RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [kỳ 81]: Thảo luận tiêu chuẩn áp dụng cho lò nước nhẹ (cải tiến) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 03/11/2024 08:21
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 81]: Thảo luận tiêu chuẩn áp dụng cho lò nước nhẹ (cải tiến)

 - Tại cuộc họp mới đây giữa Cơ quan pháp quy hạt nhân Nhật Bản (NRA) và lãnh đạo các nhà máy điện hạt nhân (thuộc các công ty điện lực Nhật Bản) các bên đã thảo luận việc hoàn thiện tiêu chuẩn, quy định áp dụng cho lò phản ứng nước nhẹ SRZ-1200 cải tiến.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 71]: Điện than trong cơ cấu năng lượng Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 71]: Điện than trong cơ cấu năng lượng Nhật Bản

Điện than tiếp tục là một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản - đó là nhận định của Tạp chí Powermag số tháng 3/2024. Dưới đây là những ý chính trong bài viết này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Đến năm 2026, nhu cầu điện của các trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng sẽ tăng rất cao. Dư báo cho thấy, mức tiêu thụ điện của trung tâm dữ liệu năm 2023 là 460 tỷ kWh và sẽ tăng lên hơn 1.000 tỷ kWh vào năm 2026. (Con số 1.000 tỷ kWh tương đương với mức tiêu thụ điện 1 năm của Nhật Bản).

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’ Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’

Trong những ngày qua, truyền thông Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến thông điệp của Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi tại Hội nghị thượng đỉnh về điện hạt nhân đầu tiên tại Brussel, Bỉ hồi cuối tháng 3/2024 cho rằng: “Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc, mở ra một chương mới về những cam kết đối với điện hạt nhân”.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản

Sau khi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) công bố “Hướng dẫn xem xét việc thay thế các nhà máy nhiệt điện than đã dừng, hoặc sẽ dừng hoạt động bằng nhà máy điện hạt nhân” hồi đầu tháng Tư vừa qua, báo chí Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến tính khả thi của chính sách này.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản

Hội nghị Bộ trưởng về Khí hậu, Năng lượng và Môi trường các nước G7 được tổ chức tại Torino, Ý hồi cuối tháng 4/2024, lần đầu tiên thông qua Tuyên bố chung về thời hạn loại bỏ hoàn toàn nhiệt điện than. Theo đó, chậm nhất đến năm 2035 sẽ loại bỏ nhiệt điện than, mở ra một con đường để đẩy nhanh quá trình khử carbon. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giải thích khác nhau về thời hạn này.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 76]: Thiết lập hệ thống đốt trộn than + amoniac nhiên liệu quy mô lớn Năng lượng Nhật Bản [kỳ 76]: Thiết lập hệ thống đốt trộn than + amoniac nhiên liệu quy mô lớn

Hai tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản là JERA và IHI Corp đã triển khai thử nghiệm trình diễn amoniac (NH3) nhiên liệu lớn đầu tiên tại Nhà máy Nhiệt điện Hekinan (4,1 GW) ở tỉnh Aichi. Mục tiêu thử nghiệm là để thiết lập hệ thống đồng đốt amoniac tại nhà máy điện than thương mại quy mô lớn trong tương lai. (Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 77]: ‘Sau 1 năm Đức loại bỏ điện hạt nhân’ trên báo Nhật Năng lượng Nhật Bản [kỳ 77]: ‘Sau 1 năm Đức loại bỏ điện hạt nhân’ trên báo Nhật

Đã hơn 1 năm trôi qua (kể từ khi Đức triển khai loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân), việc tháo dỡ các nhà máy điện hạt nhân (đã dừng hoạt động) được thực thi. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn còn nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Tại châu Âu, xung đột Nga - Ukraina đang làm gia tăng động lực thúc đẩy điện hạt nhân và đây là một cuộc thử nghiệm cho mô hình thành công, hoặc thất bại của chính sách “loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân”.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 78]: Điện hạt nhân trong Kế hoạch năng lượng cơ bản (sửa đổi) Năng lượng Nhật Bản [kỳ 78]: Điện hạt nhân trong Kế hoạch năng lượng cơ bản (sửa đổi)

Trong kế hoạch năng lượng cơ bản mới của Nhật Bản sẽ không được viết “xây thêm”, mà thay vào đó là “thay thế” (bao gồm cả việc xây dựng lại lò phản ứng hạt nhân hiện có). Bởi vẫn còn nhiều ý kiến phản đối việc mở rộng các nhà máy điện hạt nhân, nên theo cách này để nhằm ngăn chặn kích động từ luồng dư luận còn khác biệt.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 79]: Tận dụng các tổ máy điện hạt nhân (hiện hữu) lên mức tối đa Năng lượng Nhật Bản [kỳ 79]: Tận dụng các tổ máy điện hạt nhân (hiện hữu) lên mức tối đa

