RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 16]: ‘Điện hạt nhân châu Âu’ trên báo Nhật | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 19/03/2024 15:34
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 16]: ‘Điện hạt nhân châu Âu’ trên báo Nhật

 - Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) đã khai mạc ngày 31/10 tại Glasgow, Anh. Trong bối cảnh này, không có dấu hiệu nào cho thấy “cuộc khủng hoảng năng lượng” do giá khí đốt tự nhiên và giá điện tăng sẽ được giảm bớt ở châu Âu.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 15]: Phong trào điện hạt nhân thế giới và động thái Hoa Kỳ Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 15]: Phong trào điện hạt nhân thế giới và động thái Hoa Kỳ

Trong lúc năng lượng tái tạo được mở rộng như một biện pháp chống lại biến đổi khí hậu, thì tầm quan trọng của việc không thải ra carbon dioxide (CO2) trong quá trình sản xuất điện của điện hạt nhân đang được xem lại.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 14]: Nhìn nhận của người Nhật về nguy cơ thiếu điện ở châu Âu Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 14]: Nhìn nhận của người Nhật về nguy cơ thiếu điện ở châu Âu

Giá năng lượng tăng vọt ở châu Âu vừa qua đã phần nào cho chúng ta thấy chuyển dịch năng lượng nhằm chống biến đổi khí hậu tuy là xu thế tất yếu, nhưng nếu “giục tốc”, vội vã dựa chủ yếu vào các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi như gió và mặt trời, khi chưa tạo đủ mức độ an ninh cung cấp năng lượng bằng các nguồn truyền thống ổn định, sẽ gây rủi ro cho chính nền kinh tế và người dân của mình. “Tác dụng phụ” của các biện pháp chống biến đổi khí hậu sẽ không hề nhẹ.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên? Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên?

Nhiều nước phát triển ở châu Âu và Mỹ đang giảm dần đầu tư vào khai thác tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt tự nhiên). Điều này để nhằm đạt được mức giảm phát thải khí nhà kính “cơ bản về không” vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu năng lượng tái tạo có phát triển theo kịch bản của các quốc gia hay không. Trong quá trình tiến tới không carbon, có nguy cơ các nguồn tài nguyên hiện có sẽ thiếu hụt và cung - cầu năng lượng sẽ bị gián đoạn. Thế giới đang phải chịu áp lực: Làm sao đầu tư nhưng vẫn giữ được cân bằng?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 12]: Động thái của thế giới và Nhật Bản đối với LNG Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 12]: Động thái của thế giới và Nhật Bản đối với LNG

Trước Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến ​​được tổ chức tại Glasgow (Anh) vào tháng 11 năm nay, các nhà hoạt động liên quan đến vấn đề nóng lên toàn cầu vốn đang hạn chế hoạt động do vi rút Corona đã hoạt động sôi nổi trở lại. Mục tiêu của họ là chuyển từ phản đối than đá sang phản đối khí thiên nhiên. Nhưng nếu phát sinh vấn đề trong cung cấp nhiên liệu hóa thạch, Nhật Bản sẽ sớm đứng trước nguy cơ thiếu điện.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 11]: Thách thức chứng thực ‘Hydro xanh’ thương mại Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 11]: Thách thức chứng thực ‘Hydro xanh’ thương mại

Trong khi các quốc gia trên thế giới coi năng lượng Hydro là một lựa chọn quan trọng để trung hòa Carbon, thì Nhật Bản cũng đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này. Nhật Bản đang đi trước các quốc gia khác về mặt công nghệ trong việc sử dụng Hydro, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu quốc gia này có thể tận dụng ưu thế này hay không?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 10]: Chi phí phát điện của các nguồn điện năm 2030 Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 10]: Chi phí phát điện của các nguồn điện năm 2030

Nhóm công tác kiểm tra chi phí phát điện (thuộc Nhóm nghiên cứu tài nguyên năng lượng toàn diện - Văn phòng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản - METI) đã tóm tắt kết quả tạm tính chi phí phát điện của từng nguồn điện của Nhật Bản vào thời điểm năm 2020 và 2030. Điểm đáng chú ý là về chi phí sản xuất điện năm 2030 của Nhật Bản trong kết quả tạm tính lần này, chi phí cận biên của từng nguồn điện đã được thêm vào làm giá trị tham khảo.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 9]: Dự thảo Kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’ có khả thi? Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 9]: Dự thảo Kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’ có khả thi?

Cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã tóm tắt Dự thảo Kế hoạch năng lượng cơ bản (lần thứ 6) - đây là phương châm chính sách năng lượng của Chính phủ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Những kế hoạch năng lượng cơ bản trong trung, dài hạn của quốc gia này có khả thi?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 8]: Điện than ‘công nghệ mới nhất’ cũng gặp khó Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 8]: Điện than ‘công nghệ mới nhất’ cũng gặp khó

Hội nghị thượng đỉnh 7 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (Hội nghị thượng đỉnh G7) được tổ chức tại Anh (từ ngày 11 - 13/6). Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước đã nhất trí trong năm nay sẽ chấm dứt hỗ trợ xuất khẩu mới của chính phủ đối với nhiệt điện than - nguồn điện không thể thực hiện được các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vốn thể hiện rõ quan điểm tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu đã buộc phải thay đổi chính sách chỉ trong 3 tuần.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 7]: Cập nhật diễn tiến tái khởi động điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 7]: Cập nhật diễn tiến tái khởi động điện hạt nhân

Công ty Điện lực Kansai đã tái khởi động lò phản ứng số 3 hơn 40 năm tuổi của Nhà máy điện hạt nhân Mihama (ngày 23/6/2021). Sau sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 thuộc Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) năm 2011, thời gian vận hành tối đa của một lò phản ứng hạt nhân được quy định là 40 năm. Do đó, đây là lò phản ứng trên 40 năm tuổi đầu tiên của Nhật Bản được tái khởi động kể từ khi ban hành quy định này. Cho đến nay, đã có 10 lò phản ứng hạt nhân được tái khởi động kể từ sau sự cố Fukushima và tất cả đều là lò PWR.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 6]: Xu hướng của điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 6]: Xu hướng của điện hạt nhân

Để đạt được mục tiêu mới năm 2030 giảm 46% khí nhà kính so với năm 2013, đã đến lúc Nhật Bản đối diện trực tiếp với các vấn đề liên quan đến điện hạt nhân. Theo mục tiêu hiện tại của quốc gia này, năm 2030 điện hạt nhân dự kiến sẽ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng điện. Để đạt được mục tiêu này, cần tái khởi động khoảng 30 lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, hiện tại, ngoài 3 lò đang xây dựng, Nhật Bản chỉ còn 33 lò phản ứng hạt nhân.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 5]: Thách thức giảm phát thải carbon Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 5]: Thách thức giảm phát thải carbon

Mặc dù không được biết đến nhiều, nhưng Nhật Bản có công suất (dự kiến) điện mặt trời tương ứng với diện tích lãnh thổ lớn nhất trong các quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (vị trí số 2 là Đức và vị trí số 3 là Anh). Tuy là đất nước có nhiều vùng núi và khá ít diện tích đồng bằng, nhưng nếu so sánh về công suất dự kiến điện mặt trời tương ứng với diện tích đồng bằng, Nhật Bản với vị trí số 1 đang gấp hơn 2 lần Đức ở vị trí số 2.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 4]: Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân U40 Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 4]: Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân U40

Cuối tháng Năm vừa qua, Thống đốc tỉnh Fukui đã tuyên bố đồng ý tái khởi động 3 tổ máy điện hạt nhân đã vận hành trên 40 năm, gồm tổ máy số 1, 2 của Nhà máy điện hạt nhân Takahama và tổ máy số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Mihama, thuộc Công ty Điện lực Kansai.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 3]: Vấn đề xử lý nước thải tại Fukushima số 1 Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 3]: Vấn đề xử lý nước thải tại Fukushima số 1

Đã 10 năm trôi qua (kể từ khi xảy ra sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1), cuối cùng, Chính phủ Nhật Bản đã cho phép xả nước đã qua xử lý đang lưu trữ ở Nhà máy này ra biển.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 2]: Nhìn lại 10 năm sau sự cố Fukushima Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 2]: Nhìn lại 10 năm sau sự cố Fukushima

Tháng 3/2021 vừa qua tròn 10 năm kể từ sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO). Trong khoảng thời gian đó, Nhật Bản đã quyết định ngừng hoạt động tất cả các nhà máy điện hạt nhân. Cho đến hiện nay, chỉ có 9 lò phản ứng hạt nhân được tái khởi động lại. Nhật Bản lần đầu tiên trải qua thảm họa hạt nhân lớn như vậy, do đó cần thời gian xem xét lại các quy định. Ngoài ra, yêu cầu ứng phó sự cố cũng có sự thay đổi, nên việc tái khởi động các lò phản ứng còn lại sẽ mất thêm thời gian.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 1]: Thiếu điện và những thách thức trong cơ cấu nguồn điện Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 1]: Thiếu điện và những thách thức trong cơ cấu nguồn điện

