RSS Feed for Các nhà thầu bàn phối hợp thi công gói EPCI 1 và 2 dự án mỏ khí Lô B | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 26/07/2025 08:33
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Các nhà thầu bàn phối hợp thi công gói EPCI 1 và 2 dự án mỏ khí Lô B

 - Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) vừa tổ chức hội thảo “phối hợp tổng thể công tác hạ thủy, vận chuyển và lắp đặt (T&I)” kết hợp ký cam kết an toàn, sức khỏe, môi trường (HSE) trong khuôn khổ án khí Lô B. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình triển khai dự án, thể hiện tinh thần phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm cao và cam kết đồng hành giữa các bên liên quan, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn, chất lượng, về đích đúng tiến độ.
Công nghệ và tổ chức thi công nhà máy điện hạt nhân - Gợi ý thể chế áp dụng cho Việt Nam Công nghệ và tổ chức thi công nhà máy điện hạt nhân - Gợi ý thể chế áp dụng cho Việt Nam

Với các quốc gia đang phát triển chương trình điện hạt nhân như Việt Nam, việc tiếp cận và triển khai các công nghệ điện hạt nhân cần được đặt trong một khuôn khổ thể chế phù hợp, có lộ trình rõ ràng và năng lực nội địa được chuẩn bị đầy đủ. Bài báo của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây phân tích các đặc điểm về công nghệ và tổ chức thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân được rút ra từ kinh nghiệm quốc tế, cũng như hướng dẫn của IAEA, đặc biệt từ tài liệu NP-T-2.5, từ đó đề xuất một số gợi ý áp dụng cho Việt Nam.

Tham dự sự kiện này gồm có đại diện PVN, MOECO, PTTEP, Phú Quốc POC, PTSC, McDermott, PTSC M&C, cùng các nhà thầu phụ tham gia Chuỗi dự án.

PTSC với vai trò tổng thầu đang thực hiện nhiều gói thầu trọng yếu của Chuỗi dự án khí Lô B. Cụ thể gói thầu EPCI#1 gồm có: Giàn xử lý trung tâm (CPP), giàn nhà ở (LQ), cầu dẫn (Bridge), van cách ly an toàn dưới biển (SSIV).

Gói thầu EPCIC#2 gồm có: 4 giàn đầu giếng (WHP), trạm kết nối ngầm với FSO (PLET) và hệ thống đường ống nội mỏ; tổng thầu thiết kế và chạy thử toàn tuyến ống, EPC tuyến ống bờ và cung cấp, vận hành FSO cho toàn Chuỗi dự án.

Theo kế hoạch, dự án sẽ sớm bước vào giai đoạn cao điểm và phức tạp nhất kể từ khi khởi động vào ngày 31/10/2023. Trong thời gian tới, các hoạt động hạ thủy, vận chuyển, lắp đặt và đấu nối ngoài khơi (SIMOPS) sẽ diễn ra với mật độ cao, trong không gian hạn chế, cũng như huy động đồng thời nhiều hạng mục và thiết bị thi công quy mô lớn. Thực tế này đặt ra yêu cầu rất khắt khe về năng lực tổ chức, phương thức phối hợp và quản lý tổng thể, đặc biệt là giữa các gói thầu EPCI#1 và 2 - nơi mà mọi sai sót (dù nhỏ) cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ tiến độ triển khai.

Các nhà thầu bàn phối hợp thi công gói EPCI 1 và 2 thuộc dự án mỏ khí Lô
Toàn cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, các bên đã trình bày chi tiết về kế hoạch triển khai, phương án phối hợp công tác T&I, mục tiêu HSE, quy trình quản trị rủi ro và các phương án ứng phó tình huống khẩn cấp.

Đặc biệt, nội dung thảo luận diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, với nhiều ý kiến đóng góp thực tiễn từ đại diện các chủ đầu tư, đơn vị điều hành, các nhà thầu và đối tác quốc tế. Các vấn đề về điều phối nguồn lực, phân luồng thiết bị, kiểm soát an toàn trong điều kiện SIMOPS, phân quyền xử lý tại hiện trường và cơ chế phản hồi nhanh giữa các bên đã được trao đổi kỹ lưỡng nhằm đi đến thống nhất trong cách thức phối hợp.

Tham luận của PTSC nhấn mạnh vai trò của công tác HSE trong toàn bộ chuỗi hoạt động. Khẳng định, đây là yếu tố then chốt để bảo vệ con người, tài sản, môi trường và là điều kiện tiên quyết cho sự thành công bền vững của dự án. PTSC kêu gọi các nhà thầu và lực lượng thi công nghiêm túc, chủ động triển khai công tác HSE một cách thực chất, hiệu quả và không hình thức.

Đối với Tập đoàn, các chủ đầu tư và đối tác, PTSC cam kết sẽ tiếp tục phát huy vai trò tổng thầu, quản lý chặt chẽ công tác HSE toàn dự án, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn và quy định khắt khe nhất, hướng đến mục tiêu “không tai nạn - không tổn thất”.

Như chúng ta đều biết, trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn đã đạt nhiều cột mốc quan trọng. Cụ thể là:

1. Ký kết hợp đồng EPC cho Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 4 (ngày 6/6/2025). Đây là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong lộ trình hiện thực hóa Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn - một trong các dự án trọng điểm quốc gia về năng lượng, hướng đến mục tiêu phát triển năng lượng sạch, hiện đại và bền vững của Việt Nam trong giai đoạn tới.

2. Ký kết hợp đồng các gói thầu PC1 và PC2 của dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (ngày 30/6/2025) - chính thức hoàn tất lựa chọn toàn bộ các nhà thầu chính, bước vào giai đoạn mua sắm và thi công đồng bộ cả 3 gói thầu then chốt thuộc tuyến ống này.

3. Khởi công hạng mục tuyến ống (trên bờ) thuộc dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (ngày 2/7/2025) - chính thức bước sang giai đoạn triển khai đồng loạt cả 3 hợp phần then chốt của dự án (tuyến ống bờ, tuyến ống biển vùng nước nông và vùng nước sâu).

Lô B là dự án trọng điểm quốc gia, tổng mức đầu tư gần 7 tỷ USD. Mục tiêu của dự án là khai thác, thu gom nguồn khí Lô B với tổng trữ lượng thu hồi dự kiến 3,78 tỷ bộ khối (khoảng 107 tỷ m3) và 12,65 triệu thùng condensate, sản lượng khí đưa về bờ khoảng 5,06 tỷ m3/năm - có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng đất nước.

Theo kế hoạch tiến độ, vào quý 3/2027 sẽ đưa dòng khí đầu tiên từ Lô B vào bờ, vận chuyển mỗi ngày khoảng 16,3-18 triệu m³ khí, đáp ứng nhu cầu nhiên liệu cho các nhà máy điện (Ô Môn 1, 2, 3, 4 ở hạ nguồn) và khu công nghiệp trọng điểm trong khu vực Tây Nam bộ; giai đoạn tiếp theo (từ 2028-2030) sẽ tập trung vào khai thác thương mại ổn định, an toàn và tối ưu chi phí vận hành./.

TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - PTSC

Có thể bạn quan tâm

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động