Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 62]: Vấn đề giá điện và mục tiêu Net Zero
08:26 | 20/11/2023
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 61]: Ngành công nghiệp điện gió châu Âu - Nhìn từ Nhật Bản Ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi đang phải đối mặt với hàng loạt trở ngại từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các vấn đề về thiết kế với tua bin gió và chi phí gia tăng. Điều này đã làm gián đoạn hàng chục dự án phát triển và có khả năng ảnh hưởng đến các quốc gia trong việc đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 60]: Góc nhìn khác của Exxon về triển vọng năng lượng thế giới Cuối tháng 8/2023, Exxon Mobil đã công bố báo cáo “Triển vọng Năng lượng Thế giới năm 2050 (Phiên bản 2023)” của mình. Không giống như chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa chính thống về năng lượng tái tạo của Ủy ban liên Chính phủ về Khí hậu (IPCC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), quan điểm sau đây được công bố dựa trên thực tế, xã hội. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 59]: Xung quanh việc xả nước (đã qua xử lý) từ Fukushima Cuối tháng 8 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu xả nước đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển. Nước đã xử lý được lưu trữ trong khoảng 1.000 bể chứa, dự kiến các bể sẽ đầy vào mùa hè đến mùa thu năm nay, vì vậy, quốc gia này bắt đầu xả nước ra biển. Quyết định xả ra biển dựa trên các dữ liệu khoa học và sau khi được IAEA phê duyệt. Trong các cuộc khảo sát quan trắc nước biển sau đó, các chỉ số đo được quá nhỏ nên không phát hiện vấn đề gì. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã phản đối hoạt động này của Nhật Bản. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 58]: Các động thái quay trở lại với điện hạt nhân Các quốc gia lớn trên thế giới đi đầu trong việc loại bỏ dần điện hạt nhân hiện đang đấu tranh để mở rộng sản xuất nguồn điện này. Điều này là do dựa trên hiệp định hợp tác về khí hậu, áp lực để đạt được “trung hòa carbon” ngày càng tăng lên và cuộc tranh luận ngày càng tăng về vai trò của “Điện hạt nhân - Nguồn điện không thải ra carbon và có hiệu quả cao về chi phí”. Hơn nữa, cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đã gây mất ổn định cho cung, cầu năng lượng, các quốc gia đã tuyên bố loại bỏ năng lượng hạt nhân hiện đang quay trở lại sử dụng. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 57]: Tình hình phát triển điện hạt nhân ở các nước lớn Trong kỳ này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ cập nhật về tình hình phát triển điện hạt nhân (đưa vào vận hành, đang thực hiện đầu tư, chuẩn bị đầu tư...) tại các nước lớn như: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 56]: Chính sách mới về điện hạt nhân EU (bình luận từ Nhật Bản) Vào trung tuần tháng 7/2023, Hội đồng EU (Hội đồng các bộ trưởng EU) đã tổ chức một cuộc họp không chính thức của các bộ trưởng phụ trách năng lượng tại Valladolid, Tây Ban Nha. Tại cuộc họp, bên cạnh các chính sách phù hợp với “Tự chủ chiến lược” do EU thúc đẩy như Dự luật Nguyên vật liệu quan trọng, thì Dự luật Cải cách thị trường điện đã được thảo luận. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 55]: Phát triển hệ thống pin lưu trữ điện quy mô lớn Trong các hộ sử dụng điện ở Nhật Bản, mỗi tháng có hơn 2 triệu hộ gia đình không sử dụng nguồn điện từ năng lượng mặt trời. Điện lực Kyushu là Công ty sử dụng năng lượng tái tạo nhiều nhất ở Nhật Bản, trong năm nay dự kiến sẽ có tối đa 740 triệu kWh không thể hòa lên lưới do phát điện quá nhiều trong thời gian không có nhu cầu sử dụng theo cách kiểm soát công suất. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 54]: Điều chỉnh ‘chiến lược hydro cơ bản’ Chính phủ Nhật Bản vừa tổ chức họp cấp bộ trưởng về năng lượng tái tạo, hydro tại dinh Thủ tướng và đã thông qua việc sửa đổi “Chiến lược hydro cơ bản”. Đây là lần sửa đổi đầu tiên kể từ khi chiến lược này được ban hành vào năm 2017. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 53]: Điện hạt nhân, năng lượng tái tạo là 2 nguồn chiến lược Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Nhật Bản cùng Việt Nam và nhiều quốc gia khác đã cam kết đưa mức phát thải ròng CO2 về 0 vào năm 2050. Để thực hiện cam kết này, Nhật Bản đã đưa ra Chính sách cơ bản Chuyển đổi xanh (GX-Green Transformation). Chính sách này đã được Chính phủ Nhật Bản quyết định tại cuộc họp nội các (ngày 10/2/2023), các dự luật liên quan dự kiến sẽ được trình Quốc hội Nhật Bản thông qua trong cuộc họp thường kỳ sắp tới. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 52]: Giá điện tăng từ 15%-39% (từ tháng 6/2023) Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức cuộc họp cấp bộ về vấn đề vật giá và đã thông qua việc tăng giá điện (do 7 công ty điện lực lớn đã trình Chính phủ). Trung bình mức tăng giá của mỗi công ty sẽ dao động từ 15% đến 39% và thực hiện tăng giá từ tháng 6 năm nay. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 51]: Loại bỏ điện hạt nhân của Đức - Nhìn từ Nhật Bản Theo truyền thông Nhật Bản: Nước Đức dù đã quyết định loại bỏ điện hạt nhân, nhưng thực tế vẫn phải phụ thuộc vào điện hạt nhân của các quốc gia khác cho cả phần điện và hydro. Điều đó cho thấy, những nước nhập khẩu năng lượng bị bị ảnh hưởng lớn từ những tác động tiêu cực của việc loại bỏ điện hạt nhân. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 50]: Duy trì điện than bằng công nghệ đốt kèm ammoniac Nhật Bản là nước có ít đất dành cho điện gió, mặt trời nên rất khó tăng thêm năng lượng tái tạo. Do vậy, quốc gia này vẫn tiếp tục duy trì nhiệt điện than bằng cách sử dụng công nghệ đốt hỗn hợp than và ammoniac - loại nhiên liệu không thải CO2 khi đốt. |
Vì sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy? Cập nhật số liệu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho thấy: Nguyên nhân phụ thuộc vào hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. Cụ thể, Công ty Điện lực Kyushu có 4 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động, Công ty Điện lực Kansai có 7 nhà máy, trong khi Công ty Điện lực Tokyo (nơi xảy ra sự cố Fukushima) không có nhà máy nào hoạt động. TEPCO phụ thuộc vào nhiệt điện (than, khí nhập khẩu) vượt quá 70%, trong khi đó, ở Công ty Điện lực Kansai và Điện lực Kyushu nhiệt điện chỉ chiếm 40%.
