RSS Feed for Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 8] | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 00:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 8]

 - Trong nội dung kỳ trước, PGS, TS. Nguyễn Cảnh Nam (Hội đồng Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam) đã giải đáp khá toàn diện về các câu hỏi mà cộng sự quan tâm đến một bài viết trong chuyên đề phản biện khoa học này, cho rằng, "bài báo không khách quan". Dưới đây, xin bổ sung thêm một số vấn đề để bạn đọc cùng cộng sự có cái nhìn toàn diện hơn, trong đó, chúng ta cần lưu ý rằng: việc phát triển nhiệt điện than không phải là ý muốn chủ quan của ngành năng lượng mà dựa vào các nghiên cứu tính toán kết hợp hài hòa giữa 3 tiêu chí: Năng lượng, kinh tế, môi trường. Nguyên tắc này đã được thể hiện trong Quy hoạch điện VII (hiệu chỉnh) - không chạy theo kinh tế (nhiệt điện than) mà hy sinh môi trường (năng lượng tái tạo) và ngược lại. Ngay cả trong phát triển nhiệt điện than, công nghệ nhiệt điện than sạch (lò hơi siêu tới hạn, hoặc quá siêu tới hạn) đã được đề xuất sử dụng.

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Tạm kết)
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 1]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 2]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 3]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 4]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 5]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 6]

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 7]

KỲ 8: TRAO ĐỔI VỚI ĐỒNG SỰ VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ "KHÔNG KHÁCH QUAN" [PHẦN 2]

Về phản biện khoa học "Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm" là "bài báo không khách quan". Trong đó, bạn đọc, cộng sự cho rằng, người viết bài không quan tâm đến vấn đề: (1) Phát thải trên GDP của Việt Nam cao gấp đôi thế giới, nếu tiếp tục phát triển than thì ô nhiễm sẽ còn đi đến đâu? (2) Xu thế của công nghệ, giá thành năng lượng tái tạo những năm gần đây giảm rất nhiều. Đối với một số nước (Ấn Độ, Trung Quốc) giá thành năng lượng mặt trời đã bằng giá thành của năng lượng từ than và sắp tới, xu thế sẽ còn giảm nữa. (3) Rất nhiều vấn đề không được cân nhắc một cách toàn diện, tác giả chỉ tập trung vào bảo vệ cho điện than. Ví dụ, khi cho rằng, điện than trên đầu người của Thái Lan cao hơn Việt Nam 20%. Sao tác giả không so sánh rằng, năng lượng tái tạo trên đầu người của Thái Lan cao gấp 28 lần Việt Nam?...

Với những gì cộng sự nêu, chúng tôi muốn trao đổi thêm một số ý như sau:

1/ Theo chuẩn mực quốc tế, người ta không đề cập chỉ tiêu phát thải CO2/GDP. Bởi nếu đánh giá theo chỉ tiêu này thì sẽ dẫn tới sự "ngộ nhận" (như tác giả của bài viết này) phê phán một nước nghèo kém phát triển phát thải CO2 nhiều hơn một nước giàu có phát triển. Ví dụ, theo số liệu của Liên Hợp Quốc, năm 2015 GDP của Việt Nam là 186,205 tỷ US$ và phát thải CO2 là 206 triệu tấn (đóng góp 0,57% vào tổng phát thải toàn cầu) với chỉ số CO2/GDP là 1,22kg/US$, trong khi Trung Quốc có GDP là 11.158 tỷ US$, phát thải 10.642 tỷ tấn CO2 (đóng góp 29,51% toàn cầu - đứng đầu thế giới và trên cả Hoa Kỳ - với 14,34%), nhưng chỉ số CO2/GDP chỉ có 0,95kg/US$.

2/ Giá thành công nghệ năng lượng tái tạo những năm gần đây đã giảm nhiều đúng là điều khích lệ và cũng chính là một trong những nguyên nhân để chúng ta tăng cường phát triển các dự án nguồn điện này tại Việt Nam để giảm bớt nhiệt điện than.

Thực vậy, theo Quy hoạch điện VII (trước hiệu chỉnh) đến năm 2030 tỷ trọng sản lượng nguồn năng lượng tái tạo (chủ yếu là thủy điện nhỏ) chỉ chiến khoảng 2% trong tổng sản lượng điện của toàn quốc, trong khi nhiệt điện than chiếm 62%.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2016 do có sự cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Paris (COP 21) về giảm phát thải CO2 khoảng 8-10 % so với kịch bản phát triển bình thường vào năm 2020 (và tới 25% nếu được quốc tế hỗ trợ) kết hợp giá thành công nghệ năng lượng tái tạo giảm sâu, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điện VII (hiệu chỉnh), với tỷ trọng của nguồn điện này tăng đáng kể (6,5% vào 2020 và 10,5% năm 2030), trong khi nhiệt điện than giảm còn 53% vào năm 2030.

Một vấn đề cần lưu ý là, tuy giá thành công nghệ năng lượng tái tạo giảm sâu, nhưng hiện nay giá thành điện năng cũng còn khá cao, ngoại trừ một sô nước (Ả Rập Xê Út, Ấn Độ) có giá tương đối rẻ, còn tại hầu hết các nước trên thế giới còn khá cao.

Tại Việt Nam, gần đây Chính phủ đã ban hành giá điện năng lượng tái tạo bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong đó điện gió trên đất liền là 7,8 UScent/kWh, điện mặt trời là 9,35 UScent/kWh (trong khi giá bán lẻ điện bình quân của EVN chỉ khoảng 7,6 UScent). Giá điện năng lượng tái tạo tuy đã cao hơn giá bán lẻ của EVN, nhưng vẫn còn thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nên vẫn chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3/ Việc phát triển nhiệt điện than không phải là ý muốn chủ quan của ngành năng lượng mà dựa vào các nghiên cứu tính toán kết hợp hài hòa giữa ba tiêu chí: Năng lượng, kinh tế, môi trường. Nguyên tắc này đã được thể hiện trong Quy hoạch điện VII (hiệu chỉnh) - không chạy theo kinh tế (nhiệt điện than) mà hy sinh môi trường (năng lượng tái tạo) và ngược lại.

Ngay cả trong phát triển nhiệt điện than, công nghệ nhiệt điện than sạch (lò hơi siêu tới hạn, hoặc quá siêu tới hạn) đã được đề xuất sử dụng. Tuy chi phí đầu tư của loại công nghệ này có giá thành cao hơn, nhưng hiệu suất cũng cao hơn nên phát thải CO2 và các chất khí độc hại khác, cũng như tro xỉ giảm đáng kể.

Theo chúng tôi, đây chính là "triết lý phát triển bền vững" - phát triển năng lượng phải dựa trên năng lực kinh tế của đất nước, kết hợp bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái với mức có thể.   

Đón đọc kỳ tới: Công nghệ bổ trợ nâng cao hiệu quả năng lượng và giảm ô nhiễm [Phần 1]

TS. NGUYỄN MẠNH HIẾN - HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động