RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [kỳ 80]: Chính sách mới cho nguồn điện khử carbon dài hạn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 09/10/2024 07:15
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 80]: Chính sách mới cho nguồn điện khử carbon dài hạn

 - Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vừa sửa đổi hướng dẫn “Đấu giá nguồn điện khử carbon dài hạn”. Theo đó, chi phí cho các biện pháp an toàn cần thiết phục vụ việc khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân được thêm vào trong danh sách đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư vào các nguồn điện khử carbon. Cùng với đó, hướng dẫn thiết lập cơ chế để các nhà bán lẻ điện cũng sẽ chịu một phần chi phí này.
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 79]: Tận dụng các tổ máy điện hạt nhân (hiện hữu) lên mức tối đa Năng lượng Nhật Bản [kỳ 79]: Tận dụng các tổ máy điện hạt nhân (hiện hữu) lên mức tối đa

Tổ máy số 1 của Nhà máy điện hạt nhân Sendai của Công ty Điện lực Kyushu có tuổi đời 40 năm vừa được Cơ quan Pháp quy Hạt nhân Nhật Bản cấp phép kéo dài thêm 20 năm hoạt động.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 78]: Điện hạt nhân trong Kế hoạch năng lượng cơ bản (sửa đổi) Năng lượng Nhật Bản [kỳ 78]: Điện hạt nhân trong Kế hoạch năng lượng cơ bản (sửa đổi)

Trong kế hoạch năng lượng cơ bản mới của Nhật Bản sẽ không được viết “xây thêm”, mà thay vào đó là “thay thế” (bao gồm cả việc xây dựng lại lò phản ứng hạt nhân hiện có). Bởi vẫn còn nhiều ý kiến phản đối việc mở rộng các nhà máy điện hạt nhân, nên theo cách này để nhằm ngăn chặn kích động từ luồng dư luận còn khác biệt.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 77]: ‘Sau 1 năm Đức loại bỏ điện hạt nhân’ trên báo Nhật Năng lượng Nhật Bản [kỳ 77]: ‘Sau 1 năm Đức loại bỏ điện hạt nhân’ trên báo Nhật

Đã hơn 1 năm trôi qua (kể từ khi Đức triển khai loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân), việc tháo dỡ các nhà máy điện hạt nhân (đã dừng hoạt động) được thực thi. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn còn nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Tại châu Âu, xung đột Nga - Ukraina đang làm gia tăng động lực thúc đẩy điện hạt nhân và đây là một cuộc thử nghiệm cho mô hình thành công, hoặc thất bại của chính sách “loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân”.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 76]: Thiết lập hệ thống đốt trộn than + amoniac nhiên liệu quy mô lớn Năng lượng Nhật Bản [kỳ 76]: Thiết lập hệ thống đốt trộn than + amoniac nhiên liệu quy mô lớn

Hai tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản là JERA và IHI Corp đã triển khai thử nghiệm trình diễn amoniac (NH3) nhiên liệu lớn đầu tiên tại Nhà máy Nhiệt điện Hekinan (4,1 GW) ở tỉnh Aichi. Mục tiêu thử nghiệm là để thiết lập hệ thống đồng đốt amoniac tại nhà máy điện than thương mại quy mô lớn trong tương lai. (Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản

Hội nghị Bộ trưởng về Khí hậu, Năng lượng và Môi trường các nước G7 được tổ chức tại Torino, Ý hồi cuối tháng 4/2024, lần đầu tiên thông qua Tuyên bố chung về thời hạn loại bỏ hoàn toàn nhiệt điện than. Theo đó, chậm nhất đến năm 2035 sẽ loại bỏ nhiệt điện than, mở ra một con đường để đẩy nhanh quá trình khử carbon. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giải thích khác nhau về thời hạn này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản

Sau khi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) công bố “Hướng dẫn xem xét việc thay thế các nhà máy nhiệt điện than đã dừng, hoặc sẽ dừng hoạt động bằng nhà máy điện hạt nhân” hồi đầu tháng Tư vừa qua, báo chí Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến tính khả thi của chính sách này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’ Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’

Trong những ngày qua, truyền thông Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến thông điệp của Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi tại Hội nghị thượng đỉnh về điện hạt nhân đầu tiên tại Brussel, Bỉ hồi cuối tháng 3/2024 cho rằng: “Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc, mở ra một chương mới về những cam kết đối với điện hạt nhân”.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Đến năm 2026, nhu cầu điện của các trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng sẽ tăng rất cao. Dư báo cho thấy, mức tiêu thụ điện của trung tâm dữ liệu năm 2023 là 460 tỷ kWh và sẽ tăng lên hơn 1.000 tỷ kWh vào năm 2026. (Con số 1.000 tỷ kWh tương đương với mức tiêu thụ điện 1 năm của Nhật Bản).

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 71]: Điện than trong cơ cấu năng lượng Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 71]: Điện than trong cơ cấu năng lượng Nhật Bản

Điện than tiếp tục là một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản - đó là nhận định của Tạp chí Powermag số tháng 3/2024. Dưới đây là những ý chính trong bài viết này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu phát hành “Trái phiếu chuyển đổi kinh tế xanh” (GX). Việc phát hành trái phiếu này nhằm mục đích hiện thực hoá xã hội không carbon và đầu tư cho các dự án thân thiện với môi trường. Việc phát hành này được đưa ra trong bối cảnh các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm kiếm các dự án siêu lớn, với quy mô khoảng 20.000 tỷ Yên (tương đương 132 tỷ USD).

