RSS Feed for Ưu tiên nhập khẩu than của Lào cho sản xuất điện ở Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 25/11/2024 20:03
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ưu tiên nhập khẩu than của Lào cho sản xuất điện ở Việt Nam

 - Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản về việc đảm bảo cung cấp than, khí cho sản xuất điện các tháng cuối năm 2023 và các năm tiếp theo. Trong Văn bản, Bộ Công Thương đặc biệt lưu ý việc xem xét việc ưu tiên mua than của Lào cho sản xuất điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Văn bản số 745/TTg- CN ngày 15/8/2023).
Giá điện Việt Nam - Nhìn lại để định hướng lộ trình mới cho tương lai Giá điện Việt Nam - Nhìn lại để định hướng lộ trình mới cho tương lai

Kết quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục báo lỗ hơn 29.000 tỷ đồng, mặc dù giá điện bán lẻ đã được tăng 3% kể từ ngày 4/5/2023. Vậy, nguyên nhân nào mà EVN tiếp tục thua lỗ và tiếp tục đề xuất tăng giá điện? Phân tích, nhận định của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Phương pháp tính toán tác động của giá than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam Phương pháp tính toán tác động của giá than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam

Bài báo dưới đây sẽ cung cấp tới bạn đọc một số thông tin về giá cả nhiên liệu than, khí, LNG cho phát điện (bao gồm giá trong nước, thị trường quốc tế), đồng thời sử dụng phương pháp tính chi phí (giá thành) san bằng suốt đời sống dự án, hay còn gọi là “chi phí quy dẫn” (Levelised Cost of Electricity - LCOE). Từ các kết quả tính toán, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam nêu một số nhận xét, cùng một số giải pháp nhằm ứng phó linh hoạt, hiệu quả cho thị trường năng lượng Việt Nam.

Than đá trong chuyển dịch năng lượng - Một số gợi ý cho Việt Nam Than đá trong chuyển dịch năng lượng - Một số gợi ý cho Việt Nam

Giả sử rằng: Việt Nam sẽ thực hiện được các cam kết tại COP26 và loại bỏ nhiệt điện than vào năm 2050, thì vai trò của than vẫn rất quan trọng trong 27 năm tới cho dù nhu cầu về than sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn cung cấp than ổn định với giá thành hợp lý là một vấn đề không thể xem nhẹ trong những năm tới. Ngoài ra, khi nhu cầu sử dụng than tại Việt Nam giảm dần trong gần 3 thập kỷ tới, vấn đề hỗ trợ, chuyển đổi việc làm cho trên 100.000 người lao động ngành than cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng và có lộ trình thực hiện phù hợp cho từng giai đoạn.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo từ sớm, từ xa các đơn vị liên quan trong việc đảm bảo cung cấp đủ than, khí cho sản xuất điện. Tuy nhiên, việc cung cấp than, khí cho sản xuất điện thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thời điểm cuối mùa khô năm 2023 vừa qua. Để đảm bảo cung cấp đủ than, khí cho sản xuất điện các tháng còn lại của năm 2023 và các năm tiếp theo, góp phần đảm bảo an ninh cung ứng điện, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các công việc cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 2/12/2019 và các văn bản liên quan; chỉ đạo của Bộ Công Thương tại các văn bản liên quan đến việc cung cấp than, khí cho sản xuất điện. Khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cung ứng than, khí cho sản xuất điện các tháng cuối năm 2023 và các năm tiếp theo, báo cáo về Bộ Công Thương trong tháng 10 năm 2023. Trong đó, cần xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng tổ chức và cá nhân liên quan, dự kiến tiến độ hoàn thành, khó khăn và vướng mắc, giải pháp giải quyết.

Thứ hai: Đối với chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than, Bộ Công Thương yêu cầu:

1/ Chịu trách nhiệm thu xếp nguồn than hợp pháp để cung cấp đủ, ổn định, liên tục theo yêu cầu huy động của hệ thống điện và trong suốt thời gian tồn tại của nhà máy; vận hành ổn định, hiệu quả, an toàn các tổ máy phát điện và nhanh chóng khắc phục sự cố tổ máy (nếu có). Trong mọi trường hợp không được để xảy ra thiếu than cho sản xuất điện, đặc biệt trong giai đoạn mùa khô hàng năm.

