghi nhận tỷ lệ nhiên liệu hoá thạch trong tổng lượng điện của thế giới giảm xuống dưới 60%.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 67]: Phân tích về mô hình kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 67]: Phân tích về mô hình kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản

Trong bài báo của chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương dưới đây cho thấy: Mô hình kinh tế carbon tuần hoàn đang áp dụng tại Nhật Bản sẽ là mô hình tham khảo tốt cho các quốc gia để hiện thực hóa các mục tiêu phát thải ròng về “0”, hay trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.

Tổng hợp từ truyền thông Nhật Bản: Sau khi xảy ra sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Công ty Điện lực Tokyo (vào năm 2011), Đức đã quyết định dừng toàn bộ 17 tổ máy vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã làm cho giá năng lượng tăng cao, nên các nhà máy điện hạt nhân đã kéo dài thời gian vận hành thêm 4 tháng.

Đến tháng 4 năm ngoái, Đức đã dừng toàn bộ 3 tổ máy đang hoạt động (bao gồm cả Nhà máy điện hạt nhân Isar).

Tuy nhiên, Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) - một đảng chính trị do ông Soeder lãnh đạo tại Bang Bavaria - nơi tập trung ngành công nghiệp ô tô đã đệ trình kiến ​​nghị lên Hạ viện Đức yêu cầu đình chỉ công việc tháo dỡ 3 lò phản ứng để có thể khởi động lại các nhà máy này.

Thế nhưng, phía bên trong tòa nhà lò phản ứng của tổ máy số 2 Isar, các nhân viên kỹ thuật đã tháo dỡ 193 bó thanh nhiên liệu và đưa vào khu vực lưu giữ trung gian trong khu vực của nhà máy, đồng thời một phần các thiết bị (như bơm) cũng đang được tháo dỡ.

Điện hạt nhân chiếm 6% nguồn cung điện ở Đức (khi chưa bị loại bỏ). Chính phủ đang gấp rút mở rộng năng lượng tái tạo. Với mục tiêu đến năm 2030, 80% lượng điện tiêu thụ sẽ được cung ứng bởi năng lượng tái tạo, và năm ngoái, lần đầu tiên đã đạt được mức 51,8%. Đồng thời, với mục tiêu đến năm 2038 sẽ dừng toàn bộ các nhà máy nhiệt điện than đang vận hành, áp lực tăng cường năng lượng tái tạo như một giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu càng lớn.

Tuy nhiên, mức độ phổ cập của năng lượng tái tạo là chưa đủ. Trong khi việc sản xuất điện mặt trời đạt được mục tiêu hàng năm về công suất lắp đặt mới nhờ sự gia tăng điện mặt trời mái nhà của các hộ gia đình, thì việc sản xuất điện gió trên đất liền với 826 tổ máy mới đi vào hoạt động vào năm ngoái chỉ đạt khoảng 40% mục tiêu hàng năm.

Sự chậm trễ trong việc xin cấp phép xây dựng ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu này. Phải mất 5 năm để được cấp phép xây dựng cho một trang trại gió trên bờ xây dựng ở miền Bắc nước Đức. Ngoài ra, phát sinh các yêu cầu mới cần cấp phép như thiết bị phát điện dự kiến ​​lắp đặt ban đầu trở nên lỗi thời, cần được thay thế…

Trong khi sản xuất điện gió của Đức tập trung ở phía Bắc (giáp biển Baltic), có tiềm năng gió tốt, thì khu vực tiêu thụ điện chính lại là ở phía Nam - nơi tập trung các ngành công nghiệp sản xuất. Bởi vậy, nhu cầu cấp thiết là tăng cường mạng lưới truyền tải điện kết nối miền Bắc với miền Nam. Nhưng việc cấp phép vẫn bị trì hoãn.

Việc xây dựng lưới truyền tải điện đòi hỏi khoản đầu tư rất lớn và các công ty truyền tải sẽ phải đầu tư khoảng 110 tỷ Euro (khoảng 18,5 nghìn tỷ Yên) trong 10 năm tới. Chi phí sẽ được cộng vào giá điện. Vì vậy, nếu chi phí tăng do chậm trễ trong việc lập kế hoạch, thì toàn bộ phần chi phí này sẽ được phản ánh trong giá điện.

Ở châu Âu, các nước chia sẻ lượng điện dư thừa cho nhau qua biên giới. Đức từ lâu đã là nước xuất khẩu ròng (với xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu), nhưng năm ngoái, lần đầu tiên sau 21 năm, nhập khẩu đã vượt xuất khẩu. Điều này có vẻ là do mua từ nước ngoài rẻ hơn, nhưng nó cũng có thể gây ra lo ngại về nguồn cung cấp điện do loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân.

