Năng lượng Nhật Bản [kỳ 82]: Tái khởi động tổ máy số 2 Nhà máy điện hạt nhân Onagawa
06:20 | 06/12/2024
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Đến năm 2026, nhu cầu điện của các trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng sẽ tăng rất cao. Dư báo cho thấy, mức tiêu thụ điện của trung tâm dữ liệu năm 2023 là 460 tỷ kWh và sẽ tăng lên hơn 1.000 tỷ kWh vào năm 2026. (Con số 1.000 tỷ kWh tương đương với mức tiêu thụ điện 1 năm của Nhật Bản). |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’ Trong những ngày qua, truyền thông Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến thông điệp của Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi tại Hội nghị thượng đỉnh về điện hạt nhân đầu tiên tại Brussel, Bỉ hồi cuối tháng 3/2024 cho rằng: “Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc, mở ra một chương mới về những cam kết đối với điện hạt nhân”. |
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản Sau khi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) công bố “Hướng dẫn xem xét việc thay thế các nhà máy nhiệt điện than đã dừng, hoặc sẽ dừng hoạt động bằng nhà máy điện hạt nhân” hồi đầu tháng Tư vừa qua, báo chí Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến tính khả thi của chính sách này. |
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản Hội nghị Bộ trưởng về Khí hậu, Năng lượng và Môi trường các nước G7 được tổ chức tại Torino, Ý hồi cuối tháng 4/2024, lần đầu tiên thông qua Tuyên bố chung về thời hạn loại bỏ hoàn toàn nhiệt điện than. Theo đó, chậm nhất đến năm 2035 sẽ loại bỏ nhiệt điện than, mở ra một con đường để đẩy nhanh quá trình khử carbon. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giải thích khác nhau về thời hạn này. |
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 76]: Thiết lập hệ thống đốt trộn than + amoniac nhiên liệu quy mô lớn Hai tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản là JERA và IHI Corp đã triển khai thử nghiệm trình diễn amoniac (NH3) nhiên liệu lớn đầu tiên tại Nhà máy Nhiệt điện Hekinan (4,1 GW) ở tỉnh Aichi. Mục tiêu thử nghiệm là để thiết lập hệ thống đồng đốt amoniac tại nhà máy điện than thương mại quy mô lớn trong tương lai. (Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam). |
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 77]: ‘Sau 1 năm Đức loại bỏ điện hạt nhân’ trên báo Nhật Đã hơn 1 năm trôi qua (kể từ khi Đức triển khai loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân), việc tháo dỡ các nhà máy điện hạt nhân (đã dừng hoạt động) được thực thi. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn còn nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Tại châu Âu, xung đột Nga - Ukraina đang làm gia tăng động lực thúc đẩy điện hạt nhân và đây là một cuộc thử nghiệm cho mô hình thành công, hoặc thất bại của chính sách “loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân”. |
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 78]: Điện hạt nhân trong Kế hoạch năng lượng cơ bản (sửa đổi) Trong kế hoạch năng lượng cơ bản mới của Nhật Bản sẽ không được viết “xây thêm”, mà thay vào đó là “thay thế” (bao gồm cả việc xây dựng lại lò phản ứng hạt nhân hiện có). Bởi vẫn còn nhiều ý kiến phản đối việc mở rộng các nhà máy điện hạt nhân, nên theo cách này để nhằm ngăn chặn kích động từ luồng dư luận còn khác biệt. |
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 79]: Tận dụng các tổ máy điện hạt nhân (hiện hữu) lên mức tối đa Tổ máy số 1 của Nhà máy điện hạt nhân Sendai của Công ty Điện lực Kyushu có tuổi đời 40 năm vừa được Cơ quan Pháp quy Hạt nhân Nhật Bản cấp phép kéo dài thêm 20 năm hoạt động. |
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 80]: Chính sách mới cho nguồn điện khử carbon dài hạn Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vừa sửa đổi hướng dẫn “Đấu giá nguồn điện khử carbon dài hạn”. Theo đó, chi phí cho các biện pháp an toàn cần thiết phục vụ việc khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân được thêm vào trong danh sách đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư vào các nguồn điện khử carbon. Cùng với đó, hướng dẫn thiết lập cơ chế để các nhà bán lẻ điện cũng sẽ chịu một phần chi phí này. |
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 81]: Thảo luận tiêu chuẩn áp dụng cho lò nước nhẹ (cải tiến) Tại cuộc họp mới đây giữa Cơ quan pháp quy hạt nhân Nhật Bản (NRA) và lãnh đạo các nhà máy điện hạt nhân (thuộc các công ty điện lực Nhật Bản) các bên đã thảo luận việc hoàn thiện tiêu chuẩn, quy định áp dụng cho lò phản ứng nước nhẹ SRZ-1200 cải tiến. |
Nhà máy điện hạt nhân Onagawa sử dụng lò phản ứng hạt nhân nước sôi (BWR) đầu tiên cùng loại với Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Công ty Điện lực Tokyo hoạt động trở lại sau sự cố năm 2011. Tổ máy số 2 của Nhà máy điện hạt nhân Onagawa là tổ máy thứ 13 khởi động lại sau trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản. 12 lò phản ứng trước đó đều là lò nước nhẹ áp lực (PWR) nằm ở phía Tây Nhật Bản.
