RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [kỳ 86]: Nhân lực điện hạt nhân của các nước đi đầu và vấn đề của Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 12/05/2025 06:21
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 86]: Nhân lực điện hạt nhân của các nước đi đầu và vấn đề của Việt Nam

 - Trong Kế hoạch năng lượng cơ bản của Nhật Bản (lần thứ 7) được xây dựng vào tháng 2 năm 2025, thay vì mục tiêu “giảm phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân” như trước đây, định hướng “tận dụng tối đa năng lượng hạt nhân” đã được đề ra, với việc đề cập rõ ràng đến “xây dựng mới”. Theo đó, tại Hội nghị điện hạt nhân thường niên (lần thứ 58) diễn ra vào ngày 8-9/4 tại Nhật Bản, các vấn đề và ví dụ về các sáng kiến liên quan đến đào tạo nhân lực đã được chia sẻ dựa trên kinh nghiệm của châu Âu.
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 80]: Chính sách mới cho nguồn điện khử carbon dài hạn Năng lượng Nhật Bản [kỳ 80]: Chính sách mới cho nguồn điện khử carbon dài hạn

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vừa sửa đổi hướng dẫn “Đấu giá nguồn điện khử carbon dài hạn”. Theo đó, chi phí cho các biện pháp an toàn cần thiết phục vụ việc khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân được thêm vào trong danh sách đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư vào các nguồn điện khử carbon. Cùng với đó, hướng dẫn thiết lập cơ chế để các nhà bán lẻ điện cũng sẽ chịu một phần chi phí này.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 81]: Thảo luận tiêu chuẩn áp dụng cho lò nước nhẹ (cải tiến) Năng lượng Nhật Bản [kỳ 81]: Thảo luận tiêu chuẩn áp dụng cho lò nước nhẹ (cải tiến)

Tại cuộc họp mới đây giữa Cơ quan pháp quy hạt nhân Nhật Bản (NRA) và lãnh đạo các nhà máy điện hạt nhân (thuộc các công ty điện lực Nhật Bản) các bên đã thảo luận việc hoàn thiện tiêu chuẩn, quy định áp dụng cho lò phản ứng nước nhẹ SRZ-1200 cải tiến.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 82]: Tái khởi động tổ máy số 2 Nhà máy điện hạt nhân Onagawa Năng lượng Nhật Bản [kỳ 82]: Tái khởi động tổ máy số 2 Nhà máy điện hạt nhân Onagawa

Tổ máy số 2 của Nhà máy điện hạt nhân Onagawa (thuộc Công ty Điện lực Tohoku) đã khởi động lại, chấm dứt tình trạng “không nhà máy điện hạt nhân” ở miền Đông Nhật Bản, kể từ khi tổ máy số 3 Nhà máy điện hạt nhân Tomari (thuộc Công ty Điện lực Hokkaido) đóng cửa vào tháng 5 năm 2012.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 83]: Khuyến nghị của IEA trên báo Công nghiệp Hạt nhân Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [kỳ 83]: Khuyến nghị của IEA trên báo Công nghiệp Hạt nhân Nhật Bản

Báo Công nghiệp Hạt nhân Nhật Bản đưa tin: Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố báo cáo có tựa đề “Con đường hướng tới kỷ nguyên mới của năng lượng nguyên tử” (The Path to a New Era for Nuclear Energy). Báo cáo nêu rõ: Trong bối cảnh nhu cầu điện năng toàn cầu tăng cao, sự hỗ trợ từ các chính sách, đầu tư và phát triển công nghệ đang thúc đẩy tăng trưởng của điện hạt nhân. Tuy nhiên, cũng cần giải quyết các thách thức (vượt chi phí, rủi ro chậm tiến độ và vấn đề huy động vốn...).