Giá điện tăng vọt sau khi chiến tranh Nga - Ukraine bùng nổ đã tạm thời ổn định trở lại do giá tài nguyên giảm, nhưng giá điện cho công nghiệp vẫn cao gấp 2 lần so với Mỹ. Trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái, Chính phủ Đức đang cố gắng kiềm chế đà suy thoái bằng cách cắt giảm thuế điện và các biện pháp khác, nhưng đồng thời cũng xuất hiện những lời kêu gọi mạnh mẽ khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân.

Đảng đối lập chính, Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) đã thông qua cương lĩnh cơ bản tại Đại hội đảng vào ngày 7/62024, với tuyên bố: “Đức hiện không thể tồn tại, nếu không có điện hạt nhân”, với hàm ý quay trở lại sử dụng điện hạt nhân trong tương lai.

Một thành viên của CDU phụ trách chính sách điện hạt nhân khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng cam kết tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực điện hạt nhân”. “Nếu năng lượng tái tạo là nguồn điện rẻ và đáng tin cậy, bảo đảm được nguồn cung năng lượng thì chúng ta sẽ không cần điện hạt nhân. Nhưng nếu một khi chúng ta cần điện hạt nhân, thì nên sẵn sàng cho đầu tư phát triển”.

Đức dự kiến ​​sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào mùa thu tới. CDU và đảng chị em là CSU đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận về mức độ ủng hộ của cả hai đảng. Tùy thuộc vào tình hình mở rộng năng lượng tái tạo, có khả năng cuộc tranh luận về việc quay trở lại điện hạt nhân sẽ trở nên sôi động hơn.

Điều đáng chú ý ở châu Âu là điện hạt nhân đang được thúc đẩy.

Tổ máy số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Olkiluoto ở phía Tây Phần Lan bắt đầu vận hành thương mại vào tháng 4 năm ngoái, đúng thời điểm Đức đạt được mục tiêu loại bỏ điện hạt nhân. TVO - công ty điện lực vận hành nhà máy này cho biết: Olkiluoto là nhà máy điện hạt nhân có công suất lớn nhất ở châu Âu và sẽ đáp ứng 14% nhu cầu điện của đất nước. Đây cũng là nhà máy điện hạt nhân mới đầu tiên bắt đầu vận hành ở Phần Lan trong khoảng 40 năm qua.

Phần Lan từng mua điện từ công ty điện lực của nước láng giềng là Nga để đáp ứng khoảng 10% nhu cầu trong nước, nhưng nguồn cung bị cắt vào tháng 5/2022 do chưa thanh toán tiền mua điện.

Các nước châu Âu đã nhập khẩu khí tự nhiên và dầu thô giá rẻ từ Nga để sử dụng trong sản xuất điện. Sau khi cuộc chiến tranh Nga - Ukraine bùng nổ, các nước buộc phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga và ngày càng có nhiều nước đang xem xét lại chính sách năng lượng của mình.

“Hội nghị thượng đỉnh về điện hạt nhân” quy tụ hơn 30 quốc gia tham dự, trong đó có lãnh đạo của 12 nước thành viên EU. Thụy Điển - nước đã dừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào điện hạt nhân đã dỡ bỏ các hạn chế đối với việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới vào tháng 11 năm ngoái. Quốc gia này cũng đã công bố chủ trương xem xét lại việc xây dựng khoảng 10 lò phản ứng mới vào năm 2045.

Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Thủy Điển Kristesson đã nhấn mạnh: “Chúng tôi đã thúc đẩy việc dừng hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân, nhưng những ngày đó đã qua rồi và hiện đang có kế hoạch tận dụng tối đa điện hạt nhân”.

Pháp là quốc gia có số lượng nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu và 15 quốc gia châu Âu theo “phái ủng hộ điện hạt nhân”. Cạnh đó, Phần Lan cũng đã thành lập “Liên minh điện hạt nhân châu Âu” vào năm ngoái để kêu gọi việc sử dụng điện hạt nhân.

Ngoài ra, các quốc gia “loại bỏ điện hạt nhân” cũng đang có động thái tìm cách quay lại sử dụng điện hạt nhân. Trong đó có Ý - quốc gia đầu tiên trên thế giới dừng điện hạt nhân vào năm 1990, tham gia với tư cách quan sát viên.

Có thể nói, chính sách điện hạt nhân ở Đức và các nước châu Âu khác sẽ là điểm đáng quan tâm trong thời gian tới.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động