2/ Rà soát, tính toán chính xác nhu cầu sử dụng than các tháng cuối năm 2023 và các năm tiếp theo. Rà soát, hoàn thiện lại hợp đồng mua bán than dài hạn đã ký với các đơn vị cung cấp than để đảm bảo cung cấp đủ, ổn định than cho sản xuất điện của nhà máy trong suốt thời gian tồn tại. Khẩn trương hoàn thành việc ký hợp đồng mua bán than cho sản xuất điện năm 2024 và báo cáo Bộ Công Thương trước ngày 30/11/2023 để phục vụ việc xây dựng Biểu đồ cấp than cho điện năm 2024.

3/ Tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm nguồn than hợp pháp, có thông số kỹ thuật phù hợp yêu cầu sản xuất điện để đa đạng và chủ động trong việc chuẩn bị nguồn than cho sản xuất điện, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và đáp ứng yêu cầu hiệu quả. Trong đó, xem xét việc ưu tiên mua than của Lào cho sản xuất điện (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 745/TTg- CN ngày 15/8/2023).

4/ Hàng tuần cập nhật, thực hiện báo cáo Bộ Công Thương (thông qua Vụ Dầu khí và Than, Cục Điều tiết Điện lực) về tồn kho than, dự kiến tiến độ cấp than, đánh giá khả năng thiếu than cho các tuần còn lại của tháng và cho 3 tháng tới theo chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Thông báo số 249/TB-BCT ngày 10/8/2023.

Thứ ba: Đối với các đơn vị cung cấp than cho sản xuất điện:

1/ Thực hiện đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả các biện pháp chỉ đạo, điều hành, tổ chức sản xuất để nâng cao năng lực, năng suất và sản lượng khai thác than trong nước đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường và tuân thủ quy định của pháp luật liên quan. Đẩy mạnh công tác nhập khẩu than để pha trộn cung cấp cho các hộ tiêu thụ, đặc biệt là cho sản xuất điện (trong đó xem xét việc ưu tiên mua than của Lào cho sản xuất điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 745/TTg-CN ngày 15/8/2023), đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu hiệu quả.

2/ Thường xuyên rà soát, tính toán năng lực cung cấp than (kể cả sản xuất trong nước, nhập khẩu, pha trộn than) và xây dựng, thực hiện kế hoạch cụ thể về khai thác, nhập khẩu, pha trộn, vận chuyển than... để bảo đảm cung cấp đủ, ổn định than cho sản xuất điện theo đúng cam kết tại hợp đồng đã ký. Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện trong việc ký kết và tổ chức thực hiện nghiêm các cam kết tại hợp đồng.

3/ Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc, ngoài các nhiệm vụ chung nêu trên cần khẩn trương thực hiện các công việc sau:

- Rà soát, hoàn thiện Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm (giai đoạn 2021 - 2025 và dài hạn), báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để xem xét phê duyệt/trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Trong đó bao gồm đề xuất cụ thể các cơ chế chính sách phù hợp để phát triển ổn định, đem lại hiệu quả cao nhất, tốt nhất cho đất nước, gắn với thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Đồng thời phù hợp với quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển phân ngành than trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ (ngày, tuần, tháng, quý) theo chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Văn bản số 1789/BCT-ĐTĐL+DKT ngày 7/4/2022 để phục vụ công tác theo dõi, đôn đốc việc cung cấp than cho sản xuất điện.

Thứ tư: Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Khí Việt Nam:

1/ Tiếp tục thực hiện theo đúng quan điểm, mục tiêu phát triển ngành Dầu khí Việt Nam được Bộ Chính trị đề ra tại Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11/2/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 23/7/2015 về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

2/ Đảm bảo việc khai thác vận hành các mỏ dầu khí an toàn, ổn định theo đúng kế hoạch năm 2023 đề ra, đáp ứng việc cung cấp khí thiên nhiên cho sản xuất điện theo đúng cam kết trong các hợp đồng mua bán khí đã ký.

3/ Chủ động làm việc với chủ đầu tư các nhà máy điện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) để đảm bảo kế hoạch huy động khí cho sản xuất điện theo các hợp đồng đã ký kết phù hợp với khả năng vận hành khai thác.

4/ Tích cực triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí, đảm bảo cung cấp khí cho sản xuất điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 745/TTg-CN ngày 15/8/2023 và Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia (thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050)./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động