RSS Feed for Khí nhà kính Thứ ba 23/04/2024 16:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Phát thải CO2 từ tiêu dùng năng lượng trên toàn cầu và những vấn đề Việt Nam cần quan tâm

Phát thải CO2 từ tiêu dùng năng lượng trên toàn cầu và những vấn đề Việt Nam cần quan tâm

Nội dung bài báo dưới đây gồm ba vấn đề chính: (1) Tình hình chung về phát thải khí nhà kính từ tiêu dùng năng lượng trên thế giới; (2) Thực trạng phát thải khí nhà kính trong năm 2022 từ tiêu dùng năng lượng của thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện (trên các phương diện tổng số, bình quân đầu người, bình quân trên đơn vị EJ năng lượng sơ cấp tiêu dùng và bình quân trên 103 USD/GDP); (3) Phát thải khí nhà kính từ tiêu dùng năng lượng của Việt Nam năm 2022 và những vấn cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới.
Kết quả triển khai chương trình Net Zero năm 2022 trên thế giới và Việt Nam

Kết quả triển khai chương trình Net Zero năm 2022 trên thế giới và Việt Nam

Đến nay, con đường tiến đến đích Net Zero (trung hòa carbon) của nhân loại đã được triển khai nhiều năm. Nhân kết thúc năm 2022, Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật kết quả, mục tiêu, cũng như việc triển khai chương trình này trong năm vừa qua ở một số khu vực trên thế giới và Việt Nam.
Biến đổi khí hậu và những con số khiến chúng ta ‘giật mình’

Biến đổi khí hậu và những con số khiến chúng ta ‘giật mình’

Nhân sự kiện diễn ra Hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hợp quốc 2021 (COP26) tại Anh, báo trực tuyến Đức Dw.com số đầu tháng 11/2021 đã cập nhật những con số liên quan đến biến đổi khí hậu, khiến hành tinh chúng ta ngày càng thay đổi.
Lộ trình 5 bước ngành năng lượng hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050

Lộ trình 5 bước ngành năng lượng hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050

Nhằm hạn chế tác động tồi tệ do biến đổi khí hậu gây ra, sớm đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris và đề xuất do COP26 nhằm đưa khí thải ròng về 0, hay Net Zero, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố lộ trình và giải pháp 5 bước để đạt mục tiêu này. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu?

COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu?

Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, hay còn gọi là Hội nghị Các bên (COP) tham gia Công ước Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (nay là Hiệp định Paris 2015) lần thứ 26, đúng ra phải được tổ chức năm 2020. Nhưng đại dịch Covid-19 đã đẩy lùi Hội nghị sang năm nay, vẫn tại Thành phố Glasgow của xứ Scotland, nước Anh. Hội nghị dự tính kéo dài từ 31/10 đến ngày 12/11, với chương trình nghị sự đồ sộ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Vì sao năng lượng tái tạo chỉ đảm bảo một nửa mục tiêu Net Zero?

Vì sao năng lượng tái tạo chỉ đảm bảo một nửa mục tiêu Net Zero?

Xu thế thế giới hiện nay là chuyển đổi năng lượng để dẫn đến trung hòa carbon (Net Zero CO2), nhưng theo các chuyên gia năng lượng, cho dù năng lượng tái tạo đang rất sôi động, nhưng nó vẫn chỉ trả lời được một vế của vấn đề, nếu không hiện đại hóa mạng lưới điện. Để trả lời cho câu hỏi: Vì sao năng lượng tái tạo chỉ là một nửa của giải pháp Net Zero? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp, bình luận dưới đây.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên?

Nhiều nước phát triển ở châu Âu và Mỹ đang giảm dần đầu tư vào khai thác tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt tự nhiên). Điều này để nhằm đạt được mức giảm phát thải khí nhà kính “cơ bản về không” vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu năng lượng tái tạo có phát triển theo kịch bản của các quốc gia hay không. Trong quá trình tiến tới không carbon, có nguy cơ các nguồn tài nguyên hiện có sẽ thiếu hụt và cung - cầu năng lượng sẽ bị gián đoạn. Thế giới đang phải chịu áp lực: Làm sao đầu tư nhưng vẫn giữ được cân bằng?
Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật triển khai kế hoạch giảm nhẹ khí nhà kính

Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật triển khai kế hoạch giảm nhẹ khí nhà kính

Ngày 25/5/2020, tại thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội thảo tập huấn nhằm hướng dẫn kỹ thuật về việc triển khai kế hoạch giảm nhẹ khí nhà kính, cung cấp cụ thể phương pháp tính toán phát thải khí nhà kính và xác định các giải pháp giảm nhẹ đối với các nhà máy trong ngành thép ở Việt Nam.
Thuế carbon: Giải pháp hữu hiệu nhất giảm phát thải khí nhà kính