Tổ máy số 1 của Nhà máy điện hạt nhân Sendai của Công ty Điện lực Kyushu có tuổi đời 40 năm vừa được Cơ quan Pháp quy Hạt nhân Nhật Bản cấp phép kéo dài thêm 20 năm hoạt động.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 80]: Chính sách mới cho nguồn điện khử carbon dài hạn Năng lượng Nhật Bản [kỳ 80]: Chính sách mới cho nguồn điện khử carbon dài hạn

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vừa sửa đổi hướng dẫn “Đấu giá nguồn điện khử carbon dài hạn”. Theo đó, chi phí cho các biện pháp an toàn cần thiết phục vụ việc khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân được thêm vào trong danh sách đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư vào các nguồn điện khử carbon. Cùng với đó, hướng dẫn thiết lập cơ chế để các nhà bán lẻ điện cũng sẽ chịu một phần chi phí này.

Các tiêu chuẩn quy định hiện hành áp dụng cho các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản dựa trên bài học rút ra từ sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (năm 2011) với quan điểm đảm bảo an toàn cho các cơ sở nhà máy điện hạt nhân hiện có. Mặt khác, khi xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới, các quy định sẽ được áp dụng ngay từ giai đoạn thiết kế, nên sẽ thực hiện hiệu quả hơn và hợp lý hơn.

Vì lý do này, tại cuộc họp, các doanh nghiệp của Nhật Bản đã yêu cầu thảo luận các nội dung: Tư duy về tiêu chuẩn, quy định hiện nay và lấy lò phản ứng nước nhẹ cải tiến SRZ-1200 do Mitsubishi cùng 4 công ty điện lực - nơi đang dùng công nghệ nước áp lực (PWR) phát triển để áp dụng.

Ba điểm thảo luận:

1. Giả định lò SRZ-1200 chủ yếu dùng các thiết bị cố định để ứng phó với các tai nạn nghiêm trọng:

Khi các tiêu chuẩn quy định hiện hành yêu cầu bố trí các thiết bị di động là giải pháp để giải quyết tai nạn nghiêm trọng, thì lò SRZ-1200 ngay từ giai đoạn thiết kế đã kết hợp các biện pháp rất công phu (như tăng cường vách ngăn các khoang, bố trí linh hoạt thiết bị); đồng thời dùng các thiết bị cố định để ứng phó với các tai nạn nghiêm trọng, trong khi thiết bị di động cũng được sử dụng để giải quyết các tình huống không chắc chắn.

2. Lò SRZ-1200 tích hợp các chức năng của thiết bị ứng phó tai nạn nghiêm trọng và thiết bị ứng phó khủng bố:

Để ngăn chặn tình trạng mất chức năng của các thiết bị ứng phó tai nạn nghiêm trọng do tấn công khủng bố, các lò phản ứng hiện tại được thiết kế các thiết bị ứng phó khủng bố tách biệt khỏi tòa nhà lò phản ứng và các tiêu chuẩn quy định hiện hành yêu cầu vị trí của các thiết bị này phải được tách biệt.

Ngược lại, lò SRZ-1200 cân nhắc các biện pháp chống khủng bố ngay từ giai đoạn thiết kế (như bố trí tách biệt các thiết bị và gia công chắc chắn hơn), từ đó tích hợp thiết bị xử lý tai nạn nghiêm trọng và thiết bị ứng phó khủng bố có cùng chức năng.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 81]: Thảo luận tiêu chuẩn áp dụng cho lò nước nhẹ (cải tiến)
Thiết kế lò phản ứng nước nhẹ cải tiến SRZ-1200.

3. Lò SRZ-1200 đưa vào thiết kế bộ phận thu lõi khô (Dry type core catcher):

Để đối phó với nguy cơ lõi lò chứa thanh nhiên liệu nóng chảy rơi xuống làm hỏng thùng lò phản ứng, các tiêu chuẩn quy định hiện hành yêu cầu lắp đặt thiết bị phun nước ở đáy thùng lò, còn với SRZ-1200 cùng với việc lắp đặt bộ phận thu lõi khô để giữ lõi lò nóng chảy bằng các vật liệu chịu nhiệt và cấu trúc làm mát, thiết kế còn sử dụng trọng lực để phun nước tự động.

Để cải thiện an toàn một cách hiệu quả, Mitsubishi đã đề xuất các biện pháp tăng cường an toàn và cơ quan quản lý sẽ phải xem xét các biện pháp này dựa trên các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, chính xác.

Điều thú vị là các cuộc thảo luận thẳng thắn, với sự khác biệt trong quan điểm của mỗi bên vẫn đang được tiếp tục giữa Mitsubishi và các cơ quan quản lý hạt nhân Nhật Bản.

Chúng ta hãy cùng chờ xem tiêu chuẩn, quy định áp dụng cho lò phản ứng nước nhẹ SRZ-1200 cải tiến sẽ được Nhật Bản hoàn thiện theo hướng nào và có gì đặc biệt.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động