RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 64]: Chuyện lỗ, lãi của điện gió ngoài khơi trên báo Nhật | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 28/04/2024 11:01
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 64]: Chuyện lỗ, lãi của điện gió ngoài khơi trên báo Nhật

 - Mặc dù các mục tiêu về điện gió ngoài khơi trên toàn cầu tiếp tục được điều chỉnh tăng, nhưng môi trường kinh doanh suy thoái đang kìm hãm sự phát triển của chuyên ngành này. Vào ngày 1/11 vừa qua, Công ty Ørsted của Đan Mạch - nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đã quyết định hủy bỏ 2 dự án đang được phát triển ở New Jersey, Mỹ và thông báo khoản lỗ lớn.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 63]: Nhật, Hàn thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro, amoniac Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 63]: Nhật, Hàn thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro, amoniac

Nhật Bản cùng Hàn Quốc đã thống nhất thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro và amoniac. Mục đích của kế hoạch hợp tác là để tăng cường khả năng đàm phán về giá (thông qua mua sắm chung) và đảm bảo sự ổn định nguồn cung nhiên liệu này cho ngành điện hai quốc gia.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 62]: Vấn đề giá điện và mục tiêu Net Zero Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 62]: Vấn đề giá điện và mục tiêu Net Zero

Kyushu, cùng với Kansai là khu vực có giá điện thấp nhất ở Nhật Bản. Thời điểm tháng 10/2023, giá điện cho các hộ dân ở khu vực do Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) quản lý cao hơn Công ty Điện lực Kyushu khoảng 24%. Đặc biệt, có lúc chênh lệch giá điện gần 50% trong tháng 6/2023 - khi TEPCO tăng giá, thì Kyushu lại vẫn giữ nguyên giá.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 61]: Ngành công nghiệp điện gió châu Âu - Nhìn từ Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 61]: Ngành công nghiệp điện gió châu Âu - Nhìn từ Nhật Bản

Ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi đang phải đối mặt với hàng loạt trở ngại từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các vấn đề về thiết kế với tua bin gió và chi phí gia tăng. Điều này đã làm gián đoạn hàng chục dự án phát triển và có khả năng ảnh hưởng đến các quốc gia trong việc đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 60]: Góc nhìn khác của Exxon về triển vọng năng lượng thế giới Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 60]: Góc nhìn khác của Exxon về triển vọng năng lượng thế giới

Cuối tháng 8/2023, Exxon Mobil đã công bố báo cáo “Triển vọng Năng lượng Thế giới năm 2050 (Phiên bản 2023)” của mình. Không giống như chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa chính thống về năng lượng tái tạo của Ủy ban liên Chính phủ về Khí hậu (IPCC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), quan điểm sau đây được công bố dựa trên thực tế, xã hội.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 59]: Xung quanh việc xả nước (đã qua xử lý) từ Fukushima Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 59]: Xung quanh việc xả nước (đã qua xử lý) từ Fukushima

Cuối tháng 8 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu xả nước đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển. Nước đã xử lý được lưu trữ trong khoảng 1.000 bể chứa, dự kiến các bể ​​sẽ đầy vào mùa hè đến mùa thu năm nay, vì vậy, quốc gia này bắt đầu xả nước ra biển. Quyết định xả ra biển dựa trên các dữ liệu khoa học và sau khi được IAEA phê duyệt. Trong các cuộc khảo sát quan trắc nước biển sau đó, các chỉ số đo được quá nhỏ nên không phát hiện vấn đề gì. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã phản đối hoạt động này của Nhật Bản.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 58]: Các động thái quay trở lại với điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 58]: Các động thái quay trở lại với điện hạt nhân

Các quốc gia lớn trên thế giới đi đầu trong việc loại bỏ dần điện hạt nhân hiện đang đấu tranh để mở rộng sản xuất nguồn điện này. Điều này là do dựa trên hiệp định hợp tác về khí hậu, áp lực để đạt được “trung hòa carbon” ngày càng tăng lên và cuộc tranh luận ngày càng tăng về vai trò của “Điện hạt nhân - Nguồn điện không thải ra carbon và có hiệu quả cao về chi phí”. Hơn nữa, cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đã gây mất ổn định cho cung, cầu năng lượng, các quốc gia đã tuyên bố loại bỏ năng lượng hạt nhân hiện đang quay trở lại sử dụng.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 57]: Tình hình phát triển điện hạt nhân ở các nước lớn Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 57]: Tình hình phát triển điện hạt nhân ở các nước lớn

