RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 21/12/2024 22:50
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản

 - Hội nghị Bộ trưởng về Khí hậu, Năng lượng và Môi trường các nước G7 được tổ chức tại Torino, Ý hồi cuối tháng 4/2024, lần đầu tiên thông qua Tuyên bố chung về thời hạn loại bỏ hoàn toàn nhiệt điện than. Theo đó, chậm nhất đến năm 2035 sẽ loại bỏ nhiệt điện than, mở ra một con đường để đẩy nhanh quá trình khử carbon. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giải thích khác nhau về thời hạn này.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản

Sau khi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) công bố “Hướng dẫn xem xét việc thay thế các nhà máy nhiệt điện than đã dừng, hoặc sẽ dừng hoạt động bằng nhà máy điện hạt nhân” hồi đầu tháng Tư vừa qua, báo chí Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến tính khả thi của chính sách này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’ Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’

Trong những ngày qua, truyền thông Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến thông điệp của Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi tại Hội nghị thượng đỉnh về điện hạt nhân đầu tiên tại Brussel, Bỉ hồi cuối tháng 3/2024 cho rằng: “Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc, mở ra một chương mới về những cam kết đối với điện hạt nhân”.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Đến năm 2026, nhu cầu điện của các trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng sẽ tăng rất cao. Dư báo cho thấy, mức tiêu thụ điện của trung tâm dữ liệu năm 2023 là 460 tỷ kWh và sẽ tăng lên hơn 1.000 tỷ kWh vào năm 2026. (Con số 1.000 tỷ kWh tương đương với mức tiêu thụ điện 1 năm của Nhật Bản).

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 71]: Điện than trong cơ cấu năng lượng Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 71]: Điện than trong cơ cấu năng lượng Nhật Bản

Điện than tiếp tục là một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản - đó là nhận định của Tạp chí Powermag số tháng 3/2024. Dưới đây là những ý chính trong bài viết này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu phát hành “Trái phiếu chuyển đổi kinh tế xanh” (GX). Việc phát hành trái phiếu này nhằm mục đích hiện thực hoá xã hội không carbon và đầu tư cho các dự án thân thiện với môi trường. Việc phát hành này được đưa ra trong bối cảnh các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm kiếm các dự án siêu lớn, với quy mô khoảng 20.000 tỷ Yên (tương đương 132 tỷ USD).

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 69]: Chương trình điện hạt nhân Thái Lan, Philippines trên báo Nikkei Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 69]: Chương trình điện hạt nhân Thái Lan, Philippines trên báo Nikkei

Nikkei (Nhật Bản) dẫn nguồn tin từ kế hoạch sơ bộ về chương trình điện hạt nhân của Chính phủ Thái Lan và Philippines cho biết: Thái Lan và Philippines đẩy nhanh kế hoạch đầu tư các dự án nhà máy điện hạt nhân vào thập kỷ tới để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 như đã cam kết trước cộng đồng quốc tế.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 68]: Báo cáo Điện lực 2024 của IEA - Nhìn từ Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 68]: Báo cáo Điện lực 2024 của IEA - Nhìn từ Nhật Bản

Lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng carbon thấp trên toàn cầu dự báo sẽ tăng từ khoảng 40% vào năm 2023 lên gần 50% tổng lượng điện trên thế giới vào năm 2026. Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử IEA ghi nhận tỷ lệ nhiên liệu hoá thạch trong tổng lượng điện của thế giới giảm xuống dưới 60%.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 67]: Phân tích về mô hình kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 67]: Phân tích về mô hình kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản

Trong bài báo của chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương dưới đây cho thấy: Mô hình kinh tế carbon tuần hoàn đang áp dụng tại Nhật Bản sẽ là mô hình tham khảo tốt cho các quốc gia để hiện thực hóa các mục tiêu phát thải ròng về “0”, hay trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 66]: Thỏa hiệp quốc tế của Nhật Bản về nhiên liệu hoá thạch Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 66]: Thỏa hiệp quốc tế của Nhật Bản về nhiên liệu hoá thạch

Nhật Bản đã đặt mục tiêu “phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” và sẽ cần giảm đáng kể vào năm 2035 như một giai đoạn quá độ để hướng tới mục tiêu đó.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 65]: Điện hạt nhân vào quỹ đạo phục hồi Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 65]: Điện hạt nhân vào quỹ đạo phục hồi

Như chúng ta đều biết, vào ngày thứ 3 của Hội nghị Các bên tham gia công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (lần thứ 28), gọi tắt là COP28 được tổ chức tại Dubai - UAE, các nước ủng hộ điện hạt nhân cùng tuyên bố tăng gấp ba lần công suất điện hạt nhân vào năm 2050.

Tuyên bố chung đưa ra thời hạn loại bỏ nhiệt điện than đến “nửa đầu những năm 2030”. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng là các nhà máy “không áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính” (thu hồi và lưu trữ CO2 là một trong những biện pháp đó). Thời hạn cũng được diễn đạt theo cách chung chung là đến “nửa đầu những năm 2030, hoặc khoảng thời điểm có thể kiểm soát được sự gia tăng của nhiệt độ ở mức 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp”.

Tuyên bố chung không chỉ ra giải pháp và mốc thời gian cụ thể.

Nhật Bản hiện nay có khoảng 160 nhà máy nhiệt điện than và theo khảo sát của tổ chức tư nhân, thì tổng công suất lắp đặt là 55 GW, đứng thứ 4 thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ).

