RSS Feed for Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 2]: Dấu hiệu nào cần quan tâm? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 23:45
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 2]: Dấu hiệu nào cần quan tâm?

 - Từ tổng quan trữ lượng, sản lượng khai thác, xuất - nhập khẩu, tiêu thụ than năm 2020 của toàn thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện (trong kỳ trước), dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích, nhận xét làm rõ từng nội dung, cũng như lưu ý những dấu hiệu cần quan tâm của ngành than trên toàn cầu.
Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 1]: Tổng quan từ trữ lượng đến tiêu thụ Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 1]: Tổng quan từ trữ lượng đến tiêu thụ

Năm 2020 ngành than toàn cầu đã để lại một số dấu hiệu quan trọng cần quan tâm. Với tinh thần đó, trong bảng dưới đây trình bày tổng quan trữ lượng, sản lượng khai thác, xuất - nhập khẩu, tiêu thụ than năm 2020 của toàn thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện.


KỲ 2: NHỮNG DẤU HIỆU CẦN QUAN TÂM CỦA NGÀNH THAN TOÀN CẦU

PGS, TS. NGUYỄN CẢNH NAM [*]

1. Trữ lượng than:

Trữ lượng than đã xác minh toàn cầu đến năm 2020 là 1.074.108 triệu tấn (bình quân 137,8 tấn/người), có thể khai thác trong vòng 139 năm, với mức sản lượng năm 2020 là 7.727,4 triệu tấn. Tập trung chủ yếu tại 11 nước (chiếm 91,7%), trong đó: Mỹ (23,2%), LB Nga (15,1%), Úc (14,0%), Trung Quốc (13,3%), Ấn Độ (10,3%), LB Đức (3,3%), Inđônêxia (3,2%), Ukraina (3,2%), Ba Lan (2,6%), Kazăcxtan (2,4%), Thổ Nhĩ Kỳ (1,1%).

Riêng Việt Nam có trữ lượng than 3.360 triệu tấn (chiếm 0,3% trữ lượng than của thế giới), bình quân đầu người là 34,2 tấn/người, bằng 24,8% bình quân đầu người của thế giới. Như vậy, Việt Nam vào nhóm nước có trữ lượng than rất nhỏ.

Trong 20 năm qua, mặc dù hàng năm khai thác với sản lượng từ khoảng 6 - 8 tỷ tấn/năm, trữ lượng than xác minh của thế giới vẫn tiết tục có sự gia tăng (triệu tấn): 2000: 1.059.053; 2010: 897.226; 2020: 1.074.108.

Trữ lượng than antraxít và bitum toàn thế giới là 753.639 triệu tấn, chiếm 70,2% tổng trữ lượng than. Trong đó, 10 nước có trữ lượng than antraxít và bitum lớn nhất là (triệu tấn): Mỹ 218.938 (29,1%), Trung Quốc 135.069 (17,9%), Ấn Độ 105.979 (14,1%), Úc 73.719 (9,8%), Nga 71.719 (9,5%), Ukraina 32.039 (4,3%), Kazakstan 25.605 (3,4%), Indonesia 23.141 (3,1%), Ba Lan 22.530 (3,0%), Nam Phi 9.893 (1,3%). Tổng cộng 10 nước chiếm 95,5%.

Như vậy, than antraxít và bitum tập trung chủ yếu ở 10 nước như đã nêu trên.

Trữ lượng than á-bitum và than nâu toàn thế giới là 320.469 triệu tấn, chiếm 29,8%. Trong đó, 12 nước có trữ lượng than á-bitum và than nâu lớn nhất là (triệu tấn): Nga 90.447 (28,2%), Úc 76.508 (23,9%), Đức 35.900 (11,2%), Mỹ 30.003 (9,4%), Indonesia 11.728 (3,7%), Thổ Nhĩ Kỳ 10.975 (3,4%), Trung Quốc 8.128 (2,5%), Séc-bi 7.112 (2,2%), New Zealand 6.750 (2,1%), Ba Lan 5.865 (1,8%); Ấn Độ 5073 (1,6%); Brazin 5049 (1,6%). Tổng cộng 12 nước chiếm 91,6%.

Như vậy, than á-bitum và than nâu về cơ bản tập trung chủ yếu ở 12 nước.

Đặc biệt, một số nước có tiềm năng dồi dào cả 2 nguồn tài nguyên than là Mỹ, Nga, Úc, Trung Quốc, Indonesia, Ba Lan.

