RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 71]: Điện than trong cơ cấu năng lượng Nhật Bản | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 21/01/2025 11:04
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 71]: Điện than trong cơ cấu năng lượng Nhật Bản

 - Điện than tiếp tục là một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản - đó là nhận định của Tạp chí Powermag số tháng 3/2024. Dưới đây là những ý chính trong bài viết này.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu phát hành “Trái phiếu chuyển đổi kinh tế xanh” (GX). Việc phát hành trái phiếu này nhằm mục đích hiện thực hoá xã hội không carbon và đầu tư cho các dự án thân thiện với môi trường. Việc phát hành này được đưa ra trong bối cảnh các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm kiếm các dự án siêu lớn, với quy mô khoảng 20.000 tỷ Yên (tương đương 132 tỷ USD).

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 69]: Chương trình điện hạt nhân Thái Lan, Philippines trên báo Nikkei Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 69]: Chương trình điện hạt nhân Thái Lan, Philippines trên báo Nikkei

Nikkei (Nhật Bản) dẫn nguồn tin từ kế hoạch sơ bộ về chương trình điện hạt nhân của Chính phủ Thái Lan và Philippines cho biết: Thái Lan và Philippines đẩy nhanh kế hoạch đầu tư các dự án nhà máy điện hạt nhân vào thập kỷ tới để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 như đã cam kết trước cộng đồng quốc tế.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 68]: Báo cáo Điện lực 2024 của IEA - Nhìn từ Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 68]: Báo cáo Điện lực 2024 của IEA - Nhìn từ Nhật Bản

Lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng carbon thấp trên toàn cầu dự báo sẽ tăng từ khoảng 40% vào năm 2023 lên gần 50% tổng lượng điện trên thế giới vào năm 2026. Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử IEA ghi nhận tỷ lệ nhiên liệu hoá thạch trong tổng lượng điện của thế giới giảm xuống dưới 60%.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 67]: Phân tích về mô hình kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 67]: Phân tích về mô hình kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản

Trong bài báo của chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương dưới đây cho thấy: Mô hình kinh tế carbon tuần hoàn đang áp dụng tại Nhật Bản sẽ là mô hình tham khảo tốt cho các quốc gia để hiện thực hóa các mục tiêu phát thải ròng về “0”, hay trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 66]: Thỏa hiệp quốc tế của Nhật Bản về nhiên liệu hoá thạch Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 66]: Thỏa hiệp quốc tế của Nhật Bản về nhiên liệu hoá thạch

Nhật Bản đã đặt mục tiêu “phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” và sẽ cần giảm đáng kể vào năm 2035 như một giai đoạn quá độ để hướng tới mục tiêu đó.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 65]: Điện hạt nhân vào quỹ đạo phục hồi Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 65]: Điện hạt nhân vào quỹ đạo phục hồi

Như chúng ta đều biết, vào ngày thứ 3 của Hội nghị Các bên tham gia công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (lần thứ 28), gọi tắt là COP28 được tổ chức tại Dubai - UAE, các nước ủng hộ điện hạt nhân cùng tuyên bố tăng gấp ba lần công suất điện hạt nhân vào năm 2050.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 64]: Chuyện lỗ, lãi của điện gió ngoài khơi trên báo Nhật Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 64]: Chuyện lỗ, lãi của điện gió ngoài khơi trên báo Nhật

Mặc dù các mục tiêu về điện gió ngoài khơi trên toàn cầu tiếp tục được điều chỉnh tăng, nhưng môi trường kinh doanh suy thoái đang kìm hãm sự phát triển của chuyên ngành này. Vào ngày 1/11 vừa qua, Công ty Ørsted của Đan Mạch - nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đã quyết định hủy bỏ 2 dự án đang được phát triển ở New Jersey, Mỹ và thông báo khoản lỗ lớn.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 63]: Nhật, Hàn thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro, amoniac Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 63]: Nhật, Hàn thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro, amoniac

Nhật Bản cùng Hàn Quốc đã thống nhất thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro và amoniac. Mục đích của kế hoạch hợp tác là để tăng cường khả năng đàm phán về giá (thông qua mua sắm chung) và đảm bảo sự ổn định nguồn cung nhiên liệu này cho ngành điện hai quốc gia.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 62]: Vấn đề giá điện và mục tiêu Net Zero Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 62]: Vấn đề giá điện và mục tiêu Net Zero

Kyushu, cùng với Kansai là khu vực có giá điện thấp nhất ở Nhật Bản. Thời điểm tháng 10/2023, giá điện cho các hộ dân ở khu vực do Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) quản lý cao hơn Công ty Điện lực Kyushu khoảng 24%. Đặc biệt, có lúc chênh lệch giá điện gần 50% trong tháng 6/2023 - khi TEPCO tăng giá, thì Kyushu lại vẫn giữ nguyên giá.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 61]: Ngành công nghiệp điện gió châu Âu - Nhìn từ Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 61]: Ngành công nghiệp điện gió châu Âu - Nhìn từ Nhật Bản

Ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi đang phải đối mặt với hàng loạt trở ngại từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các vấn đề về thiết kế với tua bin gió và chi phí gia tăng. Điều này đã làm gián đoạn hàng chục dự án phát triển và có khả năng ảnh hưởng đến các quốc gia trong việc đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu.