Khi trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản xảy ra vào năm 2011, cơn sóng thần có chiều cao 13 mét đã quét qua Nhà máy điện hạt nhân Onagawa. Mặc dù toàn bộ bán đảo Oshika - nơi đặt nhà máy điện bị ngập khoảng 1 mét, nhưng sóng thần không thể tiếp cận vì nhà máy được xây dựng trên đất liền cao 14,8 mét so với mực nước biển vào thời điểm xây dựng. Một số thiết bị bị hư hỏng, nhưng cả ba lò phản ứng đều được đóng cửa an toàn. Ngay sau trận động đất lớn này, Nhà máy điện hạt nhân Onagawa đã trở thành trung tâm sơ tán cho người dân địa phương.
Công ty Điện lực Tohoku bắt đầu xây dựng các biện pháp an toàn vào tháng 5 năm 2013. Tường chắn sóng đã được nâng lên độ cao 29 mét so với mực nước biển để ứng phó với cơn sóng thần mới được dự đoán có chiều cao 23,1 mét. Tổng chiều dài bao quanh nhà máy là 800 mét. Nhà máy cũng được trang bị một bể chứa nước có dung tích khoảng 10.000 mét khối, có thể dùng làm mát cho lò phản ứng trong 7 ngày.
Công ty Điện lực Tohoku đã nộp đơn xin đánh giá an toàn lên Ủy ban quản lý vào tháng 12 năm 2013. Sau khi kiểm tra cẩn thận, lò phản ứng (BWR) tương tự với lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, và đã vượt qua cuộc kiểm tra vào tháng 2 năm 2020. Vào tháng 11 năm 2020, chính quyền địa phương đã đồng ý khởi động lại, nhưng phải mất thời gian để thực hiện các công việc xây dựng như gia cố chống động đất và các biện pháp phòng cháy chữa cháy cho thiết bị dành riêng cho BWR. Chuỗi công việc bổ sung này được hoàn thành vào tháng 5 năm 2024.
Khoảng 40% nhân viên vận hành tại Nhà máy điện hạt nhân Onagawa chưa có kinh nghiệm vận hành nhà máy điện hạt nhân, nhưng họ đã được đào tạo thông qua thiết bị mô phỏng bên trong nhà máy điện. Trong năm 2023, thiết bị này đã được sử dụng 65 lần, với tỷ lệ sử dụng các trang thiết bị trên 90%. Ngoài ra, nhân sự còn được cử đến các nhà máy nhiệt điện có cấu trúc tua bin tương tự, các nhà máy có lò phản ứng PWR đang vận hành của các công ty khác và các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ để nâng cao kỹ năng.
Vào ngày 30/10/2024, Thống đốc Murai đã kêu gọi Công ty Điện lực Tohoku thực hiện triệt để các biện pháp an toàn và yêu cầu thực hiện các kế hoạch sơ tán dân cư phù hợp thông qua đào tạo. Ông kêu gọi cần thiết phải xem xét và hoàn thành sớm các tuyến đường sơ tán của địa phương và của nhà nước.
Vào ngày 3/11/2024, trong quá trình khởi động tổ máy số 2 của Nhà máy điện hạt nhân Onagawa đã phát hiện bất thường của thiết bị dùng để hiệu chỉnh máy dò neutron. Sau khi đóng cửa lò phản ứng vào ngày 4/11/2024 và tiến hành kiểm tra, ngày 11/11/2024, Công ty Điện lực Tohoku đã thông báo nguyên nhân của vụ việc là do một bộ phận chứa thiết bị bị bong ra. Ngày 13/11, sau khi các biện pháp khắc phục được triển khai, khởi động lại được bắt đầu.
Nhà máy điện hạt nhân là cơ sở có nhiều tác động đến xã hội. Nhà máy điện hạt nhân Onagawa đã khởi động lại, nhưng điều quan trọng là phải thực hiện triệt để các biện pháp an toàn, đảm bảo năng lực cho nhân viên vận hành, tăng cường kế hoạch sơ tán dân cư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong trường hợp khẩn cấp, ngăn ngừa sự cố bất thường về thiết bị và đóng cửa nhà máy điện một cách an toàn trong trường hợp có bất thường v.v... Đồng thời, phải chú ý đến sự quan tâm của xã hội trong quá trình vận hành nhà máy.
(Đón đọc kỳ tới...)
NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)
Nguồn tham khảo: Thời báo kinh tế Nhật Bản, Báo Điện Lực, NHK, Công ty Điện lực Tohoku.