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 84]: Điện hạt nhân, năng lượng tái tạo là 2 nguồn chiến lược Năng lượng Nhật Bản [kỳ 84]: Điện hạt nhân, năng lượng tái tạo là 2 nguồn chiến lược

Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua “Kế hoạch năng lượng cơ bản” vốn là “bộ khung” của chính sách năng lượng của quốc gia. Trong kế hoạch mới, cơ cấu nguồn điện vào năm tài khóa 2040 được đặt mục tiêu: 40-50% từ năng lượng tái tạo, 20% từ điện hạt nhân và 30-40% từ nhiệt điện. Đối với năng lượng hạt nhân, cụm từ “giảm sự phụ thuộc nhiều nhất có thể” vốn được duy trì nhất quán sau sự cố Fukushima Daiichi năm 2011 đã bị loại bỏ. Thay vào đó là “định hướng tối đa hóa việc sử dụng năng lượng hạt nhân cùng với năng lượng tái tạo”.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 85]: Nhiên liệu diesel sinh học từ dầu ăn (đã qua sử dụng) Năng lượng Nhật Bản [kỳ 85]: Nhiên liệu diesel sinh học từ dầu ăn (đã qua sử dụng)

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự cần thiết phải giảm phát thải khí nhà kính, nhiên liệu sinh học đã trở thành một giải pháp quan trọng. Tại Nhật Bản, một mô hình kinh tế tuần hoàn đã được hình thành, tận dụng nguồn dầu ăn đã qua sử dụng để sản xuất nhiên liệu diesel sinh học. Dưới đây, Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu bài viết tổng hợp về quy trình thu gom dầu ăn đã qua sử dụng, quy trình sản xuất biodiesel và hoạt động sản xuất tại nhà máy biodiesel ở Kyoto, cùng một số gợi ý kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam.

Ông Pierre-Yves Cordier - Chủ tịch, kiêm Giám đốc đại diện của Framatome Japan KK, trong buổi đối thoại với ông Hideki Masui - Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Hiệp hội Công nghiệp Hạt nhân Nhật Bản (JAIF) đã chỉ ra rằng: Nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm tiến độ trong xây dựng và vượt chi phí tại các dự án ở châu Âu là do sự thiếu chuẩn bị trong chuỗi cung ứng và nguồn nhân lực. Để giải quyết các vấn đề này, EDF (Tập đoàn Điện lực Pháp) và Framatome đã triển khai “Chương trình Excel” [*] từ năm 2020 đến 2023, nhằm thúc đẩy các hoạt động như quản lý dự án và chuẩn hóa chuỗi cung ứng.

Ông Cordier đánh giá: Chương trình này đã mang lại những cải thiện đáng kể.

[*] Kế hoạch bao gồm 30 cam kết cụ thể đối với năm lĩnh vực chính (quản trị, kỹ năng, chuỗi cung ứng, tiêu chuẩn hóa, sản xuất, xây dựng) và kế hoạch kỹ thuật hàn (kế hoạch hỗ trợ đào tạo, cấp chứng nhận cho thợ hàn làm việc tại các công trường của ngành công nghiệp điện hạt nhân).

Ông Cordier cũng cho biết: Ngành công nghiệp điện hạt nhân đang được đánh giá lại ở châu Âu như một công việc hấp dẫn đối với giới trẻ. Tại Hinkley Point C ở Anh, khoảng 8.000 thanh niên được tiếp nhận đào tạo kỹ năng, dẫn đến sự gia tăng đáng kể dân số trẻ trong khu vực.

Ở Pháp, để phát triển nhân lực có tay nghề cao, các tổ chức đào tạo hàn và đại học chuyên ngành điện hạt nhân đã được thành lập như một phần của kế hoạch Excel và đang đạt được kết quả thực tế.

Trong phiên thảo luận có chuyên mục “Chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân - Bài học từ các vấn đề về chuỗi cung ứng ở nước ngoài”, bà Agathe Martinoty từ Hiệp hội Công nghiệp Hạt nhân Pháp (GIFEN) đã chia sẻ: Sau khi phân tích những khoảng trống của chương trình hạt nhân và định lượng hóa các nhu cầu nhân lực liên quan đến sự phục hồi của chương trình hạt nhân Pháp, GIFEN đã hợp tác với khoảng 100 công ty để phát triển chương trình MATCH nhằm phát triển nguồn nhân lực.

