Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 63]: Nhật, Hàn thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro, amoniac
06:25 | 01/12/2023
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 62]: Vấn đề giá điện và mục tiêu Net Zero Kyushu, cùng với Kansai là khu vực có giá điện thấp nhất ở Nhật Bản. Thời điểm tháng 10/2023, giá điện cho các hộ dân ở khu vực do Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) quản lý cao hơn Công ty Điện lực Kyushu khoảng 24%. Đặc biệt, có lúc chênh lệch giá điện gần 50% trong tháng 6/2023 - khi TEPCO tăng giá, thì Kyushu lại vẫn giữ nguyên giá. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 61]: Ngành công nghiệp điện gió châu Âu - Nhìn từ Nhật Bản Ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi đang phải đối mặt với hàng loạt trở ngại từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các vấn đề về thiết kế với tua bin gió và chi phí gia tăng. Điều này đã làm gián đoạn hàng chục dự án phát triển và có khả năng ảnh hưởng đến các quốc gia trong việc đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 60]: Góc nhìn khác của Exxon về triển vọng năng lượng thế giới Cuối tháng 8/2023, Exxon Mobil đã công bố báo cáo “Triển vọng Năng lượng Thế giới năm 2050 (Phiên bản 2023)” của mình. Không giống như chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa chính thống về năng lượng tái tạo của Ủy ban liên Chính phủ về Khí hậu (IPCC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), quan điểm sau đây được công bố dựa trên thực tế, xã hội. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 59]: Xung quanh việc xả nước (đã qua xử lý) từ Fukushima Cuối tháng 8 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu xả nước đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển. Nước đã xử lý được lưu trữ trong khoảng 1.000 bể chứa, dự kiến các bể sẽ đầy vào mùa hè đến mùa thu năm nay, vì vậy, quốc gia này bắt đầu xả nước ra biển. Quyết định xả ra biển dựa trên các dữ liệu khoa học và sau khi được IAEA phê duyệt. Trong các cuộc khảo sát quan trắc nước biển sau đó, các chỉ số đo được quá nhỏ nên không phát hiện vấn đề gì. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã phản đối hoạt động này của Nhật Bản. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 58]: Các động thái quay trở lại với điện hạt nhân Các quốc gia lớn trên thế giới đi đầu trong việc loại bỏ dần điện hạt nhân hiện đang đấu tranh để mở rộng sản xuất nguồn điện này. Điều này là do dựa trên hiệp định hợp tác về khí hậu, áp lực để đạt được “trung hòa carbon” ngày càng tăng lên và cuộc tranh luận ngày càng tăng về vai trò của “Điện hạt nhân - Nguồn điện không thải ra carbon và có hiệu quả cao về chi phí”. Hơn nữa, cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đã gây mất ổn định cho cung, cầu năng lượng, các quốc gia đã tuyên bố loại bỏ năng lượng hạt nhân hiện đang quay trở lại sử dụng. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 57]: Tình hình phát triển điện hạt nhân ở các nước lớn Trong kỳ này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ cập nhật về tình hình phát triển điện hạt nhân (đưa vào vận hành, đang thực hiện đầu tư, chuẩn bị đầu tư...) tại các nước lớn như: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 56]: Chính sách mới về điện hạt nhân EU (bình luận từ Nhật Bản) Vào trung tuần tháng 7/2023, Hội đồng EU (Hội đồng các bộ trưởng EU) đã tổ chức một cuộc họp không chính thức của các bộ trưởng phụ trách năng lượng tại Valladolid, Tây Ban Nha. Tại cuộc họp, bên cạnh các chính sách phù hợp với “Tự chủ chiến lược” do EU thúc đẩy như Dự luật Nguyên vật liệu quan trọng, thì Dự luật Cải cách thị trường điện đã được thảo luận. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 55]: Phát triển hệ thống pin lưu trữ điện quy mô lớn Trong các hộ sử dụng điện ở Nhật Bản, mỗi tháng có hơn 2 triệu hộ gia đình không sử dụng nguồn điện từ năng lượng mặt trời. Điện lực Kyushu là Công ty sử dụng năng lượng tái tạo nhiều nhất ở Nhật Bản, trong năm nay dự kiến sẽ có tối đa 740 triệu kWh không thể hòa lên lưới do phát điện quá nhiều trong thời gian không có nhu cầu sử dụng theo cách kiểm soát công suất. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 54]: Điều chỉnh ‘chiến lược hydro cơ bản’ Chính phủ Nhật Bản vừa tổ chức họp cấp bộ trưởng về năng lượng tái tạo, hydro tại dinh Thủ tướng và đã thông qua việc sửa đổi “Chiến lược hydro cơ bản”. Đây là lần sửa đổi đầu tiên kể từ khi chiến lược này được ban hành vào năm 2017. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 53]: Điện hạt nhân, năng lượng tái tạo là 2 nguồn chiến lược Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Nhật Bản cùng Việt Nam và nhiều quốc gia khác đã cam kết đưa mức phát thải ròng CO2 về 0 vào năm 2050. Để thực hiện cam kết này, Nhật Bản đã đưa ra Chính sách cơ bản Chuyển đổi xanh (GX-Green Transformation). Chính sách này đã được Chính phủ Nhật Bản quyết định tại cuộc họp nội các (ngày 10/2/2023), các dự luật liên quan dự kiến sẽ được trình Quốc hội Nhật Bản thông qua trong cuộc họp thường kỳ sắp tới. |
Theo đó, khi các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc cùng đầu tư vào các dự án sản xuất hydro, amoniac ở các nước thứ ba (như Trung Đông, Hoa Kỳ), các tổ chức tài chính trực thuộc chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính. Tại Nhật Bản, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) chịu trách nhiệm thu xếp vốn cho dự án này.