Trữ lượng than theo nhóm nước: OECD chiếm 47,3% của thế giới, có thể khai thác trong vòng 363 năm với sản lượng năm 2020 là 1.400,6 triệu tấn. Khối ngoài OECD chiếm 52,7%, có thể khai thác trong vòng 90 năm với sản lượng năm 2020 là 6285,3 triệu tấn. EU chiếm 7,3% và khai thác trong vòng 266 năm với sản lượng năm 2020 là 295,5 triệu tấn.

2. Sản xuất than:

Sản lượng than toàn cầu đạt 159,61 EJ (tương ứng 7.727,4 triệu tấn), giảm 5,2% so với năm 2019. Trong đó, Bắc Mỹ 11,76 EJ (530,4 triệu tấn), chiếm 7,2%, giảm 25,1%; Nam và Trung Mỹ 1,60 EJ (57 triệu tấn), chiếm 1,0%, giảm 37,6%; Châu Âu 5,53 EJ (459 triệu tấn), chiếm 3,5%, giảm 14,8%; CIS 10,58 EJ (519,5 triệu tấn), chiếm 6,6%, giảm 8,0%; Châu Phi 6,47 EJ (247,3 triệu tấn), chiếm 4,1%, giảm 5,6%; Trung Đông 0,05 EJ (<<2,4 triệu tấn), giảm 0,3%; Châu Á-TBD 123,62 EJ (5.894,2 triệu tấn), chiếm 77,5%, giảm 1,2%.

Theo nhóm nước: OECD 29,93 EJ (tương đương 1.400,6 triệu tấn), chiếm 18,9%, giảm 18,0%; Ngoài OECD 129,67 EJ (6.285,3 triệu tấn), chiếm 81,1%, giảm 1,6%; EU 3,79 EJ (295,5 triệu tấn), chiếm 2,4%, giảm 17,1%.

10 nước có sản lượng than cao nhất gồm: Trung Quốc: 80,91 EJ (3.870,2 triệu tấn), chiếm 50,7%, tăng 1,2%; Indonesia: 13,88 EJ (562,4 triệu tấn), chiếm 8,7%, giảm 9,0%; Ấn Độ: 12,68 EJ (755,5 triệu tấn), chiếm 7,9%, tăng 0,4%; Úc: 12,42 EJ (476,9 triệu tấn), chiếm 7,8%, giảm 6,2%; Mỹ: 10,71 EJ (484,3 triệu tấn), chiếm 6,7%, giảm 25,2%; Nga: 8,37 EJ (398,4 triệu tấn), chiếm 5,3%, giảm 9,6%; Nam Phi: 5,97 EJ (247,3 triệu tấn), chiếm 3,7%, giảm 4,1%; Kazakstan: 2,04 EJ (113,3 triệu tấn), chiếm 1,3%, giảm 1,7%; Ba Lan: 1,68 EJ (100,7 triệu tấn), chiếm 1,1%, giảm 10,1%; Colombia :1,46 EJ (50,6 triệu tấn), chiếm 0,9%, giảm 40,2%.

Tổng cộng 10 nước chiếm 94,1%, trong đó, có 2 nước tăng và 8 nước giảm sản lượng than so với năm 2019, dẫn đến hậu quả toàn thế giới bị giảm sản lượng. Một số nước có sản lượng than tính theo đơn vị nhiệt năng EJ thấp là do than có nhiệt trị thấp, chẳng hạn như Đức sản lượng chỉ 0,98 EJ, nhưng sản lượng than tự nhiên là 107,5 triệu tấn, theo đó 1 EJ = 109,7 triệu tấn than tự nhiên của nước này.

Sản lượng than của Việt Nam là 1,14 EJ (48,7 triệu tấn than tự nhiên, theo đó 1EJ = 42,7 triệu tấn than tự nhiên) chiếm 0,7% sản lượng than thế giới, tăng 4,5% so với năm 2019.

3. Tiêu thụ than:

Sản lượng than tiêu thụ toàn cầu năm 2020 đạt 151,42 EJ, giảm 4,2% so với năm 2019. Trong đó, Bắc Mỹ 9,91 EJ (chiếm 6,6%), giảm 21,1%; Nam và Trung Mỹ 1,48 EJ (chiếm 1,0%), tăng 1,5%; Châu Âu 9,40 EJ (chiếm 6,2%), giảm 15,8%; CIS 5,17 EJ (chiếm 3,5%), giảm 5,2%; Trung Đông 0,38 EJ (chiếm gần 0,3%), giảm 3,9%; Châu Phi 4,11 (chiếm 2,7%), giảm 5,1%; Châu Á-TBD 120,97 EJ (chiếm 79,9%), giảm 1,4%.

