RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 27]: Khủng hoảng năng lượng do cuộc chiến Nga - Ukraine | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 11:59
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 27]: Khủng hoảng năng lượng do cuộc chiến Nga - Ukraine

 - Cuộc chiến Nga - Ukraine, bắt đầu vào ngày 24/2/2022, đã dẫn đến một "cuộc khủng hoảng năng lượng" trên toàn cầu. Từ giữa năm 2020 giá dầu thô liên tục tăng cao do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, sự sụt giảm đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò, khai thác) do xu hướng khử cacbon gia tăng và từ chối tăng sản lượng dầu của các nước sản xuất dầu mỏ.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 26]: Thủ tướng đề cập việc sử dụng ‘điện hạt nhân’ Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 26]: Thủ tướng đề cập việc sử dụng ‘điện hạt nhân’

Thủ tướng Fumio Kishida đã bắt đầu đề cập đến việc sử dụng năng lượng hạt nhân khi giá năng lượng tăng cao do cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Trong bối cảnh lo ngại nguồn cung cấp điện sẽ bị thắt chặt do lệnh cấm nhập khẩu than tăng dần theo lệnh trừng phạt chống lại Nga. Với những e ngại của dư luận về điện hạt nhân vẫn còn đó, nhưng dường như người ta mong muốn xác định xem liệu nó có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng ổn định hay không.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 25]: Động đất dẫn đến nguy cơ thiếu điện khu vực trung tâm Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 25]: Động đất dẫn đến nguy cơ thiếu điện khu vực trung tâm

Trận động đất 7,4 độ Richter ngoài khơi tỉnh Fukushima xảy ra vào ngày 16/3/2022 đã gây mất điện cho 2,1 triệu hộ ở khu vực thủ đô Tokyo, nhưng sau 3 tiếng đã được khắc phục.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 24]: Điện từ amoniac trong kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’ Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 24]: Điện từ amoniac trong kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’

Cùng với Hydro, Amoniac không thải ra carbon dioxide ngay cả khi bị đốt cháy, nên đang thu hút sự chú ý như một “con át chủ bài” mới để khử cacbon. Lần đầu tiên, chính phủ Nhật Bản đã đưa sản xuất điện bằng hydro và amoniac vào cơ cấu nguồn điện của kế hoạch năng lượng cơ bản được biên soạn vào tháng 7/2021.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 23]: Xu hướng phát triển mới nhất của SMR Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 23]: Xu hướng phát triển mới nhất của SMR

SMR được định nghĩa là “Lò phản ứng nhỏ với công suất xấp xỉ 300.000 kW trở xuống và là một lò phản ứng mới được sản xuất theo gói (mô-đun)”. Theo dữ liệu từ IAEA, 73 lò SMR đang được phát triển trên toàn thế giới, trong đó Hoa Kỳ và Nga là những quốc gia đặc biệt quan tâm đến loại lò này và đang chiếm khoảng một nửa tổng số.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 22]: Kiểm chứng tính an toàn lò phản ứng khí nhiệt độ cao Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 22]: Kiểm chứng tính an toàn lò phản ứng khí nhiệt độ cao

Ngày 28/1, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản (JAEA) phối hợp với Cơ quan Năng lượng Hạt nhân (OECD/NEA) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã tiến hành thử nghiệm kiểm chứng tính an toàn của Lò phản ứng thử nghiệm kỹ thuật nhiệt độ cao "HTTR" (Thị trấn Oarai, tỉnh Ibaraki, Công suất nhiệt 30.000 kW). HTTR là Lò phản ứng khí nhiệt độ cao có hiệu suất cao nhất thế giới. Qua thử nghiệm với máy thực tế đã chứng minh rằng ngay cả khi mất hết nguồn điện trong quá trình hoạt động, nó vẫn tự nhiên dừng lại mà không cần thao tác của người vận hành và không dẫn đến tai nạn như tan chảy lõi lò.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 21]: Xu hướng phát triển công nghệ điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 21]: Xu hướng phát triển công nghệ điện hạt nhân

Công ty Năng lượng Nguyên tử Hitachi GE - một liên doanh về năng lượng nguyên tử giữa Hitachi và General Electric (GE) thông báo: Vào tháng 12/2021, họ đã nhận được đơn đặt hàng cho “lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ (SMR)” thế hệ tiếp theo của Canada. Đây là đơn đặt hàng đầu tiên cho một lò phản ứng hạt nhân thương mại nhỏ của Nhật Bản. Lò nhỏ hơn so với lò của các nhà máy điện hạt nhân hiện có, và về mặt lý thuyết, nó an toàn hơn. Khi xu hướng khử carbon gia tăng, xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân của Nhật Bản sẽ được tiếp tục.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 20]: Tình hình tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 20]: Tình hình tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân

Năm 2021, tổ máy số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Mihama của Công ty Điện lực Kansai đã khởi động lại (tháng 6) đây là tổ máy đầu tiên trên toàn quốc khởi động lại khi có trên 40 năm vận hành, cũng là tổ máy thứ 10 (với tổng công suất 9,956 triệu kW) được tái khởi động lại sau sự cố Fukushima.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 19]: Cảnh báo rủi ro cung cầu điện mùa đông Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 19]: Cảnh báo rủi ro cung cầu điện mùa đông

Khi nhu cầu sử dụng điện tăng lên do sưởi ấm vào mùa đông, các công ty điện lực Nhật Bản đã cảnh báo tình trạng căng thẳng cung cầu. Mùa đông năm ngoái, do lạnh giá và tình trạng thiếu hụt nhiên liệu đã gây ra tình trạng nghiêm trọng trong cung cầu điện, đặc biệt là ở phía Tây Nhật Bản. Thời tiết lạnh khắc nghiệt cũng được dự báo trong mùa đông năm nay và các công ty đang gấp rút chuẩn bị để có nguồn cung ổn định, chẳng hạn như tăng tồn kho khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và khởi động lại các nhà máy nhiệt điện đã cũ.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 18]: Giải quyết những bất ổn của năng lượng tái tạo Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 18]: Giải quyết những bất ổn của năng lượng tái tạo

Trong số các loại năng lượng tái tạo, năng lượng gió, mặt trời có điểm yếu là sản lượng điện phụ thuộc vào thời tiết và khó kiểm soát. Vì vậy, “ắc quy lưu trữ” được kỳ vọng như một thiết bị giải quyết vấn đề mất ổn định của năng lượng tái tạo.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 17]: Thách thức điện gió ngoài khơi Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 17]: Thách thức điện gió ngoài khơi

Hiện nay, trung tâm của năng lượng tái tạo ở Nhật Bản là “điện mặt trời”. Tuy nhiên, nhìn ra thế giới, “điện gió” mới là trung tâm. Công suất lắp đặt của điện gió trên quy mô toàn cầu là khoảng 486 GW (tính đến cuối năm 2020). Mặt khác, sản lượng điện mặt trời khoảng 227 GW - tức là chưa bằng một nửa. Liệu điện gió có mở rộng ở Nhật Bản trong tương lai?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 16]: ‘Điện hạt nhân châu Âu’ trên báo Nhật Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 16]: ‘Điện hạt nhân châu Âu’ trên báo Nhật

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) đã khai mạc ngày 31/10 tại Glasgow, Anh. Trong bối cảnh này, không có dấu hiệu nào cho thấy “cuộc khủng hoảng năng lượng” do giá khí đốt tự nhiên và giá điện tăng sẽ được giảm bớt ở châu Âu.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 15]: Phong trào điện hạt nhân thế giới và động thái Hoa Kỳ Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 15]: Phong trào điện hạt nhân thế giới và động thái Hoa Kỳ

Trong lúc năng lượng tái tạo được mở rộng như một biện pháp chống lại biến đổi khí hậu, thì tầm quan trọng của việc không thải ra carbon dioxide (CO2) trong quá trình sản xuất điện của điện hạt nhân đang được xem lại.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 14]: Nhìn nhận của người Nhật về nguy cơ thiếu điện ở châu Âu Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 14]: Nhìn nhận của người Nhật về nguy cơ thiếu điện ở châu Âu

Giá năng lượng tăng vọt ở châu Âu vừa qua đã phần nào cho chúng ta thấy chuyển dịch năng lượng nhằm chống biến đổi khí hậu tuy là xu thế tất yếu, nhưng nếu “giục tốc”, vội vã dựa chủ yếu vào các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi như gió và mặt trời, khi chưa tạo đủ mức độ an ninh cung cấp năng lượng bằng các nguồn truyền thống ổn định, sẽ gây rủi ro cho chính nền kinh tế và người dân của mình. “Tác dụng phụ” của các biện pháp chống biến đổi khí hậu sẽ không hề nhẹ.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên? Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên?