Năm 2022, nhiệt điện than chiếm 31% tổng sản lượng điện. Sự chậm trễ trong việc tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân do ảnh hưởng của thảm họa kép (động đất, sóng thần) tại miền Đông Nhật Bản vào năm 2011, sự tăng giá của LNG trong những năm gần đây đã làm gia tăng tỷ trọng này từ 28% vào năm 2010 lên con số như hiện nay.

Tại Bắc Mỹ - nơi có thể sản xuất được khí tự nhiên, các quốc gia cũng đang chuyển đổi từ than sang khí. Anh, Pháp, Ý đã có chủ trương chuyển đổi này từ những năm 2000. Đức là nước phụ thuộc vào nhập khẩu khí tự nhiên từ Nga cũng đã xác định loại bỏ hoàn toàn nhiệt điện than (chậm nhất là năm 2038).

Tại thời điểm năm 2000, Mỹ là nước có tỷ trọng nhiệt điện than trong tổng nguồn điện (chiếm hơn ½) cũng đã giảm xuống còn khoảng 20% vào năm 2023. Hơn nữa, Mỹ cũng đã ban hành quy định bắt buộc các công ty điện lực phải thu hồi/lưu giữ CO2 phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than từ sau năm 2032.

Nhật Bản đang triển khai nâng cao hiệu suất của các nhà máy nhiệt điện than hướng tới giảm phát thải carbon. Giải pháp mới (như khí hóa than và tận dụng nhiệt khi phát điện) sẽ làm giảm khoảng 10% lượng phát thải CO2 so với mức bình thường.

Công ty điện J-Power của Nhật Bản đang có kế hoạch vận hành thử nghiệm công nghệ đồng đốt sinh khối (biomass) tại nhà máy điện ở Hiroshima nhằm kiểm chứng khả năng giảm thiểu ½ lượng CO2 phát thải so với mức bình thường.

Đẩy nhanh việc thương mại hóa các nhà máy nhiệt điện than đồng đốt amoniac, Công ty điện JERA đã bắt đầu thử nghiệm đồng đốt 20% Amoniac từ tháng 4/2024. Đồng đốt 20% amoniac (amoniac có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo) có thể giảm thiểu 20% lượng CO2 phát thải khi đốt. Dự kiến công nghệ này sẽ được thương mại hoá vào năm 2027-2028 và sẽ nâng tỷ lệ đồng đốt lên 50% vào đầu những năm 2030.

Tuy nhiên, thiết bị hiện tại chỉ có phép mức đồng đốt amoniac là khoảng 60%. Việc chuyển đổi hoàn toàn từ than sang amoniac cần phải rà soát lại toàn bộ thiết bị và khắc phục nhiều vấn đề về kỹ thuật. Bởi vậy, phải sau năm 2040 mới có thể hiện thực hoá được mục tiêu này.

Trong Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng về Khí hậu, Năng lượng và Môi trường đã thông qua việc loại bỏ dần dần nhiệt điện than và cách thức diễn đạt của Tuyên bố chung cũng thể hiện tính linh hoạt từ sau năm 2035. Mặc dù vẫn còn dư địa, song áp lực từ cộng đồng quốc tế nhằm loại bỏ nhiệt điện than ngày càng gia tăng.

Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Môi trường và An ninh Năng lượng Ý, ông Frattin - người chủ trì Hội nghị Bộ trưởng về Khí hậu, Năng lượng và Môi trường các nước G7 đã tham dự sự kiện được tổ chức bên lề hội nghị về “Vai trò của điện hạt nhân trong chuyển đổi năng lượng”. Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Frattin đã chia sẻ: Hiện nay, tại Ý, 1/3 nguồn năng lượng là từ năng lượng tái tạo, 2/3 là từ nhiên liệu hoá thạch và để đảo ngược tỷ trọng này vào năm 2030, hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, thì trong ngắn hạn, trung hạn cần phải xem xét việc sử dụng điện hạt nhân.

Bộ trưởng Frattin cũng cho biết là Ý đang quan tâm đến công nghệ lò phản ứng module nhỏ (SMR) và đề cập đến mục tiêu được đề ra tại COP28 là tăng gấp 3 lần công suất lắp đặt của các nhà máy điện hạt nhân.

Từ đầu những năm 1960, Ý đã vận hành 4 nhà máy điện nhân tại 4 địa điểm. Tuy nhiên, sau sự cố điện hạt nhân Checnobyl vào năm 1987 (ở Liên Xô), quốc gia này đã quyết định đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân và đóng băng việc xây dựng mới (theo kết quả bỏ phiếu của người dân).

Đến năm 1990, Ý đã đóng cửa hoàn toàn các nhà máy điện hạt nhân, kết thúc quá trình loại bỏ hoàn toàn nguồn điện này.

Tại sự kiện nêu trên, giới điện hạt nhân trên thế giới đã đưa ra Tuyên bố chung, yêu cầu chính phủ các nước G7 phải có hành động quyết liệt nhằm tạo điều kiện tốt nhất để có thể kéo dài thời hạn vận hành của các nhà máy điện hạt nhân, tiếp cận các tổ chức tín dụng đa phương, đầu tư phát triển chuỗi cung ứng và năng lực cung ứng nhiên liệu hạt nhân…

Hiện tại, Nhật Bản đang xây dựng kế hoạch năng lượng giai đoạn tiếp theo, tầm nhìn đến năm 2040. Nhiệt điện than và điện hạt nhân sẽ đóng vai trò như thế nào trong kế hoạch này là một nội dung đang thu hút nhiều sự quan tâm.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động