Như vậy, xét theo khu vực chỉ có Nam và Trung Mỹ tăng nhẹ, còn các khu vực khác đều giảm.

Theo nhóm nước: OECD 27,46 EJ (chiếm 18,1%), giảm 15,2% so với năm 2019; Ngoài OECD 123,96 EJ (chiếm 81,9%), giảm 1,4%; EU 5,91 EJ (chiếm 3,9%), giảm 19,4%.

15 nước có quy mô sản lượng than tiêu thụ lớn nhất (chiếm từ 1% trở lên sản lượng than tiêu thụ của thế giới) gồm (EJ): Trung Quốc 82,27 (54,3%), tăng 0,3% so với 2019; Ấn Độ 17,54 (11,6%), giảm 6,0%; Mỹ 9,20 (6,1%), giảm 19,1%; Nhật Bản 4,57 (3,0%), giảm 7,0%; Nam Phi 3,48 (2,3%), giảm 4,6%; Nga 3,27 (2,2%), giảm 8,5%; Hàn Quốc 3,03 (2,0%), giảm 12,2%; Indonesia 3,26 (2,2%), giảm 4,9%; Đức 1,84 (1,2%), giảm 18,2%; Việt Nam 2,10 (1,4%), tăng 1,4%; Ba Lan 1,67 (1,1%), giảm 10,4%; Úc 1,69 (1,1%), giảm 4,0%; Thổ Nhĩ Kỳ 1,66 (1,1%), giảm 5,8%; Kazakstan 1,64 (1,1%), giảm 1,8%; Đài Loan 1,63 (1,1%), giảm 2,5%.

Tổng cộng 15 nước chiếm 91,8%, trong đó 2 nước tăng và 13 nước giảm so với 2019, tổng cộng toàn thế giới giảm như đã nêu trên.

Tiêu thụ than bình quân đầu người của thế giới là 19,33 GJ/người, giảm 5,5% so với năm 2019. 10 nước có mức tiêu thụ than bình quân đầu người cao nhất là (GJ/người): Kazakstan 86,84; Đài Loan 68,38; Úc 65,91; Hàn Quốc 59,09; Nam Phi 58,31; Trung Quốc 57,07; Séc 45,72; Ba Lan 44,15; Nhật Bản 36,20; Malaysia 35,00.

Còn Việt Nam có mức tiêu thụ than bình quân 21,35 GJ/người, cao hơn chút ít so với bình quân của thế giới, nhưng còn rất thấp so với Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia.

Qua đó cho thấy:

Thứ nhất: Năm 2020, chỉ có một số nước tăng tiêu thụ than, nhưng đa phần có quy mô nhỏ, ngoại trừ Trung Quốc. Ngược lại, hầu hết các nước, nhất là ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi và Trung Đông giảm tiêu thụ than. Nhờ đó, tiêu thụ than toàn cầu giảm, là nguyên nhân chính làm giảm phát thải CO2.

Thứ hai: Việc tăng, giảm sử dụng than trên thế giới chưa hẳn là xu thế chung mà tùy thuộc vào tình hình, đặc điểm và điều kiện cụ thể của mỗi nước, khu vực. Trong năm 2020 việc giảm tiêu thụ than trên thế giới nói chung, các khu vực, nhóm nước và tại đa phần các nước chủ yếu là do tác động của Covtd-19.

Thứ ba: Trong các nước tiêu thụ than, một số nước có tài nguyên than dồi dào như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Đức, Ấn Độ, Nam Phi, Úc, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ka-dắc-xtan, In-đô-nê-xi-a, v.v... Một số nước không, hoặc ít có tài nguyên than trong nước mà phải nhập khẩu than như Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Trung Đông và một số nước châu Âu v.v... Một số nước tuy có than trong nước, nhưng không đủ nên phải nhập khẩu thêm như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nam và Trung Mỹ v.v... Thậm chí, một số nước tuy có than xuất khẩu, nhưng vẫn phải nhập khẩu những loại than mà trong nước không có.

Việt Nam tuy có xu thể tăng tiêu thụ than (năm 2020 tăng 1,4% và bình quân giai đoạn 2009 - 2019 tăng 16,0%/năm) nhưng quy mô và mức tiêu thụ than bình quân đầu người vẫn còn rất thấp so với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trong khu vực.

