RSS Feed for Nhập khẩu than Thứ bảy 05/10/2024 21:58
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
TKV triển khai kế hoạch nhập khẩu, pha trộn, tiêu thụ than quý 2/2024

TKV triển khai kế hoạch nhập khẩu, pha trộn, tiêu thụ than quý 2/2024

Tại Trung tâm Điều hành Sản xuất tại Quảng Ninh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Vũ Anh Tuấn chủ trì hội nghị sơ kết công tác nhập khẩu, pha trộn, tiêu thụ than quý 1, triển khai kế hoạch quý 2/2024.
Ưu tiên nhập khẩu than của Lào cho sản xuất điện ở Việt Nam

Ưu tiên nhập khẩu than của Lào cho sản xuất điện ở Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản về việc đảm bảo cung cấp than, khí cho sản xuất điện các tháng cuối năm 2023 và các năm tiếp theo. Trong Văn bản, Bộ Công Thương đặc biệt lưu ý việc xem xét việc ưu tiên mua than của Lào cho sản xuất điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Văn bản số 745/TTg- CN ngày 15/8/2023).
Việt Nam - Lào ký bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực than

Việt Nam - Lào ký bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực than

Chiều ngày 20/7/2023, tại trụ sở Bộ Công Thương (Việt Nam), Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam - Nguyễn Hồng Diên đã cùng với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào - Phosay Sayasone ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực than. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ hợp tác năng lượng giữa hai nước.
Phát triển than, điện của TKV [tạm kết]: Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật

Phát triển than, điện của TKV [tạm kết]: Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật

Để tạm kết chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích các nguyên nhân khách quan, chủ quan và kiến nghị các giải pháp khắc phục, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Bế tắc của doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu, đầu tư khai thác than ở nước ngoài

Bế tắc của doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu, đầu tư khai thác than ở nước ngoài

Tài nguyên than còn lại của Việt Nam dự báo khá lớn, nhưng trữ lượng đã được thăm dò không nhiều, nhất là điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, làm gia tăng giá thành nên khó cạnh tranh với các nguồn than nhập khẩu. Còn với than nhập khẩu, do không có cơ chế chính sách của Nhà nước đối với việc nhập khẩu than rõ ràng, cụ thể dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp khi triển khai nhập khẩu than, cũng như đầu tư khai thác than ở nước ngoài.
Doanh thu năm 2022 của Coalimex đạt trên 200% kế hoạch năm

Doanh thu năm 2022 của Coalimex đạt trên 200% kế hoạch năm

Tại Hội nghị tổng tổng kết hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2022 và Hội nghị Người lao động năm 2023, Công ty CP Xuất nhập khẩu than - Vinacomin (Coalimex) cho biết: Năm 2022, tổng doanh thu đạt trên 200% kế hoạch năm.
Giá than đối với ngành than, nhiệt điện than Việt Nam [Kỳ cuối]: Tác động và hướng xử lý

Giá than đối với ngành than, nhiệt điện than Việt Nam [Kỳ cuối]: Tác động và hướng xử lý

Giới chuyên môn dự báo, tại Việt Nam, kinh tế đang trên đà hồi phục sau đại dịch Covid-19, cùng với nhu cầu sử dụng điện tăng trong trong mùa nắng và việc các mỏ than đang ngày càng cạn kiệt; cạnh đó, từ đầu năm 2022, việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh than gặp rất nhiều khó khăn đặc thù... đây là một trong những nguyên nhân khả năng dẫn đến giá than trong nước tăng cao trong năm 2022 và những năm sau.
Việt Nam muốn nhập khẩu thêm nhiên liệu than từ Nam Phi

Việt Nam muốn nhập khẩu thêm nhiên liệu than từ Nam Phi

Thông tin từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, trên tinh thần khẩn trương tìm kiếm nguồn than nhập khẩu phục vụ sản xuất điện và sản xuất công nghiệp trong nước, Bộ Công Thương vừa phối hợp với Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, Phòng Thương mại và Công nghiệp Durban tổ chức diễn đàn giao thương (trực tuyến) giữa các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu than Việt Nam và Nam Phi.
Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ cuối]: Việt Nam cần lưu ý những gì?

Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ cuối]: Việt Nam cần lưu ý những gì?