Ở Nhật Bản, sự sụt giảm đột ngột của điện hạt nhân và xu hướng giảm dần sự phụ thuộc vào nhiệt điện đã mở ra cơ hội cho năng lượng tái tạo. Trong 10 năm qua, tỷ trọng của nguồn năng lượng tái tạo đã tăng gần gấp đôi, từ 9,5% vào năm 2010 lên 18% vào năm 2020. Tuy nhiên, từ ngày 7/1/2021, Nhật Bản đã bắt đầu xảy ra tình trạng thiếu hụt điện trên toàn quốc. Liên đoàn các Công ty Điện lực Nhật Bản (FEPC) đã thông báo 2 lần vào ngày 10 và 12/1 về "Tình hình cung cầu điện và đề nghị tiết kiệm điện" tại quốc gia này. Vậy, vấn đề gì đã xảy ra ở Nhật Bản? Dưới đây, chúng tôi giới thiệu nội dung phân tích của JENED về tình trạng trên để bạn đọc và các nhà quản lý, nhà đầu tư tham khảo.


Nhiều khu vực của châu Âu sắp tới sẽ cần hệ thống sưởi, cũng giống như châu Âu, có 85% gia đình ở Anh sử dụng khí đốt tự nhiên để sưởi ấm. Giá khí đốt tự nhiên tăng sẽ buộc người dân ở Đông và Trung Âu, nơi được coi là nghèo năng lượng, sẽ phải lựa chọn giữa việc cắt giảm chi phí sưởi ấm hay giảm lương thực.

Tại cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng của Thủ tướng Đức Angela Merkel diễn ra vào ngày 21 và 22 tháng 10, các vấn đề năng lượng đã được thảo luận như một vấn đề cấp bách. Trong bối cảnh tình hình năng lượng của các nước thành viên EU rất khác nhau nên không thể đạt được thỏa thuận về các biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề, nhưng do yêu cầu mạnh mẽ từ các nước Đông Âu nên các nước đã đạt được thỏa thuận về việc xem xét lại thị trường phát thải carbon dioxide (CO2), một trong những nguyên nhân tăng giá điiện.

Sự cần thiết của khí đốt tự nhiên và năng lượng hạt nhân được làm rõ qua cuộc khủng hoảng năng lượng:

Giá khí đốt tự nhiên tiếp tục tăng vọt ở châu Âu. Giá khí đốt tự nhiên, là 1,58 đô la/triệu BTU (đơn vị nhiệt của Anh) vào tháng 5 năm ngoái, đạt 22,84 đô la vào tháng 9 năm nay (Hình 1) Chính phủ mỗi nước đã quyết định giảm thuế đối với giá điện và liên tục chi trợ cấp. Ví dụ, Chính phủ Bulgaria đã chi 225 triệu euro (tương đương 300 tỷ yên) lợi nhuận từ năng lượng hạt nhân để trợ cấp cho các ngành công nghiệp và giảm tiền điện cho các ngành công nghiệp 5,5 cent euro (7,3 yên) cho mỗi kilowatt giờ (kWh) trong 2 tháng.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 16]: ‘Điện hạt nhân châu Âu’ trên báo Nhật

Tại Hội nghị thượng đỉnh EU, chính phủ các nước thành viên EU đã xác nhận việc xem xét đánh thuế đối với giá năng lượng, giảm thuế năng lượng tái tạo (NLTT) và chi trợ cấp năng lượng cho các gia đình nghèo chỉ là các phương pháp điều trị triệu chứng.

Trong một thông cáo báo chí sau hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Leyen cho biết: “Để cải thiện khả năng tự cung tự cấp và tăng cường khả năng phục hồi, cần phải cùng nhau xem xét việc tích trữ khí đốt tự nhiên, tăng cường hợp tác và đa dạng hóa nguồn cung cấp”, coi đây là giải pháp tổng thể và tuyên bố rằng “cần đánh giá lại chức năng thị trường của khí tự nhiên, điện và phát thải CO2”, coi đây là các giải pháp cụ thể. Ông cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh năng lượng tái tạo, nhằm giảm chi phí và góp phần vào tỷ lệ tự cung tự cấp. Chúng tôi cũng cần điện hạt nhân như một nguồn điện ổn định và khí đốt tự nhiên trong giai đoạn chuyển đổi”.

Sẽ xóa sổ tầng lớp trung lưu ở EU:

Chủ tịch EC cho biết việc đánh giá lại chức năng của thị trường phát thải khí CO2 là do các nước thành viên yêu cầu mạnh mẽ, đặc biệt là ở Đông Âu. Thủ tướng Hungary Viktor Orban lập luận rằng “mục tiêu khử cacbon của EU vào năm 2050 đã làm tăng giá năng lượng. Mức giá năng lượng mà có thể chấp nhận sẽ tăng thêm và sẽ xóa bỏ tầng lớp trung lưu của EU.”

