RSS Feed for Biến đổi khí hậu và những con số khiến chúng ta ‘giật mình’ | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 05/12/2024 08:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Biến đổi khí hậu và những con số khiến chúng ta ‘giật mình’

 - Nhân sự kiện diễn ra Hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hợp quốc 2021 (COP26) tại Anh, báo trực tuyến Đức Dw.com số đầu tháng 11/2021 đã cập nhật những con số liên quan đến biến đổi khí hậu, khiến hành tinh chúng ta ngày càng thay đổi.
COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu? COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu?

Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, hay còn gọi là Hội nghị Các bên (COP) tham gia Công ước Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (nay là Hiệp định Paris 2015) lần thứ 26, đúng ra phải được tổ chức năm 2020. Nhưng đại dịch Covid-19 đã đẩy lùi Hội nghị sang năm nay, vẫn tại Thành phố Glasgow của xứ Scotland, nước Anh. Hội nghị dự tính kéo dài từ 31/10 đến ngày 12/11, với chương trình nghị sự đồ sộ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Năng lượng rất nóng ở COP26 và thế kẹt của Việt Nam Năng lượng rất nóng ở COP26 và thế kẹt của Việt Nam

Mong ước tạo bước ngoặt của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (sau này trở thành Hiệp định Paris) về Biến đổi khí hậu COP26 tại Glasgow đã thành hiện thực một nửa vào đêm 13/11/2021. Một nửa còn lại được các đảo quốc và các nước đã phát triển coi là giấc mơ tan vỡ. Hiệp ước Glasgow về khí hậu là một văn kiện thỏa hiệp cân bằng giữa 197 nước tham gia.


1. Những khu vực nào thải ra nhiều CO2 nhất?

Chính phủ các nước ngày càng cam kết chuyển đổi nền kinh tế để trở nên trung hòa carbon trong vòng 10 đến 30 năm tới. Trong khi lượng khí thải ổn định ở châu Âu và châu Mỹ, thì ở châu Á và châu Phi lại có chiều hướng gia tăng.

Tuy nhiên, lượng khí thải tuyệt đối chỉ nói lên một nửa câu chuyện. Các quốc gia châu Á đã chứng kiến ​​sự gia tăng dân số đáng kể trong những thập kỷ qua, nhiều người hơn nên đã dẫn đến việc tiêu thụ nhiều tài nguyên hơn. Nhìn từ góc độ tổng phát thải CO2, 5 nước sau đây có mức phát thải CO2 cao nhất, gồm: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga và Nhật Bản.

Theo phân tích cho thấy mức thu nhập cao thì mức phát thải trung bình trên đầu người cũng cao hơn so với mức thu nhập thấp. Chẳng hạn như Qatar, phát thải CO2 trên đầu người nhiều hơn nhiều so với các quốc gia như Đức và Pháp, mặc dù họ cùng nhóm thu nhập. Một số quốc gia đông dân như Ấn Độ và Trung Quốc được xếp hạng thấp về lượng khí thải bình quân đầu người, nhưng tổng mức phát thải và tác động phát thải CO2 lại lớn, do dân số khổng lồ.

2. Các nguồn phát thải khí nhà kính chính là gì?

Như mọi người đều biết, sức mạnh kinh tế và lượng khí thải CO2 có mối quan hệ tương quan với nhau. Không có gì ngạc nhiên khi khu vực công nghiệp là nơi có tỷ lệ tổng lượng khí nhà kính (GHG) 35%, gồm mêtan và nitơ oxit thải vào khí quyển.

Xếp thứ hai là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp với tỷ lệ là 20%, đặc biệt là việc thay đổi mục đích sử dụng đất được coi là nguồn phát thải GHG lớn nhất trong nhóm này. Mặc dù rừng là nguồn hấp thụ CO2 lớn, nhưng trong hai thập kỷ trở lại đây, số lượng cây che phủ hàng năm bị mất dần tăng lên. Nga, Brazil và Mỹ là những nơi có mức phá rừng lớn nhất thế giới năm 2020. Tuy nhiên, so với thập kỷ 1990 - 2000, tốc độ phá rừng lại có xu hướng chậm lại.