Hiện nay, với xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn - nền kinh tế phi chất thải, ngay các loại chất thải từ sản xuất và sinh hoạt từng bị coi là thứ độc hại, vô dụng, bỏ đi đã được thế giới xác định là nguồn tài nguyên thứ cấp quan trọng, cần phải tái chế, sử dụng triệt để nhằm phục vụ sản xuất và đời sống. Với tư duy đó, không có cớ gì lại coi nguồn tài nguyên than là đồ “bẩn thỉu” phải bỏ đi. Ngược lại, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Phải tiếp tục tìm cách tốt nhất để khai thác, chế biến, sử dụng chúng phục vụ cuộc sống con người.
Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 2]: Dấu hiệu nào cần quan tâm?

Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 2]: Dấu hiệu nào cần quan tâm?

Từ tổng quan trữ lượng, sản lượng khai thác, xuất - nhập khẩu, tiêu thụ than năm 2020 của toàn thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện (trong kỳ trước), dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích, nhận xét làm rõ từng nội dung, cũng như lưu ý những dấu hiệu cần quan tâm của ngành than trên toàn cầu.
Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 1]: Tổng quan từ trữ lượng đến tiêu thụ

Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 1]: Tổng quan từ trữ lượng đến tiêu thụ

Năm 2020 ngành than toàn cầu đã để lại một số dấu hiệu quan trọng cần quan tâm. Với tinh thần đó, trong bảng dưới đây trình bày tổng quan trữ lượng, sản lượng khai thác, xuất - nhập khẩu, tiêu thụ than năm 2020 của toàn thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện.
Vì sao trong thời điểm này Việt Nam ‘cần lưu ý’ khi nhập khẩu than từ Indonesia?

Vì sao trong thời điểm này Việt Nam ‘cần lưu ý’ khi nhập khẩu than từ Indonesia?

Thương vụ Việt Nam (Bộ Công Thương) tại Indonesia vừa khuyến cáo các doanh nghiệp nhập khẩu than của Việt Nam trong quá trình giao dịch mua bán than từ thị trường Indonesia.
Đáp ứng bền vững nhu cầu than cho Quy hoạch điện VIII: Vấn đề và giải pháp

Đáp ứng bền vững nhu cầu than cho Quy hoạch điện VIII: Vấn đề và giải pháp

Để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ngày càng tăng cao, dự thảo Quy hoạch điện VIII đã đề ra mục tiêu phát triển sản lượng điện rất cao, kéo theo nhu cầu các nguồn nhiên liệu cho phát điện tăng cao, vượt quá khả năng nguồn cung trong nước. Trong bối cảnh việc phát triển ngành điện vừa phải đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, vừa phải giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và cam kết của Việt Nam về thỏa thuận biến đổi khí hậu, Quy hoạch lần này đề ra định hướng đi đôi với đẩy mạnh huy động các nguồn năng lượng tái tạo, tiếp tục tăng cường khai thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa nhằm nâng cao tính tự chủ cùng với việc nhập khẩu từ nước ngoài gắn liền việc nâng cao trình độ công nghệ các nhà máy phát điện. Trong phạm vi bài báo này đề cập đến các vấn đề và giải pháp đáp ứng nhu cầu than cho Quy hoạch, đảm bảo bền vững và thân thiện hơn với môi trường.
TKV sẽ tăng khối lượng than nhập khẩu để pha trộn với than trong nước

TKV sẽ tăng khối lượng than nhập khẩu để pha trộn với than trong nước

Theo kế hoạch, năm 2020 sản lượng than thành phẩm của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt khoảng 36 triệu tấn và nhập khẩu loại than phù hợp để pha trộn (với than sản xuất trong nước) khoảng 10,5 triệu tấn. Dự kiến giai đoạn 2025 - 2030, TKV sẽ nhập khẩu khoảng 20 triệu tấn về pha trộn để cấp cho các nhà máy điện.
Nhu cầu than của Việt Nam [Kỳ cuối]: Chính sách và giải pháp

Nhu cầu than của Việt Nam [Kỳ cuối]: Chính sách và giải pháp

Qua dự báo nhu cầu than cho sản xuất điện, cũng như phân tích làm rõ nguồn cung (trong các kỳ trước), chuyên gia Tạp chí năng lượng Việt Nam kiến nghị tới Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước về năng lượng một số giải pháp phát triển bền vững.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động