Nhiều nước phát triển ở châu Âu và Mỹ đang giảm dần đầu tư vào khai thác tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt tự nhiên). Điều này để nhằm đạt được mức giảm phát thải khí nhà kính “cơ bản về không” vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu năng lượng tái tạo có phát triển theo kịch bản của các quốc gia hay không. Trong quá trình tiến tới không carbon, có nguy cơ các nguồn tài nguyên hiện có sẽ thiếu hụt và cung - cầu năng lượng sẽ bị gián đoạn. Thế giới đang phải chịu áp lực: Làm sao đầu tư nhưng vẫn giữ được cân bằng?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 12]: Động thái của thế giới và Nhật Bản đối với LNG Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 12]: Động thái của thế giới và Nhật Bản đối với LNG

Trước Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến ​​được tổ chức tại Glasgow (Anh) vào tháng 11 năm nay, các nhà hoạt động liên quan đến vấn đề nóng lên toàn cầu vốn đang hạn chế hoạt động do vi rút Corona đã hoạt động sôi nổi trở lại. Mục tiêu của họ là chuyển từ phản đối than đá sang phản đối khí thiên nhiên. Nhưng nếu phát sinh vấn đề trong cung cấp nhiên liệu hóa thạch, Nhật Bản sẽ sớm đứng trước nguy cơ thiếu điện.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 11]: Thách thức chứng thực ‘Hydro xanh’ thương mại Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 11]: Thách thức chứng thực ‘Hydro xanh’ thương mại

Trong khi các quốc gia trên thế giới coi năng lượng Hydro là một lựa chọn quan trọng để trung hòa Carbon, thì Nhật Bản cũng đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này. Nhật Bản đang đi trước các quốc gia khác về mặt công nghệ trong việc sử dụng Hydro, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu quốc gia này có thể tận dụng ưu thế này hay không?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 10]: Chi phí phát điện của các nguồn điện năm 2030 Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 10]: Chi phí phát điện của các nguồn điện năm 2030

Nhóm công tác kiểm tra chi phí phát điện (thuộc Nhóm nghiên cứu tài nguyên năng lượng toàn diện - Văn phòng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản - METI) đã tóm tắt kết quả tạm tính chi phí phát điện của từng nguồn điện của Nhật Bản vào thời điểm năm 2020 và 2030. Điểm đáng chú ý là về chi phí sản xuất điện năm 2030 của Nhật Bản trong kết quả tạm tính lần này, chi phí cận biên của từng nguồn điện đã được thêm vào làm giá trị tham khảo.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 9]: Dự thảo Kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’ có khả thi? Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 9]: Dự thảo Kế hoạch ‘năng lượng cơ bản’ có khả thi?

Cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã tóm tắt Dự thảo Kế hoạch năng lượng cơ bản (lần thứ 6) - đây là phương châm chính sách năng lượng của Chính phủ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Những kế hoạch năng lượng cơ bản trong trung, dài hạn của quốc gia này có khả thi?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 8]: Điện than ‘công nghệ mới nhất’ cũng gặp khó Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 8]: Điện than ‘công nghệ mới nhất’ cũng gặp khó

Hội nghị thượng đỉnh 7 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (Hội nghị thượng đỉnh G7) được tổ chức tại Anh (từ ngày 11 - 13/6). Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước đã nhất trí trong năm nay sẽ chấm dứt hỗ trợ xuất khẩu mới của chính phủ đối với nhiệt điện than - nguồn điện không thể thực hiện được các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vốn thể hiện rõ quan điểm tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu đã buộc phải thay đổi chính sách chỉ trong 3 tuần.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 7]: Cập nhật diễn tiến tái khởi động điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 7]: Cập nhật diễn tiến tái khởi động điện hạt nhân

Công ty Điện lực Kansai đã tái khởi động lò phản ứng số 3 hơn 40 năm tuổi của Nhà máy điện hạt nhân Mihama (ngày 23/6/2021). Sau sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 thuộc Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) năm 2011, thời gian vận hành tối đa của một lò phản ứng hạt nhân được quy định là 40 năm. Do đó, đây là lò phản ứng trên 40 năm tuổi đầu tiên của Nhật Bản được tái khởi động kể từ khi ban hành quy định này. Cho đến nay, đã có 10 lò phản ứng hạt nhân được tái khởi động kể từ sau sự cố Fukushima và tất cả đều là lò PWR.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 6]: Xu hướng của điện hạt nhân Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 6]: Xu hướng của điện hạt nhân

