RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 10]: Chi phí phát điện của các nguồn điện năm 2030 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 22/01/2025 22:00
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 10]: Chi phí phát điện của các nguồn điện năm 2030

 - Nhóm công tác kiểm tra chi phí phát điện (thuộc Nhóm nghiên cứu tài nguyên năng lượng toàn diện - Văn phòng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản - METI) đã tóm tắt kết quả tạm tính chi phí phát điện của từng nguồn điện của Nhật Bản vào thời điểm năm 2020 và 2030. Điểm đáng chú ý là về chi phí sản xuất điện năm 2030 của Nhật Bản trong kết quả tạm tính lần này, chi phí cận biên của từng nguồn điện đã được thêm vào làm giá trị tham khảo.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 9]: Dự thảo Kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’ có khả thi? Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 9]: Dự thảo Kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’ có khả thi?

Cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã tóm tắt Dự thảo Kế hoạch năng lượng cơ bản (lần thứ 6) - đây là phương châm chính sách năng lượng của Chính phủ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Những kế hoạch năng lượng cơ bản trong trung, dài hạn của quốc gia này có khả thi?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 8]: Điện than ‘công nghệ mới nhất’ cũng gặp khó Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 8]: Điện than ‘công nghệ mới nhất’ cũng gặp khó

Hội nghị thượng đỉnh 7 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (Hội nghị thượng đỉnh G7) được tổ chức tại Anh (từ ngày 11 - 13/6). Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước đã nhất trí trong năm nay sẽ chấm dứt hỗ trợ xuất khẩu mới của chính phủ đối với nhiệt điện than - nguồn điện không thể thực hiện được các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vốn thể hiện rõ quan điểm tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu đã buộc phải thay đổi chính sách chỉ trong 3 tuần.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 7]: Cập nhật diễn tiến tái khởi động điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 7]: Cập nhật diễn tiến tái khởi động điện hạt nhân

Công ty Điện lực Kansai đã tái khởi động lò phản ứng số 3 hơn 40 năm tuổi của Nhà máy điện hạt nhân Mihama (ngày 23/6/2021). Sau sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 thuộc Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) năm 2011, thời gian vận hành tối đa của một lò phản ứng hạt nhân được quy định là 40 năm. Do đó, đây là lò phản ứng trên 40 năm tuổi đầu tiên của Nhật Bản được tái khởi động kể từ khi ban hành quy định này. Cho đến nay, đã có 10 lò phản ứng hạt nhân được tái khởi động kể từ sau sự cố Fukushima và tất cả đều là lò PWR.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 6]: Xu hướng của điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 6]: Xu hướng của điện hạt nhân

Để đạt được mục tiêu mới năm 2030 giảm 46% khí nhà kính so với năm 2013, đã đến lúc Nhật Bản đối diện trực tiếp với các vấn đề liên quan đến điện hạt nhân. Theo mục tiêu hiện tại của quốc gia này, năm 2030 điện hạt nhân dự kiến sẽ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng điện. Để đạt được mục tiêu này, cần tái khởi động khoảng 30 lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, hiện tại, ngoài 3 lò đang xây dựng, Nhật Bản chỉ còn 33 lò phản ứng hạt nhân.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 5]: Thách thức giảm phát thải carbon Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 5]: Thách thức giảm phát thải carbon

Mặc dù không được biết đến nhiều, nhưng Nhật Bản có công suất (dự kiến) điện mặt trời tương ứng với diện tích lãnh thổ lớn nhất trong các quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (vị trí số 2 là Đức và vị trí số 3 là Anh). Tuy là đất nước có nhiều vùng núi và khá ít diện tích đồng bằng, nhưng nếu so sánh về công suất dự kiến điện mặt trời tương ứng với diện tích đồng bằng, Nhật Bản với vị trí số 1 đang gấp hơn 2 lần Đức ở vị trí số 2.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 4]: Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân U40 Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 4]: Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân U40

