RSS Feed for Bắt đầu thực hiện gói thầu EPCI dự án mỏ Sư Tử Trắng (giai đoạn 2B) thuộc Lô 15-1 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 12/07/2025 06:27
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bắt đầu thực hiện gói thầu EPCI dự án mỏ Sư Tử Trắng (giai đoạn 2B) thuộc Lô 15-1

 - Thông tin từ Công ty TNHH Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C) cho biết: Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (CLJOC) đã chính thức phát hành Thư trao thầu cho PTSC M&C để triển khai thực hiện Tổng thầu EPCI (thiết kế, mua sắm, chế tạo, vận chuyển, lắp đặt, đấu nối, chạy thử cho 1 giàn công nghệ trung tâm) dự án Sư Tử Trắng (giai đoạn 2B) thuộc Lô 15-1 ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam.
Các tiêu chí nâng cao để đánh giá nguồn năng lượng tái tạo biến đổi cho lập kế hoạch, quy hoạch điện ở Việt Nam Các tiêu chí nâng cao để đánh giá nguồn năng lượng tái tạo biến đổi cho lập kế hoạch, quy hoạch điện ở Việt Nam

Nghiên cứu dưới đây của chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam thảo luận về những hạn chế của Chi phí điện năng quy dẫn (LCOE) khi đánh giá các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi (VRE), đề xuất nhiều tiêu chí thay thế để cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về chi phí và giá trị của chúng. Các tiêu chí được giới thiệu bao gồm: (1) Chi phí điện năng tránh được quy dẫn (LACE) - đánh giá giá trị kinh tế mà một nguồn điện mang lại bằng cách tránh chi phí phát điện từ các nguồn khác; (2) Chi phí điện năng quy dẫn điều chỉnh theo giá trị (VALCOE) - kết hợp giá trị năng lượng, công suất và tính linh hoạt; (3) Chi phí điện năng quy dẫn hệ thống (SLCOE) - bao gồm tất cả các chi phí tích hợp VRE vào lưới điện. Ngoài ra, (4) giới thiệu Chi phí quy dẫn lưu trữ (LCOS) để đánh giá các công nghệ lưu trữ năng lượng, cũng như các tiêu chí bổ sung như Đường cong chi phí giảm phát biên (MACC) và Chi phí giảm phát carbon quy dẫn (LCCA). Mục tiêu là cung cấp các công cụ tốt hơn cho việc lập kế hoạch và phát triển hệ thống điện với tỷ lệ VRE cao, như trường hợp của Việt Nam.

Thư trao thầu cho dự án Sư Tử Trắng (giai đoạn 2B) đánh dấu một cột mốc mới trong mối quan hệ hợp tác bền vững, chiến lược giữa CLJOC và PTSC M&C. Đây là dự án tiếp theo thuộc Cụm mỏ Sư Tử (Lô 15-1) mà CLJOC tin tưởng trao thầu cho PTSC M&C, tiếp nối thành công từ các dự án trước như: Sư Tử Đen, Sư Tử Nâu, Sư Tử Trắng LTPTP, Sư Tử Vàng Tây Nam và Sư Tử Trắng (giai đoạn 1).

Phạm vi công việc của dự án Sư Tử Trắng (giai đoạn 2B) bao gồm các hạng mục: Thiết kế, mua sắm, chế tạo, vận chuyển, lắp đặt, đấu nối, chạy thử cho 1 giàn công nghệ trung tâm với khối thượng tầng nặng hơn 6.500 tấn và phần chân đế nặng khoảng 5.000 tấn. Ước tính quy mô hợp đồng có thể lên đến hơn 10 nghìn tỷ đồng.

Việc được trao thầu dự án Sư Tử Trắng (giai đoạn 2B) một lần nữa khẳng định năng lực vượt trội của PTSC M&C trong vai trò tổng thầu các công trình dầu khí phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao.

Theo nguồn tin Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Dự án phát triển mỏ Sư Tử Trắng (giai đoạn 2B) khi đi vào khai thác sẽ cung cấp khoảng 17,05 tỷ m3 khí và 74 triệu thùng dầu và condensate, góp phần duy trì ổn định nguồn cung khí cho khu vực Đông Nam bộ trong trung hạn.

Bên cạnh sản lượng bổ sung, dự án đóng vai trò kết nối chặt chẽ giữa khai thác tài nguyên với phát triển hạ tầng năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình khí - điện - đạm hiện hữu. Trên cơ sở đó, giai đoạn 2B sẽ tạo dư địa để gia tăng trữ lượng thu hồi, tối ưu giá trị tài nguyên và đóng góp ổn định cho ngân sách Nhà nước.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2B của dự án này sẽ có dòng khí đầu tiên vào quý 3 năm 2026.

Bắt đầu thực hiện gói thầu EPCI dự án mỏ Sư Tử Trắng (giai đoạn 2B) thuộc Lô 15-1
Cụm giàn khai thác mỏ Sư Tử Trắng. Nguồn: PVN.

Mỏ Sư Tử Trắng là một trong bốn phát hiện quan trọng trong Lô 15-1, thuộc bồn trũng Cửu Long, được đánh giá là một trong những vùng có tiềm năng cao nhất về trữ lượng dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, nằm cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 62 km với mực nước sâu 56 mét.

Hợp đồng dầu khí Lô 15-1 được ký ngày 16/9/1998 giữa Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam với các bên tham gia trong hợp đồng gồm PVEP (50%), Perenco (23,25%), KNOC (14,25%), SK (9%) và Geopetrol (3,5%) do Cửu Long JOC là Người điều hành.

Tính đến năm 2024, tổng sản lượng khai thác từ Lô 15-1 đạt 426,56 triệu thùng dầu và 216,76 tỷ bộ khối khí thương phẩm, mang về hơn 30 tỷ USD doanh thu cho các bên tham gia và đóng góp trên 13 tỷ USD vào ngân sách Nhà nước./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động