Bà Agathe Martinoty nhận định: Trong 10 năm tới, cần tăng cường 25% lực lượng lao động mỗi năm, được chia nhỏ thành 20 lĩnh vực và khoảng 100 nghề chuyên môn chính. Chương trình này được lập kế hoạch để ưu tiên phát triển các kỹ năng quan trọng tại đại học chuyên nghành điện hạt nhân.

Theo ông John Kotek - Phó Chủ tịch cấp cao của Hiệp hội Năng lượng Hạt nhân Hoa Kỳ (NEI): Nếu bạn gia nhập ngành công nghiệp hạt nhân, thì cuộc sống tốt của bạn sẽ được đảm bảo trong nhiều thập kỷ tới. Và ông cũng giới thiệu các nỗ lực của NEI trong việc thu hút nhân lực.

Ông John Kotek cho biết: NEI hỗ trợ xây dựng các chương trình nhằm khuyến khích các tổ chức (bao gồm cả các trường đại học) áp dụng hệ thống học nghề để thu hút người vào ngành hạt nhân, đồng thời thực hiện các chiến dịch tuyển dụng (sử dụng công cụ công nghệ số) tại các cộng đồng, dẫn đến thực tế có nhiều người nộp đơn vào ngành hạt nhân hơn.

Bà Martinoty bổ sung: Việc xây dựng chương trình từ sớm, dựa trên việc tính ngược từ các yêu cầu đào tạo tại thực địa, là yếu tố cốt lõi để đảm bảo nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp được tuyển dụng đúng thời điểm.

Ngay cả ở những quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong phát triển và sử dụng điện hạt nhân, việc đào tạo nhân lực vẫn là một thách thức chung.

Liên hệ với thực tiễn Việt Nam:

Con người là nhân tố quyết định thành công đối với việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam còn đang thiếu hụt chuyên gia trong lĩnh vực này. Vì vậy, phải coi việc đào tạo nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu.

Kinh nghiệm của các nước đi đầu trong lĩnh vực điện hạt nhân cũng chỉ ra rằng: Chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của chương trình phát triển điện hạt nhân, yêu cầu nghiên cứu phát triển ứng dụng và đảm bảo an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là yếu tố quyết định sự thành công của chương trình phát triển điện hạt nhân ở mỗi quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân như ở Việt Nam. Do đó, trong báo cáo tổng hợp kiến nghị đề xuất Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xem xét quyết định một số vấn đề liên quan trong giai đoạn đầu thực hiện đầu tư các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2 của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã nêu một số nội dung chính như sau:

1. Theo hướng dẫn của IAEA: Có 3 trụ cột chính tham gia vào một chương trình điện hạt nhân của quốc gia sẽ bao gồm: (1) Chủ đầu tư/tổ chức vận hành; (2) Cơ quan pháp quy quản lý an toàn hạt nhân; và (3) Các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, khoa học (cho cả Cơ quan pháp quy và chủ đầu tư).

Do đó, trong giai đoạn đầu của dự án, bên cạnh việc tận dụng nguồn lực hạn chế trong nước, việc tham gia của tư vấn nước ngoài (là tối cần thiết) để chúng ta có thể bổ sung khuyết thiếu, cũng như giúp các cán bộ của Việt Nam được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Đặc biệt, việc thành lập một Hội đồng Tư vấn Quốc tế, bao gồm các chuyên gia hàng đầu quốc tế từ các nước về điện hạt nhân, an toàn hạt nhân và nhân lực hạt nhân, để đồng hành, tư vấn, khuyến cáo (không thường xuyên) cho các nhiệm vụ triển khai dự án điện hạt nhân là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy, cần có cơ chế của Nhà nước để hình thành một Hội đồng như vậy (5-10 chuyên gia quốc tế và một vài chuyên gia trong nước).