Trong kỳ này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ cập nhật về tình hình phát triển điện hạt nhân (đưa vào vận hành, đang thực hiện đầu tư, chuẩn bị đầu tư...) tại các nước lớn như: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 56]: Chính sách mới về điện hạt nhân EU (bình luận từ Nhật Bản) Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 56]: Chính sách mới về điện hạt nhân EU (bình luận từ Nhật Bản)

Vào trung tuần tháng 7/2023, Hội đồng EU (Hội đồng các bộ trưởng EU) đã tổ chức một cuộc họp không chính thức của các bộ trưởng phụ trách năng lượng tại Valladolid, Tây Ban Nha. Tại cuộc họp, bên cạnh các chính sách phù hợp với “Tự chủ chiến lược” do EU thúc đẩy như Dự luật Nguyên vật liệu quan trọng, thì Dự luật Cải cách thị trường điện đã được thảo luận.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 55]: Phát triển hệ thống pin lưu trữ điện quy mô lớn Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 55]: Phát triển hệ thống pin lưu trữ điện quy mô lớn

Trong các hộ sử dụng điện ở Nhật Bản, mỗi tháng có hơn 2 triệu hộ gia đình không sử dụng nguồn điện từ năng lượng mặt trời. Điện lực Kyushu là Công ty sử dụng năng lượng tái tạo nhiều nhất ở Nhật Bản, trong năm nay dự kiến ​​sẽ có tối đa 740 triệu kWh không thể hòa lên lưới do phát điện quá nhiều trong thời gian không có nhu cầu sử dụng theo cách kiểm soát công suất.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 54]: Điều chỉnh ‘chiến lược hydro cơ bản’ Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 54]: Điều chỉnh ‘chiến lược hydro cơ bản’

Chính phủ Nhật Bản vừa tổ chức họp cấp bộ trưởng về năng lượng tái tạo, hydro tại dinh Thủ tướng và đã thông qua việc sửa đổi “Chiến lược hydro cơ bản”. Đây là lần sửa đổi đầu tiên kể từ khi chiến lược này được ban hành vào năm 2017.

Các dự án điện gió ngoài khơi mà Orsted thông báo hủy bỏ là Ocean Wind 1 và 2, hiện đang được triển khai ở New Jersey và có công suất phát điện lần lượt là 1.100 MW và 1.148 MW.

Tổng số thiệt hại lên tới 4 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023. Ngoài ra, Orsted sẽ phải trả thêm thêm phí hủy thầu là 1,6 tỷ USD. Có thể thấy, môi trường kinh tế xung quanh điện gió ngoài khơi đã thay đổi rất lớn, đến mức nhà đầu tư Đan Mạch phải quyết định hủy bỏ dự án. 

Vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt tình trạng lạm phát do nới lỏng tiền tệ trong đại dịch Covid và giá năng lượng tăng vọt sau cuộc xung đột ở Ukraine. Orsted đã giành được hai dự án vào tháng 6 năm 2019 và tháng 6 năm 2021, trước khi lạm phát. Nguyên nhân là do chi phí dự án chênh lệch đáng kể so với giá tại thời điểm đấu thầu thành công do giá vật liệu toàn cầu tăng sau đó. Và yêu cầu của Orsted dường như cũng không được thông qua về phạm vi áp dụng Đạo luật kiểm soát lạm phát (IRA) của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ (bao gồm các khoản tín dụng thuế cho các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo).

Orstead không phải là công ty duy nhất gặp khó khăn. Từ tháng 6/2023, các nhà đầu tư về gió ngoài khơi như: Equinor của Na Uy và BP của Anh cùng với Orsted đã yêu cầu Bang New York thay đổi các điều khoản đấu thầu. Equinor và các công ty khác hiện đang phát triển 3 dự án ở New York là: Empire Wind 1 (816 MW), Empire Wind 2 (1.260 MW) và Beacon Wind 1 (1.230 MW).

Vào ngày 31/8/2023, có thông tin cho biết: Equinor đã yêu cầu Bang New York tăng 52% giá trong hợp đồng mua bán điện (PPA), nhưng Bang này từ chối, nên một khoản lỗ lớn đã được xác nhận. Vào ngày 27/10/2023, Equinor đã công bố khoản lỗ 300 triệu USD trong báo cáo tài chính quý 3/2023 và BP đã công bố khoản lỗ 540 triệu USD vào ngày 30/10/2023.