Để đạt được mục tiêu mới năm 2030 giảm 46% khí nhà kính so với năm 2013, đã đến lúc Nhật Bản đối diện trực tiếp với các vấn đề liên quan đến điện hạt nhân. Theo mục tiêu hiện tại của quốc gia này, năm 2030 điện hạt nhân dự kiến sẽ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng điện. Để đạt được mục tiêu này, cần tái khởi động khoảng 30 lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, hiện tại, ngoài 3 lò đang xây dựng, Nhật Bản chỉ còn 33 lò phản ứng hạt nhân.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 5]: Thách thức giảm phát thải carbon Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 5]: Thách thức giảm phát thải carbon

Mặc dù không được biết đến nhiều, nhưng Nhật Bản có công suất (dự kiến) điện mặt trời tương ứng với diện tích lãnh thổ lớn nhất trong các quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (vị trí số 2 là Đức và vị trí số 3 là Anh). Tuy là đất nước có nhiều vùng núi và khá ít diện tích đồng bằng, nhưng nếu so sánh về công suất dự kiến điện mặt trời tương ứng với diện tích đồng bằng, Nhật Bản với vị trí số 1 đang gấp hơn 2 lần Đức ở vị trí số 2.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 4]: Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân U40 Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 4]: Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân U40

Cuối tháng Năm vừa qua, Thống đốc tỉnh Fukui đã tuyên bố đồng ý tái khởi động 3 tổ máy điện hạt nhân đã vận hành trên 40 năm, gồm tổ máy số 1, 2 của Nhà máy điện hạt nhân Takahama và tổ máy số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Mihama, thuộc Công ty Điện lực Kansai.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 3]: Vấn đề xử lý nước thải tại Fukushima số 1 Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 3]: Vấn đề xử lý nước thải tại Fukushima số 1

Đã 10 năm trôi qua (kể từ khi xảy ra sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1), cuối cùng, Chính phủ Nhật Bản đã cho phép xả nước đã qua xử lý đang lưu trữ ở Nhà máy này ra biển.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 2]: Nhìn lại 10 năm sau sự cố Fukushima Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 2]: Nhìn lại 10 năm sau sự cố Fukushima

Tháng 3/2021 vừa qua tròn 10 năm kể từ sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO). Trong khoảng thời gian đó, Nhật Bản đã quyết định ngừng hoạt động tất cả các nhà máy điện hạt nhân. Cho đến hiện nay, chỉ có 9 lò phản ứng hạt nhân được tái khởi động lại. Nhật Bản lần đầu tiên trải qua thảm họa hạt nhân lớn như vậy, do đó cần thời gian xem xét lại các quy định. Ngoài ra, yêu cầu ứng phó sự cố cũng có sự thay đổi, nên việc tái khởi động các lò phản ứng còn lại sẽ mất thêm thời gian.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 1]: Thiếu điện và những thách thức trong cơ cấu nguồn điện Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 1]: Thiếu điện và những thách thức trong cơ cấu nguồn điện

Ở Nhật Bản, sự sụt giảm đột ngột của điện hạt nhân và xu hướng giảm dần sự phụ thuộc vào nhiệt điện đã mở ra cơ hội cho năng lượng tái tạo. Trong 10 năm qua, tỷ trọng của nguồn năng lượng tái tạo đã tăng gần gấp đôi, từ 9,5% vào năm 2010 lên 18% vào năm 2020. Tuy nhiên, từ ngày 7/1/2021, Nhật Bản đã bắt đầu xảy ra tình trạng thiếu hụt điện trên toàn quốc. Liên đoàn các Công ty Điện lực Nhật Bản (FEPC) đã thông báo 2 lần vào ngày 10 và 12/1 về "Tình hình cung cầu điện và đề nghị tiết kiệm điện" tại quốc gia này. Vậy, vấn đề gì đã xảy ra ở Nhật Bản? Dưới đây, chúng tôi giới thiệu nội dung phân tích của JENED về tình trạng trên để bạn đọc và các nhà quản lý, nhà đầu tư tham khảo.

Cuộc chiến Nga - Ukraine đã làm cho giá dầu tăng vọt. Vào ngày 7 tháng 3 năm 2022, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn ngắn tăng lên 139 USD/thùng. Một cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu xảy ra trên toàn thế giới bởi Nga - một trong những nhà xuất khẩu lớn về khí đốt tự nhiên, dầu mỏ và than đá. Đặc biệt là Đức - quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga, chịu tác động rất lớn.