Thuế carbon: Giải pháp hữu hiệu nhất giảm phát thải khí nhà kính

Thuế carbon là một loại thuế đánh vào hàm lượng carbon của nhiên liệu (ngành vận tải, năng lượng) và tương tự như kinh doanh khí thải carbon - một hình thức định giá carbon. Tính đến năm 2018, ít nhất 27 quốc gia và địa phương đã thực hiện thuế carbon. Nghiên cứu cho thấy: Thuế carbon có hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính (GHG). Còn các nhà kinh tế cho rằng: Thuế carbon - giải pháp hiệu nghiệm, hiệu quả nhất để kiềm chế biến đổi khí hậu, với những tác động ít ảnh hưởng nhất đến nền kinh tế.
Việt Nam có thể giảm 30% phát thải KNK so với tiến trình thông thường?

Việt Nam có thể giảm 30% phát thải KNK so với tiến trình thông thường?

Ngày 1/8/2019, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo tư vấn quốc tế về Báo cáo nghiên cứu của WB, phối hợp với Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương, mang tên: "Đưa Việt Nam vào con đường năng lượng cac bon thấp để đạt được mục tiêu Quốc gia Đóng góp Tự nguyện - NDC" [1]. Tham gia hội thảo, ngoài đại diện của Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, WB, có hiện diện nhiều tổ chức, cơ quan và cá nhân quan tâm đến vấn đề giảm thiểu tác động môi trường trong phát triển năng lượng của Việt Nam. Dưới đây, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin nêu một vài nội dung chính của Báo cáo này để bạn đọc cùng tham khảo.
Vì sao điện hạt nhân trên toàn cầu hồi sinh?

Vì sao điện hạt nhân trên toàn cầu hồi sinh?

Năng lượng hạt nhân đã phải trải qua những thách thức vô cùng lớn trong nhiều năm qua bởi sự cạnh tranh của giá khí đốt thấp, giá năng lượng tái tạo được trợ cấp, nhu cầu điện năng tăng trưởng chậm tại một số nước, và hậu quả từ thảm họa hạt nhân ở Fukushima vẫn còn lơ lửng. Nhưng cũng đã có những tín hiệu là năm 2018 năng lượng hạt nhân sẽ hồi phục. Bởi thực tế cho thấy rằng, hầu như khó có thể có một nền kinh tế lớn muốn có được một một hệ thống điện với phát thải carbon thấp mà lại không có năng lượng hạt nhân.
Triển khai dự án điện mặt trời Phong Điền

Triển khai dự án điện mặt trời Phong Điền

Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC) - thành viên của Tập đoàn TTC vừa ký kết hợp đồng EPC (thiết kế - cung cấp - lắp đặt) triển khai dự án điện mặt trời Phong Điền với liên danh Sharp - SSSA - NSN - các nhà thầu từ Thái Lan, Nhật Bản.
Năng lượng xanh cho phát triển kinh tế bền vững

Năng lượng xanh cho phát triển kinh tế bền vững

Sáng ngày 11/1/2018, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với tổ chức USAID, Konrad, các đại sứ quán Nhật Bản và Úc tại Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề "Năng lượng xanh cho phát triển kinh tế bền vững”. Đây là sự kiện quốc tế có quy mô lớn, nằm trong chuỗi sự kiện “Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 2”.
Phát triển bền vững cho hiện tại và tương lai!

Phát triển bền vững cho hiện tại và tương lai!

Trong hơn 170 năm phát triển, Tập đoàn Siemens từ nước Đức đã không ngừng nâng cao hiệu suất của năng lượng. Tiến sĩ Phạm Thái Lai, Chủ tịch và Tổng giám đốc Siemens Việt Nam trao đổi với Tạp chí Năng lượng Việt Nam về việc làm thế nào có thể trở thành một Tập đoàn công nghiệp đầu tiên trên thế giới đạt lượng dấu chân các bon trung tính vào năm 2030, đóng góp vào nguồn năng lượng hỗn hợp bền vững và việc cắt giảm khí nhà kính của Việt Nam.
Kiếm tiền từ việc bán... không khí

Kiếm tiền từ việc bán... không khí

Vào ngày 31/5/2017 tới đây, công ty Climeworks của Thụy Sĩ sẽ khởi động nhà máy hút carbon dioxide ra khỏi không khí và cung cấp cho một nhà kính trồng rau quả gần đó. Nhà máy được đặt tại thành phố tự trị nhỏ bé Hinwil, cao 12 mét và có bề ngoài khá kì lạ. Đây sẽ là nhà máy đặc biệt nhất từng được xây dựng, kiếm lợi nhuận bằng cách bán khí carbon dioxide từ môi trường xung quanh.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động