Than vẫn giữ vai trò quan trọng trong cán cân năng lượng toàn cầu, khu vực, nhóm nước và của nhiều nước.

Cụ thể, trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp (NLSC) của thế giới than chiếm 27,2% (đứng thứ hai sau dầu 31,2% và trước khí thiên nhiên 24,7%); đứng đầu ở châu Á-TBD với tỷ trọng 47,8% (vượt xa dầu 26,3% và khí đốt 12,2%) và ngoài OECD với tỷ trọng 36,5% (cao hơn dầu 28,1% và khí đốt 21,8%); đứng đầu tại một số nước như: Ba Lan 41,5%; Ka-dắc-xtan 52,7%; Nam Phi 71,0%; Trung Quốc 56,6%; Ấn Độ 54,8%; Indonesia 42,6%; Việt Nam 51,4%. Đứng thứ hai tại Ukraina 29,5% (sau khí đốt 32,0%); Thổ Nhĩ Kỳ 26,4% (đứng thứ 3 sau dầu 28,9% và khí đốt 26,5%); Nhật Bản 26,8% (sau dầu 38,1%); Hàn Quốc 25,7% (sau dầu 41,6%); Đài Loan 33,8% (sau dầu 39,2%); Úc 30,3% (sau dầu 32,9%).

Đặc biệt, than vẫn giữ vai trò chính trong sản xuất điện của thế giới, khu vực và tại nhiều nước. Tỷ trọng điện than năm 2020 của thế giới là 35,1%, vượt xa điện khí đứng thứ hai là 23,4% và thủy điện đứng thứ ba là 16,0%. Tại châu Á-TBD, điện than chiếm 57,2%, vượt xa 3 vị trí tiếp theo là thủy điện 14,3%, điện khí 11,3% và điện năng lượng tái tạo (NLTT) 10,2%. Ngoài OECD: điện than 46,1%, vượt xa 2 vị trí tiếp theo là điện khí 18,2% và thủy điện 17,7%.

Điện than đứng đầu ở các nước:

- Ba Lan 70,4% (vượt xa so với điện NLTT đứng thứ hai 16,2% và điện khí thứ ba 10,6%).

- Thổ Nhĩ Kỳ 34,8% (cao hơn đáng kể so với thủy điện đứng thứ hai 25,6% và điện khí thứ ba 22,9%).

- Ka-dắc-xtan 66,9% (vượt xa điện khí đứng thứ hai 19,5% và thủy điện thứ ba 9,0%).

- Nam Phi 84,5% (chiếm độc tôn, vượt xa điện hạt nhân đứng thứ hai 6,5% và điện NLTT thứ ba 5,3%).

- Úc 53,9% (vượt xa điện khí đứng thứ hai 20,0% và điện NLTT thứ ba 18,9%).

- Trung Quốc 63,2% (vượt xa thủy điện đứng thứ hai 17,0% và điện NLTT thứ ba 11,1%).

- Ấn Độ 72,1% (vượt xa thủy điện đứng thứ hai 10,5% và điện NLTT thứ ba 9,7%).

- Indonesia 65,7% (vượt xa điện khí đứng thứ hai 18,6% và 2 vị trí tiếp theo là thủy điện 7,1% và điện NLTT 6,1%).

- Malaysia 56,1% (vượt xa điện khí đứng thứ hai 28,6% và thủy điện đứng thứ ba 12,7%).

- Hàn Quốc 36,3% (cao hơn điện hạt nhân thứ hai 27,9% và điện khí thứ ba 26,7%).

- Đài Loan 45,0% (cao hơn điện khí đứng thứ hai 35,7% và vượt xa điện hạt nhân đứng thứ ba 11,2%).

- Việt Nam 50,6% (vượt xa thủy điện đứng thứ hai 29,4% và điện khí thứ ba 15,0%.

Ngoài ra, điện than đứng thứ hai tại một số nước như Nhật Bản 29,7%; Thái Lan 20,9%; Đức 23,6%; Ukraina 27,7%; Mỹ 19,7%.

Như vậy, sử dụng than đá là một nhu cầu thiết yếu của các nước nói chung. Vấn đề chỉ là con người có biết cách khai thác và sử dụng nó theo cách khôn ngoan hơn, thân thiện hơn với môi trường phù hợp với yêu cầu của thời đại mới chứ không phải là “đồ ăn sẵn” cứ thế mặc nhiên đào lên mà dùng.