Cuối tháng Năm vừa qua, Thống đốc tỉnh Fukui đã tuyên bố đồng ý tái khởi động 3 tổ máy điện hạt nhân đã vận hành trên 40 năm, gồm tổ máy số 1, 2 của Nhà máy điện hạt nhân Takahama và tổ máy số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Mihama, thuộc Công ty Điện lực Kansai.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 3]: Vấn đề xử lý nước thải tại Fukushima số 1 Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 3]: Vấn đề xử lý nước thải tại Fukushima số 1

Đã 10 năm trôi qua (kể từ khi xảy ra sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1), cuối cùng, Chính phủ Nhật Bản đã cho phép xả nước đã qua xử lý đang lưu trữ ở Nhà máy này ra biển.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 2]: Nhìn lại 10 năm sau sự cố Fukushima Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 2]: Nhìn lại 10 năm sau sự cố Fukushima

Tháng 3/2021 vừa qua tròn 10 năm kể từ sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO). Trong khoảng thời gian đó, Nhật Bản đã quyết định ngừng hoạt động tất cả các nhà máy điện hạt nhân. Cho đến hiện nay, chỉ có 9 lò phản ứng hạt nhân được tái khởi động lại. Nhật Bản lần đầu tiên trải qua thảm họa hạt nhân lớn như vậy, do đó cần thời gian xem xét lại các quy định. Ngoài ra, yêu cầu ứng phó sự cố cũng có sự thay đổi, nên việc tái khởi động các lò phản ứng còn lại sẽ mất thêm thời gian.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 1]: Thiếu điện và những thách thức trong cơ cấu nguồn điện Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 1]: Thiếu điện và những thách thức trong cơ cấu nguồn điện

Ở Nhật Bản, sự sụt giảm đột ngột của điện hạt nhân và xu hướng giảm dần sự phụ thuộc vào nhiệt điện đã mở ra cơ hội cho năng lượng tái tạo. Trong 10 năm qua, tỷ trọng của nguồn năng lượng tái tạo đã tăng gần gấp đôi, từ 9,5% vào năm 2010 lên 18% vào năm 2020. Tuy nhiên, từ ngày 7/1/2021, Nhật Bản đã bắt đầu xảy ra tình trạng thiếu hụt điện trên toàn quốc. Liên đoàn các Công ty Điện lực Nhật Bản (FEPC) đã thông báo 2 lần vào ngày 10 và 12/1 về "Tình hình cung cầu điện và đề nghị tiết kiệm điện" tại quốc gia này. Vậy, vấn đề gì đã xảy ra ở Nhật Bản? Dưới đây, chúng tôi giới thiệu nội dung phân tích của JENED về tình trạng trên để bạn đọc và các nhà quản lý, nhà đầu tư tham khảo.


Nhóm nghiên cứu của METI đã tham khảo, thảo luận chính sách năng lượng năm 2030 của Tiểu ban chính sách cơ bản, và tiến hành nghiên cứu từ cuối tháng 3/2021 để tính ra chi phí 1 kWh khi xây dựng và vận hành cơ sở sản xuất điện mới trên vùng đất trống của 15 nguồn điện như: Nhiệt điện than, nhiệt điện LNG, điện hạt nhân, điện gió (trên bờ, ngoài khơi), điện mặt trời (thương mại, dân dụng) v.v... Tại cuộc họp của Nhóm vào tháng 7/2021, giá trị gần đúng đã được chỉ ra. Tuy nhiên, tới lần này, giá liệt kê chi tiết (chi phí chính sách, chi phí xã hội, các chi phí vốn, nhiên liệu, vận hành và bảo dưỡng - O&M) của từng nguồn điện đã được làm rõ.

Chi phí sản xuất điện hạt nhân ước tính vào thời điểm năm 2030 là hơn 11,7 yên/kWh, tăng 1,4 yên so với ước tính của năm 2015.

Ngoài ra, các chi phí như xử lý sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 thuộc Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) sẽ tăng lên, vì vậy chi phí sản xuất của nguồn này có thể vượt mức 11,7 yên.