Sự khác biệt về giá điện không thể xem nhẹ ở các công ty sử dụng lượng điện lớn. Chẳng hạn như sản xuất chất bán dẫn. Hơn nữa, theo Bộ Môi trường Nhật Bản: Công ty Điện lực Kyushu và Công ty Điện lực Kansai thải lượng khí carbon dioxide (CO2) trên mỗi kWh phát điện ít hơn 40% so với TEPCO.
Quá trình khử cacbon là một nỗ lực toàn diện. Ngoài năng lượng tái tạo, sự công nhận năng lượng hạt nhân là cần thiết đang lan rộng khắp thế giới do khủng hoảng năng lượng sau cuộc xung đột ở Ukraine và xu hướng khử cacbon.
Lộ trình Net Zero do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố vào tháng 9/2023 kêu gọi tăng gấp đôi sản lượng điện hạt nhân vào năm 2050. Theo đó, Pháp sẽ xây dựng mới 14 tổ máy, Anh sẽ tăng gấp 3 lần sản lượng điện hạt nhân để đáp ứng 25% nhu cầu.
Chính phủ Mỹ cũng đã bổ sung các nhà máy điện hạt nhân vào danh sách các đối tượng nhận hỗ trợ trong chính sách khử cacbon. Nghiên cứu các công nghệ mới như lò phản ứng mô-đun nhỏ và lò phản ứng tổng hợp hạt nhân cũng đang được triển khai.
Nghiên cứu của Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản cho biết: Nhiều quốc gia đã quay trở lại phát triển điện hạt nhân để đảm bảo an ninh năng lượng, ổn định giá điện và đạt được mục tiêu Net Zero.
Chính quyền Kishida đã thay đổi chính sách năng lượng hạt nhân, vốn đã bị bỏ qua kể từ sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011 của TEPCO. Điều này đã mở đường cho việc thúc đẩy khởi động lại, kéo dài thời gian hoạt động và xây mới nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, chúng ta cần giữ bình tĩnh và xem Nhật Bản có thể vượt qua làn sóng này bao xa. Bởi hiện vẫn còn một chặng đường dài để khôi phục lại niềm tin đã mất sau sự cố kể trên.
Một tương lai bất ổn đang ở phía trước. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ước tính nhu cầu điện sẽ tăng 30 - 50% vào năm 2050. Nhu cầu về điện ngày càng tăng mạnh do sự mở rộng của AI (trí tuệ nhân tạo) và sự tiến bộ của công nghệ thông tin sẽ kéo theo sự gia tăng số lượng các trung tâm dữ liệu nên rất cần thiết phải đảm bảo nguồn điện từ năng lượng tái tạo và điện hạt nhân là những nguồn năng lượng phát thải cacbon thấp.
Kế hoạch Năng lượng Cơ bản của Nhật Bản đặt mục tiêu đảm bảo 20% nguồn điện từ các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030. Ngay cả khi thời gian hoạt động của tất cả các nhà máy điện hạt nhân hiện có được kéo dài lên 60 năm, chúng sẽ dần dần ngừng hoạt động. Nếu muốn duy trì 20% nguồn cung cấp điện từ các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2050, chúng ta sẽ cần phải xây mới từ 10 đến 20 nhà máy điện hạt nhân.
Trong thời đại khử cacbon, điện sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Giảm giá điện dài hạn cũng là chìa khóa cho các chính sách kinh tế. Chìa khóa để vừa giảm chi phí điện vừa khử cacbon cho các nguồn năng lượng là sử dụng năng lượng hạt nhân, thay vì năng lượng tái tạo.
Kể từ cuộc khủng hoảng năng lượng, sự ủng hộ dành cho năng lượng hạt nhân đã tăng lên ở Nhật Bản và có vẻ như số người ủng hộ nguồn điện này đã đông hơn số người phản đối.
Phát triển công nghiệp điện hạt nhân không chỉ là kéo dài thời gian hoạt động các nhà máy hiện hữu, mà cần xây dựng thêm nhiều dự án mới, bởi dự báo nhu cầu điện Nhật Bản vẫn tiếp còn tục tăng cao trong tương lai tới.
(Đón đọc kỳ tới...)
NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)