RSS Feed for Nhiệt điện than Thứ bảy 23/09/2023 18:02
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Than đá trong chuyển dịch năng lượng - Một số gợi ý cho Việt Nam

Than đá trong chuyển dịch năng lượng - Một số gợi ý cho Việt Nam

Giả sử rằng: Việt Nam sẽ thực hiện được các cam kết tại COP26 và loại bỏ nhiệt điện than vào năm 2050, thì vai trò của than vẫn rất quan trọng trong 27 năm tới cho dù nhu cầu về than sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn cung cấp than ổn định với giá thành hợp lý là một vấn đề không thể xem nhẹ trong những năm tới. Ngoài ra, khi nhu cầu sử dụng than tại Việt Nam giảm dần trong gần 3 thập kỷ tới, vấn đề hỗ trợ, chuyển đổi việc làm cho trên 100.000 người lao động ngành than cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng và có lộ trình thực hiện phù hợp cho từng giai đoạn.
Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ cuối]: Một số gợi ý cho Việt Nam

Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ cuối]: Một số gợi ý cho Việt Nam

Giả sử rằng: Việt Nam sẽ thực hiện được các cam kết tại COP26 và loại bỏ nhiệt điện than vào năm 2050, thì vai trò của than vẫn rất quan trọng trong 27 năm tới cho dù nhu cầu về than sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn cung cấp than ổn định với giá thành hợp lý là một vấn đề không thể xem nhẹ trong những năm tới. Ngoài ra, khi nhu cầu sử dụng than tại Việt Nam giảm dần trong gần 3 thập kỷ tới, vấn đề hỗ trợ, chuyển đổi việc làm cho trên 100.000 người lao động ngành than cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng và có lộ trình thực hiện phù hợp cho từng giai đoạn. (TS. Phùng Quốc Huy - Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Hội nghị của các chủ đầu tư nhiệt điện than khu vực phía Bắc

Hội nghị của các chủ đầu tư nhiệt điện than khu vực phía Bắc

Hội nghị vận hành sản xuất các nhà máy nhiệt điện than khu vực phía Bắc vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức chiều 19/6/2023. Có 24 chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than khu vực phía Bắc tham dự. Trong đó, có các Tổng công ty Phát điện 1, 2, 3 (đơn vị thành viên của EVN), Tổng công ty Điện lực - TKV, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, các chủ đầu tư BOT, các nhà máy điện độc lập.
Đề nghị chủ đầu tư các nhà máy điện than xây dựng kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu

Đề nghị chủ đầu tư các nhà máy điện than xây dựng kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu

Bộ Công Thương vừa ra văn bản đề nghị chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than xây dựng kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu. Cụ thể là chuyển đổi nhiên liệu than sang sử dụng nhiên liệu sinh khối và amoniac để triển khai áp dụng khi nhà máy đủ 20 năm vận hành. Còn đối với nhà máy điện than không thể thực hiện chuyển đổi nhiên liệu, hoặc không thu giữ CO2, đề nghị xây dựng phương án dừng hoạt động khi nhà máy đã vận hành đủ 40 năm.
Lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than ở Việt Nam còn bao xa?

Lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than ở Việt Nam còn bao xa?

Tiềm năng và lợi ích của nhiên liệu ‘amoniac xanh’ là rất lớn. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Khi nào thì nguồn năng lượng này mới khả thi về mặt kỹ thuật và thương mại? Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Bàn lộ trình chuyển đổi nhiên liệu tại các nhà máy điện than của Việt Nam

Bàn lộ trình chuyển đổi nhiên liệu tại các nhà máy điện than của Việt Nam

Để triển khai thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26, cũng như lộ trình chuyển đổi năng lượng được nêu trong Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đã tổ chức họp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và 3 Tổng công ty Phát điện 1, 2, 3, cùng các chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện đốt than. Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than khẩn trương xây dựng lộ trình thực hiện chuyển đổi nhiên liệu than sang sinh khối và ammoniac tại các nhà máy điện than.
Thấy gì trong đề xuất giới hạn phát thải CO2 đối với nguồn điện than, khí ở Hoa Kỳ?

Thấy gì trong đề xuất giới hạn phát thải CO2 đối với nguồn điện than, khí ở Hoa Kỳ?

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) vừa công bố giới hạn phát thải carbon đối với các nhà máy điện sử dụng than và khí. Đề xuất này nằm trong chương trình chuyển đổi năng lượng, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0, dọn đường cho công nghệ đồng đốt hidro và thu hồi, lưu trữ carbon (CCS) trong tương lai. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng: Nếu các nhà máy điện than, khí dừng hoạt động sớm sẽ khiến các dự án điện khí mới khó cấp phép, cũng như vấn đề an ninh và độ tin cậy của hệ thống năng lượng.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 49]: Nhật Bản nghi ngờ lộ trình loại bỏ điện than của EU

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 49]: Nhật Bản nghi ngờ lộ trình loại bỏ điện than của EU