Ba Lan được cho là đã yêu cầu xem xét lại hoặc hoãn mục tiêu giảm 55% khí nhà kính vào năm 2030. Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc và Ba Lan yêu cầu hạn chế các hoạt động đầu cơ trên thị trường phát thải CO2.

Chủ tịch đã đề cập đến điện hạt nhân và khí tự nhiên tại buổi thông cáo báo chí, và cho thấy điện hạt nhân và khí tự nhiên cũng được đưa vào các mục tiêu kinh doanh bền vững góp phần vào các biện pháp đối phó với sự nóng lên toàn cầu đang thực hiện ở EU. Ở châu Âu, ngày càng có nhiều tuyên bố rằng khí đốt tự nhiên cũng như than đá, không sạch vì nó thải ra khí CO2, nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến chúng ta nhận thức được nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng và cũng đã thay đổi quan điểm đối với khí đốt tự nhiên.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 16]: ‘Điện hạt nhân châu Âu’ trên báo Nhật

Kêu gọi khôi phục điện hạt nhân ở châu Âu:

Có thể nói, một lần nữa công nhận sự cần thiết của điện hạt nhân như một nguồn điện khử cacbon. Nói một cách đơn giản, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng năng lượng này là sự mất cân đối giữa cung và cầu khí tự nhiên, mà một trong những nguyên nhân làm tăng nhu cầu là việc nâng cao tỷ lệ sử dụng nhiệt điện từ khí tự nhiên nhằm bù vào lượng điện thiếu hụt từ việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than lẽ ra phải được bù đắp bằng nguồn năng lượng tái tạo tương xứng. Ngoài ra, người tiêu dùng châu Âu mua 80% lượng khí đốt tự nhiên theo hình thức hợp đồng giao ngay còn người tiêu dùng châu Á mua 80% theo hình thức hợp đồng dài hạn, điều này cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Thêm vào đó, do sản lượng điện gió giảm nên việc sử dụng điện khí tự nhiên cũng bị tăng cao. Nếu sự sụt giảm nhiệt điện than mà có thể bù đắp bằng điện hạt nhân, thì tác động của việc giảm sản lượng điện gió có thể được giảm thiểu.

Sự chuyển đổi phát điện của các nguồn điện ở 27 quốc gia EU được thể hiện trong Hình 2, và lượng điện hạt nhân đã giảm đi một chút thay vì bù đắp cho sự sụt giảm trong sản xuất nhiệt điện than. Nếu lượng phát điện này được duy trì hoặc tăng lên thì sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên đã không còn nhiều như hiện nay. Hoạt động kêu gọi sử dụng năng lượng hạt nhân như một nguồn năng lượng carbon thấp đã lan rộng khắp EU trong năm nay, nhưng càng trở nên mạnh hơn sau cuộc khủng hoảng năng lượng.

Các hoạt động mang tính chính trị nhằm thúc đẩy điện hạt nhân:

Các Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường từ 10 quốc gia thành viên EU, bao gồm Pháp, Phần Lan và Cộng hòa Séc, đã bày tỏ quan điểm vào ngày 11 tháng 10 trên các tờ báo lớn của châu Âu “Sản xuất điện hạt nhân không gây ra biến động giá như đã thấy trong cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. Đây là một tài sản đáng tin cậy không thể thiếu đối với một xã hội các-bon thấp, góp phần cải thiện tỷ lệ tự cung tự cấp và chống lại sự nóng lên toàn cầu, và chiếm một nửa nguồn năng lượng các-bon thấp của châu Âu. Nguồn năng lượng tái tạo cũng cần thiết nhưng không thể cung cấp điện ổn định”. Và điện hạt nhân là một phần không thể thiếu trong giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng và các biện pháp đối phó với sự nóng lên toàn cầu.

Vào ngày 13 tháng 10, 25 người, bao gồm cả trí thức và nhà báo châu Âu, đã cùng nhau kêu gọi hủy bỏ kế hoạch từ bỏ điện hạt nhân vào năm 2022 đang dự kiến thực hiện ở Đức. Việc bãi bỏ sáu nhà máy điện hạt nhân hiện đang hoạt động ở Đức sẽ làm tăng lượng khí thải CO2 thêm 60 triệu tấn mỗi năm, khiến chính phủ Đức không thể đạt được mục tiêu đến năm 2030 sẽ cắt giảm 65% CO2 của năm 1990. Kêu gọi duy trì nhà máy điện hạt nhân. Xu hướng này có thể ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán đang diễn ra nhằm thành lập chính phủ liên minh mới ở Đức./.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động