RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 66]: Thỏa hiệp quốc tế của Nhật Bản về nhiên liệu hoá thạch | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 27/04/2024 13:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 66]: Thỏa hiệp quốc tế của Nhật Bản về nhiên liệu hoá thạch

 - Nhật Bản đã đặt mục tiêu “phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” và sẽ cần giảm đáng kể vào năm 2035 như một giai đoạn quá độ để hướng tới mục tiêu đó.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 65]: Điện hạt nhân vào quỹ đạo phục hồi Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 65]: Điện hạt nhân vào quỹ đạo phục hồi

Như chúng ta đều biết, vào ngày thứ 3 của Hội nghị Các bên tham gia công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (lần thứ 28), gọi tắt là COP28 được tổ chức tại Dubai - UAE, các nước ủng hộ điện hạt nhân cùng tuyên bố tăng gấp ba lần công suất điện hạt nhân vào năm 2050.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 64]: Chuyện lỗ, lãi của điện gió ngoài khơi trên báo Nhật Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 64]: Chuyện lỗ, lãi của điện gió ngoài khơi trên báo Nhật

Mặc dù các mục tiêu về điện gió ngoài khơi trên toàn cầu tiếp tục được điều chỉnh tăng, nhưng môi trường kinh doanh suy thoái đang kìm hãm sự phát triển của chuyên ngành này. Vào ngày 1/11 vừa qua, Công ty Ørsted của Đan Mạch - nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đã quyết định hủy bỏ 2 dự án đang được phát triển ở New Jersey, Mỹ và thông báo khoản lỗ lớn.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 63]: Nhật, Hàn thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro, amoniac Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 63]: Nhật, Hàn thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro, amoniac

Nhật Bản cùng Hàn Quốc đã thống nhất thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro và amoniac. Mục đích của kế hoạch hợp tác là để tăng cường khả năng đàm phán về giá (thông qua mua sắm chung) và đảm bảo sự ổn định nguồn cung nhiên liệu này cho ngành điện hai quốc gia.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 62]: Vấn đề giá điện và mục tiêu Net Zero Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 62]: Vấn đề giá điện và mục tiêu Net Zero

Kyushu, cùng với Kansai là khu vực có giá điện thấp nhất ở Nhật Bản. Thời điểm tháng 10/2023, giá điện cho các hộ dân ở khu vực do Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) quản lý cao hơn Công ty Điện lực Kyushu khoảng 24%. Đặc biệt, có lúc chênh lệch giá điện gần 50% trong tháng 6/2023 - khi TEPCO tăng giá, thì Kyushu lại vẫn giữ nguyên giá.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 61]: Ngành công nghiệp điện gió châu Âu - Nhìn từ Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 61]: Ngành công nghiệp điện gió châu Âu - Nhìn từ Nhật Bản

Ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi đang phải đối mặt với hàng loạt trở ngại từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các vấn đề về thiết kế với tua bin gió và chi phí gia tăng. Điều này đã làm gián đoạn hàng chục dự án phát triển và có khả năng ảnh hưởng đến các quốc gia trong việc đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 60]: Góc nhìn khác của Exxon về triển vọng năng lượng thế giới Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 60]: Góc nhìn khác của Exxon về triển vọng năng lượng thế giới

Cuối tháng 8/2023, Exxon Mobil đã công bố báo cáo “Triển vọng Năng lượng Thế giới năm 2050 (Phiên bản 2023)” của mình. Không giống như chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa chính thống về năng lượng tái tạo của Ủy ban liên Chính phủ về Khí hậu (IPCC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), quan điểm sau đây được công bố dựa trên thực tế, xã hội.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 59]: Xung quanh việc xả nước (đã qua xử lý) từ Fukushima Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 59]: Xung quanh việc xả nước (đã qua xử lý) từ Fukushima

Cuối tháng 8 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu xả nước đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển. Nước đã xử lý được lưu trữ trong khoảng 1.000 bể chứa, dự kiến các bể ​​sẽ đầy vào mùa hè đến mùa thu năm nay, vì vậy, quốc gia này bắt đầu xả nước ra biển. Quyết định xả ra biển dựa trên các dữ liệu khoa học và sau khi được IAEA phê duyệt. Trong các cuộc khảo sát quan trắc nước biển sau đó, các chỉ số đo được quá nhỏ nên không phát hiện vấn đề gì. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã phản đối hoạt động này của Nhật Bản.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 58]: Các động thái quay trở lại với điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 58]: Các động thái quay trở lại với điện hạt nhân

Các quốc gia lớn trên thế giới đi đầu trong việc loại bỏ dần điện hạt nhân hiện đang đấu tranh để mở rộng sản xuất nguồn điện này. Điều này là do dựa trên hiệp định hợp tác về khí hậu, áp lực để đạt được “trung hòa carbon” ngày càng tăng lên và cuộc tranh luận ngày càng tăng về vai trò của “Điện hạt nhân - Nguồn điện không thải ra carbon và có hiệu quả cao về chi phí”. Hơn nữa, cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đã gây mất ổn định cho cung, cầu năng lượng, các quốc gia đã tuyên bố loại bỏ năng lượng hạt nhân hiện đang quay trở lại sử dụng.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 57]: Tình hình phát triển điện hạt nhân ở các nước lớn Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 57]: Tình hình phát triển điện hạt nhân ở các nước lớn

Trong kỳ này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ cập nhật về tình hình phát triển điện hạt nhân (đưa vào vận hành, đang thực hiện đầu tư, chuẩn bị đầu tư...) tại các nước lớn như: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 56]: Chính sách mới về điện hạt nhân EU (bình luận từ Nhật Bản) Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 56]: Chính sách mới về điện hạt nhân EU (bình luận từ Nhật Bản)

Vào trung tuần tháng 7/2023, Hội đồng EU (Hội đồng các bộ trưởng EU) đã tổ chức một cuộc họp không chính thức của các bộ trưởng phụ trách năng lượng tại Valladolid, Tây Ban Nha. Tại cuộc họp, bên cạnh các chính sách phù hợp với “Tự chủ chiến lược” do EU thúc đẩy như Dự luật Nguyên vật liệu quan trọng, thì Dự luật Cải cách thị trường điện đã được thảo luận.

Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCC), còn gọi là COP28 đã được tổ chức tại Dubai, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) từ ngày 30/11 đến ngày 13/12/2023. Lần đầu tiên hội nghị xem xét Global Stocktake (GST), đánh giá toàn diện 5 năm một lần về tiến trình hướng tới từng mục tiêu trong Thỏa thuận Paris.

Với mục đích giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, tài liệu kết quả của Hội nghị đã đề cập đến việc thúc đẩy các công nghệ giảm thiểu và loại bỏ carbon như: Thu giữ, sử dụng, lưu trữ carbon ở những khu vực khó giảm phát thải và công nghệ sản xuất hydro carbon thấp (bao gồm cả năng lượng tái tạo, điện hạt nhân). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử COP giá trị ít phát thải carbon của điện hạt nhân được công nhận và nêu rõ trong một tài liệu chính thức của COP. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Lần đầu tiên trong văn bản thỏa thuận đưa vào cụm từ “đẩy nhanh quá trình từ bỏ nhiên liệu hóa thạch”. Điều này đòi hỏi phải chuyển đổi nguồn năng lượng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Trong thỏa thuận lần này (bao gồm việc từ bỏ tất cả các nhiên liệu hóa thạch) không chỉ than mà còn cả dầu mỏ và khí. Trong đó cũng ghi rõ thời hạn là “cần đẩy nhanh hành động trong 10 năm tới (đến năm 2030)”. Tuy nhiên, đây dường như là một bước lùi so với việc “từ bỏ dần” nhiên liệu hóa thạch như đề xuất ban đầu.

Thỏa hiệp đạt được là do các nước sản xuất dầu mỏ, dẫn đầu là Ả Rập Xê Út, ban đầu phản đối mạnh mẽ việc đề cập đến nhiên liệu hóa thạch đã nhượng bộ. Sau khi thỏa thuận được thông qua, đại diện của Ả Rập Xê Út cho biết: “Chúng ta phải tận dụng mọi cơ hội để giảm lượng khí thải, bất kể nguồn phát thải là gì” mà không đề cập đến việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Một thành viên của Tổ chức phi Chính phủ Quốc tế lưu ý đến cách diễn đạt về việc “tăng tốc” công nghệ khử carbon, như thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) phát thải trong khí quyển trong văn bản thỏa thuận. Các nước sản xuất dầu mỏ rất quan tâm đến CCS. Nếu công nghệ này có thể được áp dụng trong tương lai, thì sẽ mở ra con đường để tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài ra, trong văn bản thỏa thuận cũng nói đến cụm từ “công nhận vai trò của nhiên liệu chuyển tiếp” - được ám chỉ là khí đốt. Khí đốt có lượng phát thải CO2 tương đối thấp so với than.

Nhật Bản dự định sẽ tiếp tục sử dụng nhiệt điện đốt than và các nguồn năng lượng hóa thạch khác sau năm tài chính 2030, sử dụng “công nghệ đồng đốt”' nhiên liệu hóa thạch với Amonia - chất không phát thải CO2 khi đốt và có kế hoạch phổ biến công nghệ này ở châu Á. Nhưng các nước phương Tây và các tổ chức phi chính phủ về môi trường đã và đang chỉ trích Nhật Bản - cho rằng: “Công nghệ này sẽ không dẫn đến việc giảm phát thải một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn. Đây chỉ là một biện pháp để kéo dài tuổi thọ của nhiệt điện đốt than mà thôi”.

Với kế hoạch như vậy, Nhật Bản vốn dĩ ban đầu miễn cưỡng tham gia thảo luận về việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch. Hội nghị Thượng đỉnh G7 vào tháng 5 năm 2023 đã đạt được thỏa thuận về việc “từng bước từ bỏ nhiên liệu hóa thạch”. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán cấp bộ trưởng, ban đầu Nhật Bản đã phản đối các yêu cầu từ phía châu Âu, nhưng cuối cùng đã buộc phải nhượng bộ thông qua và đưa vào tuyên bố chung cấp bộ trưởng, cũng như tuyên bố của các nhà lãnh đạo.

Với thỏa thuận đạt được tại COP28 về “sự khởi đầu cho việc khép lại kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch”, áp lực từ châu Âu và Mỹ có thể sẽ gia tăng nhằm buộc Trung Quốc và Ấn Độ phải hợp lực để cắt giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đặc biệt, điều cần thiết là Trung Quốc - quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, phải có cách ứng xử có trách nhiệm, còn nếu cứ tiếp tục giả vờ là một quốc gia đang phát triển thì những nỗ lực của thế giới sẽ trở nên vô ích.

Trong tài liệu kết quả Hội nghị ghi nhận sự cần thiết phải giảm 60% lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu vào năm 2035 so với năm 2019 nhằm đạt được mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp. Các quốc gia dự kiến ​​​​sẽ đệ trình các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2035 của quốc gia mình lên Liên Hợp Quốc vào năm 2025 và con số “giảm ​​60%” này sẽ là ngưỡng mục tiêu để xem xét.

Nhật Bản đã đặt mục tiêu “phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” và sẽ cần giảm đáng kể vào năm 2035 như một giai đoạn quá độ để hướng tới mục tiêu đó.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động