Khi cuộc chiến bắt đầu thì sản xuất nhiệt điện than đã gia tăng ở châu Âu. Tỷ lệ sản xuất điện từ nhiệt điện than trên sản lượng điện của Liên minh châu Âu (EU) đã tăng từ 10% trước cuộc chiến lên 13% sau khi cuộc chiến nổ ra một tháng.

Trong số đó, Đức đã tăng từ 25% lên 37%. Tỷ lệ nhiệt điện khí chỉ tăng 2%. Giá khí đốt tăng cao và nguồn cung không ổn định sẽ dẫn đến việc quay trở lại nguồn than giá rẻ và tự cung tự cấp.

Nhiệt điện than thải ra lượng carbon dioxide (CO2) gấp đôi so với nhiệt điện khí trong quá trình hoạt động. Các ước tính cho thấy tỷ lệ nhiệt điện than gia tăng sau cuộc chiến sẽ làm tăng 4% lượng khí thải CO2 từ sản xuất điện của EU. EU đưa ra chính sách giảm lượng khí thải vào năm 2030 ít nhất 55% so với năm 1990, điều này khó đạt được trừ khi phải giảm hằng năm.

Chính phủ Nhật Bản đã thông qua Kế hoạch Năng lượng Cơ bản lần thứ 6 của Nội các vào tháng 10 năm ngoái, nhưng triển vọng thành phần nguồn điện trong năm 2030 được đề xuất rất xa so với thực tế. Theo triển vọng cho thành phần nguồn điện vào năm 2030, lượng năng lượng tái tạo là "36 - 38%", nhưng do các biện pháp miễn cưỡng trước đây thì NLTT tối đa đạt 30% và 11 năm đã trôi qua, kể từ khi xảy ra sự cố Fukushima chỉ có 10 tổ máy điện hạt nhân đang hoạt động, việc đạt mục tiêu "20 - 22% điện hạt nhân" là điều vô cùng khó khăn, nếu không vận hành 27 lò đang có.

Trong trường hợp đó, tỷ lệ sản xuất nhiệt điện chắc chắn sẽ cao hơn dự báo của Chính phủ và tỷ lệ nhiệt điện LNG, được đặt là "20%" trong dự báo cơ cấu nguồn điện đến năm 2030, sẽ vượt quá 30%. Về sản xuất nhiệt điện than, chiếm "19%" trong cơ cấu nguồn điện dự báo đến năm 2030, dự kiến ​​sẽ có khoảng 20% đốt hỗn hợp amoniac, nhưng do lượng khí thải carbon dioxide vẫn còn lớn, nên tỷ lệ nhiệt điện than vẫn chiếm khoảng 20% trong cơ cấu nguồn điện.

Hiện tại, ở Nhật Bản đang tiến hành thay thế bằng nhiệt điện than siêu tới hạn (USC), có hiệu suất nhiệt cao và phát thải khí cacbonic tương đối thấp, đồng thời tập trung phát triển nhà máy nhiệt điện chu trình than khí hỗn hợp (IGCC) dự kiến ​​hiệu suất phát điện từ 48 đến 50%. Trong ngắn hạn và trung hạn, các nhà máy nhiệt điện than hiệu suất cao này sẽ góp phần cung cấp điện ổn định cho Nhật Bản.

Tuy nhiên, ngay cả khi phát điện bằng nhiệt điện than hiệu suất cao, nó vẫn thải ra một lượng khí cacbonic đáng kể. Về lâu dài, bản thân nhiệt điện than phải ngừng hoạt động. Lối thoát lâu dài cho Nhật Bản thoát khỏi nhiệt điện than là chuyển sang nhiệt điện khí amoniac. Tiếp tục sử dụng các thiết bị hiện có của nhà máy nhiệt điện than, amoniac được trộn với than để làm nhiên liệu và tăng dần tỷ lệ đốt hỗn hợp amoniac. Cuối cùng sẽ đốt ammoniac chuyên dụng và giảm lượng khí thải carbon dioxide về 0. 

Nếu phương pháp này của Nhật Bản được áp dụng, "nhiệt điện không phát thải" sẽ có thể thực hiện được ngay cả ở các quốc gia mới nổi phụ thuộc nhiều vào nhiệt điện than, mở ra con đường trung hòa carbon. Không thể tránh khỏi việc tăng phụ thuộc vào nhiệt điện than trong ngắn hạn và trung hạn, nhưng về lâu dài, cần phải có lộ trình để làm rõ khi nào và bao nhiêu nhà máy sẽ bắt đầu dùng hỗn hợp ammoniac và cuối cùng chuyển sang ammoniac chuyên dụng.