Còn ở châu Âu - khu vực có lịch sử dẫn đầu về năng lượng gió ngoài khơi, chi phí bắt đầu giảm đáng kể vào khoảng năm 2010. Với các dự án trúng thầu vào năm 2016 giảm xuống dưới 10 Euro/MWh. Sau đó, giá nhanh chóng giảm xuống khoảng 5 Euro/MWh và một số dự án trúng thầu được thực hiện ngang bằng với giá thị trường điện.

Việc tua bin gió ngày càng lớn, quy mô các dự án cũng ngày càng lớn, cải thiện chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng, hệ thống trung tâm và phát triển các phương thức đấu thầu cạnh tranh đã góp phần phát triển cho điện gió ngoài khơi. Nhưng trên hết, việc mở rộng mục tiêu kinh doanh, cũng như sự tham gia của khu vực công và tư nhân đã có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao khả năng dự đoán cho các dự án.

Tuy nhiên, bước vào những năm 2020, chúng ta bắt đầu thấy rõ các xu hướng “quá lớn, quá nhanh, quá thấp” (Too-Big, Too-Fast, Too-Low) trong quá khứ đã gây ra căng thẳng quá mức cho chuỗi cung ứng, dẫn đầu là các nhà sản xuất tua bin gió. Dần dần, sự cố tua bin gió ngày càng dễ nhận thấy hơn và hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất ngày càng sa sút.

Lạm phát do đại dịch Covid và cuộc xung đột ở Ukraine cũng đã tác động trực tiếp đến các nhà sản xuất tua bin gió. Công ty lớn nhất nước Đức là Siemens Gamesa đang gặp khủng hoảng tài chính. Các công ty phát triển như Ørsted cũng buộc phải chấp nhận giá tua bin gió tăng và hiện đang yêu cầu thay đổi hệ thống đấu thầu cạnh tranh. Các dự án đã thắng thầu trong giai đoạn quá độ này sẽ buộc phải đưa ra quyết định hủy bỏ, hoặc rút lui, vì nếu tiếp tục mà không thay đổi điều kiện đấu thầu thì họ sẽ không thể tránh được những khoản thâm hụt lớn.

Tại Anh, vào ngày 20/7/2023, Vattenfall của Thụy Điển đã thông báo rằng: Sẽ rút khỏi dự án Norfolk Boreas (công suất phát điện 1,4 GW) mà họ đã thắng thầu ở vòng 4. Với kết quả đấu thầu vòng 5 điện gió ngoài khơi được công bố vào ngày 9/9/2023 với giá thầu bằng 0.

Hơn nữa, vào ngày 15/11/2023, nhà sản xuất máy phát điện gió của Đức là Siemens Energy đã thông báo kết quả lãi, lỗ cuối cùng của họ cho năm tài chính kết thúc vào tháng 9/2023 là 4,5 tỷ Euro. Chính phủ Đức đã quyết định cung cấp khoản bảo lãnh tín dụng trị giá 7,5 tỷ Euro để giải cứu.

Tuy nhiên, những gì đang xảy ra hiện nay là cuộc khủng hoảng trong thời kỳ quá độ. Quan điểm chung là tình trạng hỗn loạn này sẽ chấm dứt khi các biện pháp chống lạm phát thành công và việc tập trung vào chuỗi cung ứng trở nên phổ biến hơn.

Vestas của Đan Mạch được cho là đang lãi trở lại sau khi tăng giá tua bin gió lên khoảng 40%. Để đạt được cả chất lượng ổn định, chi phí thấp, các nhà sản xuất tua bin gió châu Âu, Mỹ đặt mục tiêu chuẩn hóa công suất đầu ra của tua bin gió của họ lên 15 MW và hướng tới sản xuất hàng loạt.

Mặc dù giá tua bin gió đã tăng, nhưng điện gió vẫn có giá cạnh tranh. Chính phủ Anh nhấn mạnh rằng: “So với điện khí (khi giá nhiên liệu tăng cao) thì giá năng lượng gió ngoài khơi chỉ bằng một nửa”. Trên hết, năng lượng gió ngoài khơi sẽ tiếp tục là con át chủ bài của mỗi quốc gia khi thế giới tiếp tục khử cacbon./.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động