2. Bên cạnh đó, cần triển khai ngay một chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ quốc gia về công nghệ và an toàn điện hạt nhân nhằm nâng cao năng lực nội tại trong nước, hướng tới quản lý vận hành an toàn, hiệu quả, cũng như tiếp thu công nghệ phục vụ lâu dài các dự án điện hạt nhân. Đào tạo đội ngũ chuyên gia về công nghệ và an toàn hạt nhân để có đủ năng lực dự báo/phòng ngừa, xử lý các vấn đề liên quan đến an toàn đòi hỏi thời gian dài với một kế hoạch đào tạo bài bản, từng bước. Đội ngũ chuyên gia về điện hạt nhân là thiết yếu và vô cùng quan trọng để có thể vận hành an toàn, cũng như kinh tế các nhà máy điện hạt nhân.

3. Về nhân lực vận hành, ngoài số lượng kỹ sư đã được đào tạo trước đây (hiện chưa rõ còn có bao nhiêu người, cần được thống kê và có chính sách tập hợp lại) có thể sử dụng được khi nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đưa vào vận hành, chúng ta vẫn cần tiếp tục đào tạo thêm các cử nhân, kỹ sư về điện hạt nhân. Nếu đến năm 2030, 2031 sẽ hoàn thành công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, thì lúc đó các kỹ sư chuyên ngành điện hạt nhân cũng cần tốt nghiệp, ra trường để bổ sung vào lực lượng vận hành. Việc đào tạo kỹ sư điện hạt nhân cần song song tiến hành, vừa đào tạo trong nước, vừa gửi đi đào tạo ở nước ngoài.

Đối với đào tạo trong nước, cần xây dựng một chương trình đào tạo về công nghệ điện hạt nhân tại 1-2 trường đại học kỹ thuật có năng lực tốt và truyền thống, phối hợp với Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, sử dụng tối đa đội ngũ chuyên gia và cơ sở hạ tầng hạt nhân đang có của Viện, đồng thời phối hợp với đối tác nước ngoài có kinh nghiệm tốt về đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân.

Vấn đề cần quan tâm hiện nay là cơ chế, chính sách thu hút cán bộ kỹ thuật, sinh viên được đào tạo các chuyên ngành điện hạt nhân đã trở về nước đang làm việc cho các cơ quan, tổ chức trong và ngoài EVN (trái ngành nghề) quay lại phục vụ dự án, đặc biệt chú trọng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở lên được đào tạo nâng cao. Đây là nguồn nhân lực có giá trị cho các tổ chức nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ, cho các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân. Từ đó có thể chuẩn bị cho các chương trình dài hạn và chủ động ứng phó trước mắt với các vấn đề hạt nhân khu vực và quốc tế.

Mặt khác, cần nghiên cứu, xây dựng lại kế hoạch đào tạo dài hạn nhân lực cho chương trình phát triển điện hạt nhân. Kế hoạch này bao gồm đào tạo đại học (trong nước kết hợp với gửi ra nước ngoài đào tạo) và đào tạo sau đại học.

Đào tạo sau đại học bao gồm các khóa đào tạo ngắn hạn (một vài tuần, vài tháng), nâng cao (một vài tháng, một vài quý), đào tạo chuyên sâu (một số năm). Còn với đào tạo qua công việc đang triển khai tại Việt Nam (ví dụ như tham gia dự án Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Công nghệ hạt nhân và gửi sang đào tạo, làm việc tại nước ngoài) với mục đích có được đội ngũ chuyên gia đầu đàn về công nghệ và an toàn điện hạt nhân.

4. Ngoài ra, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã lưu ý đến nhân lực phục vụ công tác thẩm định và hệ thống pháp quy hạt nhân. Một trong những bài học rút ra từ năm 2016 khi chúng ta tạm dừng triển khai dự án Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2 - đó là do năng lực của cơ quan pháp quy hạt nhân còn hạn chế. Khi chủ đầu tư EVN nộp trình thẩm định báo cáo phân tích an toàn và hồ sơ phê duyệt địa điểm thì cơ quan pháp quy hạt nhân đã mất rất nhiều thời gian để đưa ra các phương án thẩm định các báo cáo của 2 dự án.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

Có thể bạn quan tâm

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động