Phá rừng không chỉ là vấn đề làm tăng khí thải vì bản chất rừng hấp thụ CO2 lưu trữ trong đất, còn bản thân cây cối thì thải CO2 vào khí quyển. Ngoài ra đất rừng còn là những “bể chứa carbon” khổng lồ và hữu dụng, nhưng khi chuyển đổi mục đích sử dụng, nhất là cho công nghiệp thì mức CO2 phát ra không khí ngày càng tăng lên.

3. Lượng khí thải CO2 gia tăng như thế nào trong những thế kỷ qua?

Lượng khí thải CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch đã gia tăng kể từ những ngày đầu của quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên, khi con người tạo ra lượng carbon dioxide cao hơn, Trái đất đã hấp thụ nó trong các “bể chứa carbon” tự nhiên, chẳng hạn như rừng và đại dương.

Nhưng khi nhân loại bắt đầu tạo ra nhiều CO2 và các khí nhà kính khác mà hệ sinh thái của hành tinh có thể hấp thụ một cách tự nhiên, thì những khí thải này bị mắc kẹt trong bầu khí quyển.

4. Thế giới đã ấm lên bao nhiêu độ?

Khối lượng phát thải CO2 ngày càng tăng, đặc biệt là các hạt CO2 giữ hơi ấm của ánh sáng mặt trời trong khí quyển. Nó có cơ chế hoạt động giống như một nhà kính, khiến nhiệt độ trái đất ngày càng ấm hơn. So với thế kỷ 20, đặc biệt là 5 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng gần 1 độ C (1,8 độ F).

Sự thay đổi này được đo bằng cách tính toán sự khác biệt giữa nhiệt độ quan sát được tại một thời điểm và địa điểm cụ thể và mức trung bình trong lịch sử cho cùng một vị trí đó. Nhiệt độ tăng 1 độ là mức trung bình toàn cầu, con số chính xác có thể biến thiên, nhiều hoặc ít ở từng địa phương, khu vực khác nhau.

Trong một ví dụ cụ thể, nhiệt độ trung bình trong tháng 8 (giai đoạn năm 1991 đến năm 2020) ở thành phố Portland phía tây bắc nước Mỹ là 20 độ C. Với sự nóng lên toàn cầu, Portland đang chứng kiến ​​những ngày nóng hơn mức trung bình.

Ví dụ: Vào ngày 13 tháng 8 hằng năm, mức trung bình hàng ngày đạt 30 độ C, đây là một nhiệt độ bất thường. Trong cùng tuần, nhiệt độ bất thường đã được ghi nhận ở Tây Ban Nha, Tunisia, Nga, Ấn Độ, Campuchia, Australia, Argentina và một vài quốc gia khác.

Sự gia tăng nhiệt độ như vậy đẩy sự bất thường về nhiệt độ của Trái đất tăng theo và phát sinh những tác động tiềm ẩn trên phạm vi rộng. Từ các túi nhiệt bất khả trị đến mùa màng thất bát, gia tăng các thảm họa thiên tai như bão và lũ lụt. Mực nước biển dâng là một trong những tác động đáng chú ý nhất. Nhiệt độ nóng hơn đang làm tan chảy các chỏm băng và sông băng và làm tăng tổng lượng nước trong các đại dương.

5. Mực nước biển hiện đã tăng bao nhiêu?

Theo dữ liệu được Cục Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) tổng hợp, mực nước biển đã tăng gần 25 cm (9,8 inch) trong 140 năm qua. Khoảng một phần ba mức tăng này xảy ra nhanh trong vòng 25 năm trở lại đây. Mực nước biển tăng trên toàn thế giới, nhưng xu hướng này thấy rõ ở Bắc Cực, nơi đang nóng lên nhanh hơn các khu vực khác. Đặc tính nhiệt của nước cho phép nó nở ra khi ấm lên cũng góp phần làm tăng mực nước biển tăng theo.

Trong khi hầu hết các đại dương và biển trên thế giới thực sự cao hơn mức lịch sử, thì có một số khu vực lại bị ảnh hưởng nhiều hơn. Ví dụ, máy đo thủy triều ở miền tây Canada và miền bắc Chile, phát hiện biển ổn định hoặc thậm chí đang giảm, còn ở các quốc đảo nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương mực nước biển lại tăng đáng báo động và phát sinh nhiều mối nguy hiểm cho con người và môi trường./.

KHẮC NAM (THEO: QW-11/2021)


Link tham khảo:

1/ https://www.dw.com/en/climate-change-emissions-data-charts-cop26/a-59652069

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động