Theo kế hoạch, đến năm 2030, hai nước sẽ hoàn thiện mạng lưới cung ứng vận chuyển các nguồn nhiên liệu này bằng đường biển từ khắp nơi trên thế giới.
Các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc đã đến Hoa Kỳ để tham dự cuộc họp cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và thăm Đại học Stanford ở California vào ngày 17/11 vừa qua. Nhân dịp này, hai nước đã khởi xướng khái niệm mạng lưới cung ứng - “Chuỗi giá trị toàn cầu về hydro và amoniac”.
Cả Nhật Bản, Hàn Quốc đều có những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như thép và hóa chất. Hai nước cũng có điểm chung là phụ thuộc vào nhiên liệu năng lượng nhập khẩu từ nước ngoài.
Hầu hết hydro và amoniac được sản xuất bằng nguyên liệu thô là khí tự nhiên. Theo đó, hai nước sẽ đầu tư vào các doanh nghiệp ở các nước sản xuất khí đốt và thiết lập một hệ thống để tiếp nhận nguồn cung ổn định. Với hy vọng, sẽ kiểm soát được giá nhiên liệu này ở mức hợp lý.
Theo kế hoạch, Mitsubishi (Nhật Bản) và Lotte Chemical (Hàn Quốc) sẽ sản xuất 10 triệu tấn nhiên liệu amoniac mỗi năm với Công ty Năng lượng RWE của Đức (hoạt động tại Hoa Kỳ) và sẽ bắt đầu thu mua vào năm 2029.
Cùng với đó, Mitsui & Co. (Nhật Bản) và GS Energy (Hàn Quốc) sẽ tham gia vào các dự án của Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Dự kiến, nhà máy ở UAE sẽ sản xuất 1 triệu tấn/năm và đặt mục tiêu thu mua từ năm 2026.
Ngoài ra, hai nước cũng có các kế hoạch kinh doanh mới khác ở Trung Đông, Ấn Độ và Nam Mỹ.
Hydro và amoniac không tạo ra CO2 khi đốt cháy. Để giảm lượng khí thải CO2, các quốc gia cần sử dụng các nguồn nhiên liệu mới thay thế, nhưng việc đảm bảo nguồn cung nhiên liệu lại là một trở ngại rất lớn.
Nhật Bản đã đặt mục tiêu sản xuất 3 triệu tấn hydro quy đổi vào năm 2030 và 20 triệu tấn hydro, amoniac vào năm 2050. Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản: Tính đến năm 2019, sản lượng amoniac toàn cầu xấp xỉ 200 triệu tấn/năm và khối lượng thương mại chỉ chiếm khoảng 10% trong số này.
Tại Nhật Bản, đốt hỗn hợp hydro và amoniac trong các nhà máy nhiệt điện đã được thử nghiệm và kiểm chứng về hiệu quả kinh tế, môi trường.
Nhóm Nhà máy Nhiệt điện Niigata số 5 của Công ty Điện lực Tohoku, tại Thành phố Niigata đã bắt đầu thử nghiệm phương pháp đốt hỗn hợp hydro từ tháng 10 năm nay. Một lượng nhỏ hydro được cung cấp từ bình hydro (bình chứa hydro) được trộn với khí thiên nhiên hiện có và đốt trong tua bin khí để phát điện. Tỷ lệ đốt hydro là khoảng 1% (theo thể tích) và giảm lượng LNG sử dụng, từ đó lượng khí thải carbon dioxide (CO2) có thể giảm 0,3%. Thời gian thử nghiệm dự kiến sẽ kéo dài khoảng một năm rưỡi. Đây là lần thử nghiệm đầu tiên của Nhật Bản ở một nhà máy nhiệt điện chu trình khí hỗn hợp thương mại.
Trước đó, vào đầu năm 2021, JERA và IHI cũng đã tiến hành thử nghiệm kiểm chứng khả năng đốt hỗn hợp amoniac tại tổ máy số 4 của Nhà máy Nhiệt điện JERA Hekinan. Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên trên thế giới về việc đốt hỗn hợp một lượng lớn amoniac (khoảng 20%) tại nhà máy nhiệt điện than quy mô lớn.
Bước đầu tiên hướng tới một xã hội hydro, amoniac đã được thực hiện.
(Đón đọc kỳ tới...)
NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)