Cơ cấu năng lượng của Nhật Bản đang thay đổi khi nước này dần đưa các lò phản ứng hạt nhân vào hoạt động trở lại. Thảm họa Fukushima năm 2011 đã làm gián đoạn sản xuất điện của quốc gia, dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào than và khí đốt tự nhiên - cả hai loại nhiên liệu đều phải nhập khẩu với chi phí cao. Nhật Bản đang bổ sung thêm nhiều nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm cả gió ngoài khơi), nhưng việc xây dựng các trang trại năng lượng gió, mặt trời trên đất liền bị hạn chế do quỹ đất hạn hẹp, cùng với hệ thống quản lý hỗ trợ nguồn điện này chưa đạt như mong muốn.

Sản xuất điện than ngày càng trở nên quan trọng, ngay cả khi Nhật Bản đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo chiếm hơn 1/3 sản lượng điện vào năm 2030 và mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050.

Theo Statista (nền tảng trực tuyến chuyên thu thập và trực quan hóa dữ liệu của Đức): Tính đến cuối năm ngoái, Nhật Bản có 93 nhà máy nhiệt điện than. Điện than cung cấp khoảng 1/3 lượng điện quốc gia, chỉ đứng sau điện khí (34%). Còn tỷ lệ sản xuất điện hạt nhân của Nhật Bản đã giảm xuống dưới 10%.

Các quan chức Nhật Bản cho biết: Nước này sẽ không còn xây dựng cái mà họ gọi là “các nhà máy nhiệt điện than không giảm phát thải - unabated coal-fired power plants”.

Tại COP28, Nhật Bản cam kết cắt giảm 46% lượng khí thải nhà kính (GHG) vào năm 2030 và muốn cắt giảm GHG ít nhất một nửa trong thập kỷ này.

Đánh giá việc tiếp tục sử dụng than cho sản xuất điện của Nhật Bản, Sankar Sharma - chuyên gia đầu tư năng lượng và thị trường Hoa Kỳ nói: “Trong nỗ lực đạt được mức phát thải ròng bằng 0, Nhật Bản, cũng giống như nhiều quốc gia châu Á khác phải đối mặt với một tình huống nghịch lý là bất chấp cam kết của mình đối với các mục tiêu môi trường, quốc gia này vẫn tiếp tục phụ thuộc vào điện than, thậm chí còn bổ sung thêm các dự án mới vào danh mục năng lượng của mình. Bất chấp những hạn chế về môi trường, than được coi là thành phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt khi xem xét những thách thức và chi phí liên quan đến việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng xanh (như gió, mặt trời)”.

Hậu Fukushima, Nhật Bản đã trải qua thời kỳ tạm dừng một số nhà máy điện hạt nhân - nguồn điện quan trọng trong cơ cấu năng lượng của đất nước đã dẫn đến sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu.

Theo Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Các nhà máy điện than của Nhật Bản kết hợp nhiều công nghệ: 47% là trên siêu tới hạn, 28% siêu tới hạn và 23% dưới tới hạn. Đáng chú ý, các nhà máy điện than sắp tới chủ yếu là các nhà máy siêu tới hạn - đánh dấu bước tiến hướng tới hiệu suất cao hơn và giảm lượng khí thải.

Chính phủ Nhật Bản đã công bố kế hoạch đóng cửa các nhà máy điện siêu tới hạn và dưới tới hạn vào năm 2030. Cạnh đó, 5 nhà sản xuất điện hàng đầu của Nhật Bản cũng đã cam kết các mục tiêu khử cacbon vào năm 2030, hướng tới giảm 20% - 65% so với mức năm 2013 và mục tiêu không phát thải cacbon vào năm 2050.

Trong số các giải pháp khác nhau để đạt được các mục tiêu này, năng lượng sản xuất từ hydro và amoniac có hàm lượng carbon thấp đã được Chính phủ Nhật Bản khuyến khích, với khoản đầu tư lên tới 113 tỷ USD.

Giới phân tích năng lượng Hoa Kỳ cho rằng: Nhật Bản sẽ tiếp tục dựa vào điện than như “một giải pháp thiết thực cho nhu cầu năng lượng trước mắt”, nhưng “không thể bỏ qua tác động môi trường”. Việc tiếp tục sử dụng than đặt ra những thách thức về môi trường và Nhật Bản phải cân bằng những thách thức này với nhu cầu năng lượng. Để đáp lại, Nhật Bản đang thực hiện nhiều chính sách môi trường khác nhau, chẳng hạn như tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt hơn đối với các nhà máy điện than và đầu tư vào công nghệ thu hồi carbon.

Đón đọc kỳ tới...

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Tham khảo: https://www.powermag.com/coal-continues-as-key-part-of-japans-energy-mix/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động