Tại cuộc họp trù bị cho Hội nghị cấp bộ trưởng về khí hậu, năng lượng và môi trường của các nước lớn (G7) được tổ chức tại Sapporo vào tháng 4 vừa qua, các nước phương Tây và Mỹ đã chỉ trích nước chủ nhà Nhật Bản không đưa ra thời hạn khi nào sẽ hoàn toàn loại bỏ nhiệt điện than. Nhưng ở chiều ngược lại, Nhật Bản cũng nghi ngờ lộ trình loại bỏ nhiệt điện than của châu Âu vào năm 2030.
Phát triển than, điện của TKV [kỳ 2]: Bất cập trong hệ thống pháp luật (phần 2)

Phát triển than, điện của TKV [kỳ 2]: Bất cập trong hệ thống pháp luật (phần 2)

Trong kỳ này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập đến những hạn chế trong hệ thống pháp luật khác (ngoài Luật Khoáng sản) đang gây áp lực và bế tắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 48]: Nhật Bản để ngỏ thời hạn loại bỏ điện than

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 48]: Nhật Bản để ngỏ thời hạn loại bỏ điện than

Theo TTXVN, Nhật Bản - quốc gia chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã không cam kết một khung thời gian cụ thể do quốc gia này phụ thuộc vào than đá (ít nhất trong khoảng 10 năm tới), bất chấp nỗ lực của Anh và Canada thúc đẩy cam kết chấm dứt gần như hoàn toàn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện vào năm 2035.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 47]: Mâu thuẫn của G7 về điện than

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 47]: Mâu thuẫn của G7 về điện than

Trước cuộc họp cấp bộ trưởng về khí hậu, năng lượng và môi trường của 7 nước lớn (G7) sẽ được tổ chức tại Sapporo, Nhật Bản (từ ngày 15 -16/4/2023), người dân châu Âu đang phản đối dự thảo tuyên bố chung do nước chủ nhà trình bày. Có nhiều ý kiến ​​chỉ trích về việc không loại bỏ hoàn toàn các nhà máy nhiệt điện than thải ra lượng lớn khí cacbonic (CO2). Nội dung này đã được xác nhận qua các cuộc phỏng vấn với các quan chức Chính phủ Nhật Bản.
Ưu tiên EREX đầu tư điện sinh khối, đồng đốt tại các nhà máy điện than ở Việt Nam

Ưu tiên EREX đầu tư điện sinh khối, đồng đốt tại các nhà máy điện than ở Việt Nam

Tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc với Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản). Tại buổi làm việc, Bộ Công Thương hoan nghênh EREX trong việc triển khai nghiên cứu, phát triển năng lượng sinh khối, đầu tư xây dựng các dự án điện sinh khối tại Việt Nam. Cùng với đó là tích cực nghiên cứu về đồng đốt than và sinh khối tại các nhà máy điện của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ 2]: Các xu hướng sử dụng than trong tương lai

Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ 2]: Các xu hướng sử dụng than trong tương lai

Hầu hết các nền kinh tế APEC gần đây đã cam kết phát thải ròng bằng “0”, hoặc trung hòa carbon vào khoảng giữa thế kỷ này. Sau đây là sáu xu hướng tiềm năng sử dụng than trong tương lai được xem xét, bao gồm: (1) cải thiện hiệu suất nhiệt, (2) phát điện đồng đốt, (3) khí hóa than, (4) sản xuất các sản phẩm từ than, (5) sản xuất hydro, và (6) nhiệt điện có trang bị công nghệ CCS.
Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ 1]: Hiện trạng và dự báo cung, cầu than

Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ 1]: Hiện trạng và dự báo cung, cầu than

Mặc dù điện từ năng lượng tái tạo đã phát triển nhanh trong những năm gần đây, nhưng nhiệt điện than vẫn là nguồn cung cấp điện ổn định với chi phí phù hợp, đáp ứng nhu cầu của các phụ tải nền. Ngoài ra, than vẫn là loại năng lượng cơ bản và thiết yếu trong sản xuất thép. Cuộc khủng hoảng than đá ở Trung Quốc năm 2021 cho thấy: Các nguồn năng lượng thay thế cần phải được hoạt động tin cậy. Đề cập đến hiện trạng, dự báo cung, cầu về than trong khu vực APEC để từ đó khẳng định vai trò của than trong giai đoạn chuyển dịch năng lượng, TS. Phùng Quốc Huy - Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương có chuyên đề viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam. Trân trọng gửi tới bạn đọc.
‘Đồng đốt’ amoniac tại các nhà máy điện than - Các thử nghiệm và thách thức

‘Đồng đốt’ amoniac tại các nhà máy điện than - Các thử nghiệm và thách thức

Đồng đốt amoniac (NH3) cho nhà máy điện than, hay nhiệt điện khác là giải pháp sáng tạo để đạt các đặc tính đốt tối ưu trong vận hành, góp phần giảm lượng phát thải CO2 từ các nhà máy điện và thăm dò khả năng đốt amoniac như một nhiên liệu duy nhất cho các nhà máy điện than trong tương lai khi điện than được cho “nghỉ hưu”.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động