Trong trường hợp khí tự nhiên thì tình hình phức tạp hơn so với than. Trong trường hợp lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga sẽ tăng cường hơn nữa và các công ty Nhật Bản buộc phải đình chỉ đầu tư trực tiếp vào các mỏ khí đốt của Nga, hoặc ngừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga, thì phải tìm nguồn mua khí đốt tự nhiên từ những nơi cung cấp khác. Chi phí mua khí tự nhiên lập tức sẽ bị tăng cao.

Chúng tôi đã điều tra xem cân bằng cung cầu sẽ bị phá vỡ đến mức nào nếu Nga ngừng cung cấp dầu thô, khí đốt tự nhiên và than đá. Nếu các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây vẫn tiếp tục, Nga có thể ngừng xuất khẩu năng lượng sang châu Âu và các nơi khác.

Nhìn vào dữ liệu về xuất khẩu ròng và nhập khẩu năng lượng sơ cấp của IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế, 2018), Nga là nhà xuất khẩu ròng lớn nhất thế giới. Cũng trong năm đó, 700 triệu tấn dầu quy đổi đã được xuất khẩu, chiếm khoảng 20% ​​lượng xuất khẩu của thế giới. Nói cách khác, nếu Nga bị loại trừ hoàn toàn khỏi các giao dịch thương mại, nó sẽ có tác động làm giảm xuất khẩu năng lượng khoảng 20%.

Ngược lại, Trung Quốc là nước nhập khẩu năng lượng ròng lớn nhất thế giới. Nhật Bản chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ đứng thứ ba và Hàn Quốc đứng thứ tư. Tổng của 4 quốc gia Đức, Pháp, Ý và Anh lớn thứ hai sau Trung Quốc. Mỹ là nước nhập khẩu ròng lớn thứ 12. Nói cách khác, giá năng lượng tăng cao sẽ có tác động lớn hơn đến nền kinh tế ở Tây Âu và Nhật Bản, ngoại trừ Trung Quốc và Mỹ.

Nếu Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục mua năng lượng của Nga, đó có thể là kẽ hở trong các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Hơn nữa, tỷ lệ tự cung tự cấp năng lượng của Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt là 80% và 62%. Nhật Bản có tỷ lệ tự cung tự cấp là 12%, thấp thứ hai trong số các nước lớn sau Hàn Quốc với 9%. Do không thể tăng nguồn cung cấp năng lượng giá rẻ trong nước nên có thể nói, Nhật Bản có cơ cấu kinh tế dễ bị tổn thương khi chi phí nhập khẩu từ nước ngoài tăng cao.

Trong tương lai, do giá năng lượng tăng, dòng tiền từ Nhật Bản chuyển ra nước ngoài sẽ rất lớn. Giá dầu thô (WTI = loại dầu tiêu chuẩn của Hoa Kỳ) trung bình là 66,8 USD/thùng trong 21 năm. Mức trung bình trong tháng 3 năm 2022 là 108,3 USD/thùng, tăng 62,1%.

Theo thống kê thương mại của Bộ Tài chính Nhật Bản, giá trị nhập khẩu nhiên liệu khoáng sản như xăng dầu trong năm 2009 là 16,9 nghìn tỷ yên. Nếu tốc độ tăng 62,1% trong tháng 3 năm 2022 tiếp tục trong năm nay, thì hằng năm sẽ có 10,5 nghìn tỷ yên sẽ chảy ra nước ngoài do sự gia tăng nhập khẩu nhiên liệu khoáng sản. Con số này tương đương 1,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Nhật Bản vào năm 2021.

Theo khảo sát dự báo của ESP (tháng 4 năm 2022) của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa cho năm 2022 là 2,28% (GDP thực tế là 2,44%). Khoảng 80% tốc độ tăng trưởng sẽ bị thổi bay do ảnh hưởng của tăng giá nhiên liệu.

Một đơn thuốc thực tế để nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi gánh nặng tăng giá năng lượng là khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân. Từ đó chi phí sản xuất nhiệt điện có thể giảm đáng kể. Có nhiều vấn đề khác nhau trong việc khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân, vì vậy, không dễ dàng để đưa ra kết luận, nhưng chính những lúc này chúng ta nên thảo luận về điện hạt nhân./.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động