“Đấu giá nguồn điện khử carbon dài hạn” nhằm đảm bảo mức thu cố định trong 20 năm cho các nhà đầu tư nguồn điện hạt nhân. Còn mọi chi phí cho hạng mục sửa chữa, nâng cấp nhà máy nhiệt điện nhằm giảm phát thải CO2 sẽ được các công ty bán lẻ chi trả.

Bản sửa đổi lần này (bao gồm cả việc lắp đặt, hoặc thay thế các thiết bị mới trong nhà máy điện hạt nhân) nhằm sử dụng nguồn điện này ở mức cao nhất.

Tuy nhiên, hiện nay trong “Đấu giá nguồn điện khử carbon dài hạn” đang yêu cầu các công ty điện lực trúng thầu hoàn trả mức doanh thu nhất định cho các nhà quản lý thị trường nguồn điện. Nhưng với đặc điểm của các dự án điện hạt nhân là có thời gian dự án dài (bao gồm cả việc tháo dỡ lò khi ngừng hoạt động) nên cần phải chuẩn bị cho rủi ro không thu đủ chi phí hoạt động và rủi ro tăng chi phí dự án khi có những thay đổi sau khi trúng thầu.

Vì lý do này, METI bắt đầu xem xét cộng chi phí xây dựng nhà máy điện hạt nhân vào hóa đơn tiền điện dựa trên tham khảo mô hình hỗ trợ của Anh - Mô hình RAB (Mô hình đảm bảo tài sản -Regulated Asset Base). Theo mô hình này, sau khi việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân được Chính phủ phê duyệt, công ty bán lẻ điện sẽ thu các chi phí mà mình gánh chịu (như chi phí xây dựng và bảo trì) thông qua hóa đơn tiền điện. Do đó, cho dù chi phí xây dựng có tăng, nhưng khi được xác nhận là chi phí cần thiết, thì sẽ được cộng vào tiền điện.

Trường hợp kế hoạch bị gián đoạn, Chính phủ Nhật Bản sẽ bù đắp bằng cách cung cấp vốn cho nhà đầu tư.

Tại Anh, Luật huy động vốn cho điện hạt nhân được thông qua vào năm 2022, tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng mô hình RAB cho các dự án điện hạt nhân. Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Sizewell C dự kiến ​​sẽ là dự án đầu tiên áp dụng mô hình RAB.

Chính phủ Nhật sửa đổi Kế hoạch năng lượng cơ bản vào năm 2024 và đặt mục tiêu kết hợp các nguồn điện cho những năm 2040. Hướng tới năm 2040, sẽ khó đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định và đạt được mục tiêu khử carbon nếu không tăng cường khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân và xây dựng các nhà máy mới. Trong các cuộc thảo luận sửa đổi Kế hoạch năng lượng cơ bản, METI sẽ giải quyết các vấn đề có tính đến các xu hướng trong nước và quốc tế. Mặt khác, nỗ lực xây dựng hệ thống cơ chế linh hoạt và xem xét chi tiết hướng tới giảm thiểu rủi ro đầu tư, nhằm thúc đẩy sử dụng các nhà máy điện hạt nhân - nguồn điện ổn định và không thải carbon.

Chính phủ Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu cao là vào năm 2030 sẽ giảm 46% lượng khí nhà kính so với năm 2013. Để đạt được mục tiêu này, theo METI cần thúc đẩy tiết kiệm năng lượng, hạn chế nhu cầu sử dụng điện, tổng sản lượng điện năm 2030 sẽ giảm khoảng 10% so với Kế hoạch năng lượng cơ bản hiện tại. Hơn nữa, để hướng tới việc khử cacbon, trong cơ cấu nguồn điện năm 2030, năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời) sẽ được mở rộng và chiếm tới gần 40% tổng sản lượng điện, nguồn điện hóa thạch (như điện than, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG v.v...) cần giảm xuống còn khoảng 40%.

Về điện hạt nhân, vẫn theo kế hoạch hiện tại (thiết kế kịch bản năm 2050) duy trì ở mức 20-22%. Nhưng Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng cường nhân lực - kỹ thuật - cơ sở công nghiệp trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, tìm kiếm lò có tính an toàn - tính kinh tế - tính cơ động ưu việt, đồng thời tiếp tục phát triển công nghệ để giải quyết vấn đề giai đoạn sau (back-end).

Ngoài ra, việc tái khởi động, Nhật Bản sẽ đặt an toàn làm ưu tiên hàng đầu, biện pháp đối với nhiên liệu đã qua sử dụng, thúc đẩy chu trình nhiên liệu hạt nhân, thực hiện khảo sát để chọn nơi xử lý cuối cùng cho chất thải phóng xạ mức độ cao và giải quyết các vấn đề liên quan đến vận hành lâu dài.

Mặt khác, Chính phủ Nhật sẽ nỗ lực thúc đẩy các biện pháp truyền thông để nâng cao sự thấu hiểu của người dân (bao gồm cả khu vực tiêu thụ), đồng thời tăng cường nghiên cứu phát triển, xây dựng mối quan hệ tin tưởng với người dân - cộng đồng địa phương - cộng đồng quốc tế.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động