Nguồn điện rẻ nhất là điện mặt trời thương mại 8,2 ~ 11,8 yên. Dự kiến trong tương lai chi phí sản xuất điện mặt trời sẽ thấp hơn điện hạt nhân. Chính sách ưu đãi mua năng lượng tái tạo với giá cao (bao gồm cả phần gánh trách nhiệm xã hội đối với người dân) sẽ dần trở nên không cần thiết. Chi phí sản xuất điện hạt nhân tăng so với ước tính thời điểm năm 2015 là bởi chi phí tăng cho các biện pháp an toàn, chi phí bồi thường khi xảy ra sự cố.

Do tỷ lệ nguồn điện biến động như điện mặt trời, điện gió tăng, do vậy, tại cuộc họp Nhóm (ngoài đánh giá nguồn điện đơn lẻ), vấn đề "chi phí ổn định hệ thống" để ổn định toàn bộ hệ thống điện đã được thảo luận. Cạnh đó, phương pháp đánh giá "chi phí cận biên" của từng nguồn điện bao gồm cả chi phí để đưa một nguồn điện nào đó vào hệ thống cũng được thảo luận và trình bày. Ví dụ: Chi phí do giảm hiệu suất nhiệt phát sinh của nhiệt điện trong trường hợp bổ sung điện mặt trời vào tổ hợp năng lượng hiện tại.

Đánh giá tác động của từng nguồn điện đến toàn bộ hệ thống điện của Nhật Bản cũng được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các tổ chức khác sử dụng để hoạch định chính sách năng lượng ở các quốc gia.

Về chi phí sản xuất điện năm 2030, trong kết quả tạm tính đã được tóm tắt lần này cho thấy: "Chi phí cận biên" của từng nguồn điện đã được thêm vào làm giá trị tham khảo.

Theo tài liệu này (so với giá trị cơ bản), điện hạt nhân sẽ tăng từ 11,7 yên lên 14,4 yên, điện gió trên bờ từ 14,7 yên lên 18,5 yên, điện mặt trời (thương mại) từ 11,2 yên lên 18,9 yên, v.v...

Theo METI, điện gió, điện mặt trời có sản lượng điện biến động theo thời tiết, nên sẽ cần thêm chi phí kiểm soát công suất và đảm bảo sản xuất nhiệt điện dự phòng (backup). METI nhấn mạnh rằng: Dù bổ sung nguồn điện nào cũng sẽ phát sinh chi phí cho toàn bộ hệ thống điện, vấn đề tiếp theo là làm thế nào để kiểm soát và gánh vác được chi phí gia tăng, do vậy, cần tiếp tục tăng cường thảo luận với cái nhìn toàn cảnh về cung cầu năng lượng.

Dưới đây là tạm tính chi phí sản xuất điện chính của Nhật Bản năm 2030 (chi phí tương đương với 1 kWh, trong ngoặc là tạm tính của năm 2015, sau mũi tên là chi phí cận biên):

1/ Điện hạt nhân: Trên 11,7 yên (trên 10,3 yên) ⇒ 14,4 yên.

2/ Điện mặt trời thương mại: 8,2~11,8 yên (12,7~15,6 yên) ⇒ 18,9 yên.

3/ Điện mặt trời dân dụng: 8,7~14,9 yên (12,5~16,4 yên).

4/ Điện gió trên bờ: 9,9~17,2 yên (13,6~21,5 yên) ⇒ 18,5 yên.

5/ Điện gió ngoài khơi: 26,1 yên (30,3~34,7 yên).

6/ Nhiệt điện LNG: 10,7~14,3 yên (13,4 yên) ⇒ 11,2 yên.

7/ Nhiệt điện than: 13,6~22,4 yên (12,9 yên) ⇒ 13,9 yên.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 10]: Chi phí phát điện của các nguồn điện năm 2030

Chi phí sản xuất điện của Nhật Bản đã cộng chi phí bổ sung.


(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động