4. Thương mại than:

Tổng sản lượng than xuất nhập khẩu toàn cầu năm 2020 đạt 31,78 EJ, giảm 6,2% so với năm 2019, năm thứ hai tiếp tục giảm thương mại than.

Các nước/khu vực nhập khẩu than chính là (EJ): Bắc Mỹ 0,35 (chiếm 1,1%); Nam và Trung Mỹ 1,04 (chiếm 3,3%); Châu Âu 3,90 (chiếm 12,3%), CIS 0,58 (chiếm 1,8%); Trung Đông 0,31 (chiếm 1%); Châu Phi 0,49 (chiếm 1,6%); Châu Á-TBD 25,10 (chiếm 79,0%), trong đó, Trung Quốc 6,61 (20,8%), Ấn Độ 4,22 (13,3%), Nhật Bản 4,56 (14,4%), Hàn Quốc 3,26 (10,3%); các nước châu Á-TBD khác 6,45 (20,3%).

Châu Âu nhập khẩu chủ yếu từ (EJ): Nga 1,96 (50,3%); Colombia 0,67 (17,2%); Mỹ 0,60 (15,4%) và Úc 0,33 (8,5%).

Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu từ (EJ): Indonesia 2,34 (35,4%); Úc 2,10 (31,8%); Nga 1,00 (15,1%); Mông Cổ 0,79 (12,0%).

Ấn Độ nhập khẩu chủ yếu từ (EJ): Indonesia 2,04 (48,4%); Úc 0,87 (20,6%); Nam Phi 0,62 (14,7%); Nga 0,16 (3,8%); Mỹ 0,14 (3,3%).

Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu từ (EJ): Úc 2,73 (59,9%); Indonesia 0,69 (15,1%); Nga 0,58 (12,7%); Mỹ 0,25 (5,5%); Canada 0,23 (5,1%).

Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu từ (EJ): Úc 1,24 (38,0%); Nga 0,71 (21,8%); Indonesia 0,64 (19,6%); Canada 0,31 (9,5%); Colombia 0,13 (4,0%); Mỹ 0,10 (3,1%).

Nhìn chung, để đảm bảo an ninh năng lượng các nước đều có xu hướng đa dạng hóa nguồn than nhập khẩu trên cơ sở chiếm giữ một vài nguồn chính.

Các nước xuất khẩu than chủ yếu là (EJ): Úc 9,25 (29,1%), Inđônêxia 8,51 (26,8%), Nga 5,66 (17,8%), Côlômbia 1,66 (5,2%), Nam Phi 1,64 (5,2%), Mỹ 1,62 (5,1%), Canađa 0,97 (3,1%), Mông Cổ 0,79 (2,5%), CIS khác 0,52 (2,2%), EU 0,22 (0,7%), các nước châu Phi khác 0,15 (0,5%), các nước châu Á-TBD khác 0,25 (0,8%) và thế giới còn lại 0,37 (1,2%).

Than của các nước chủ yếu xuất khẩu như sau:

Canada xuất đi các nước (EJ): Hàn Quốc 0,31 (32,0%); Nhật Bản 0,23 (23,7%); Trung Quốc 0,14 (14,4%); Châu Âu 0,10 (10,3%).

Mỹ xuất đi các nước (EJ): Châu Âu 0,60 (37,0%); Nam và Trung Mỹ 0,26 (16,1%); Nhật Bản 0,25 (15,4%); Ấn Độ 0,14 (8,7%); Canada 0,13 (8,0%); Hàn Quốc 0,10 (6,2%).

Colombia xuất đi các nước (EJ): Châu Âu 0,67 (40,4%); Nam và Trung Mỹ 0,46 (27,7%); Hàn Quốc 0,13 (7,8%); Trung Đông 0,11 (6,6%); Mỹ 0,09 (5,4%).

Indonesia xuất đi các nước (EJ): Trung Quốc 2,34 (27,5%); Ấn Độ 2,04 (24,0%); Nhật Bản 0,69 (8,1%); Hàn Quốc 0,64 (7,5%); các nước châu Á-TBD khác 2,78 (32,7%).

Úc xuất đi các nước (EJ): Nhật Bản 2,73 (29,5%); Trung Quốc 2,10 (22,7%); Hàn Quốc 1,24 (13,4%); Ấn Độ 0,87 (9,4%); Các nước châu Á-TBD khác 1,79 (19,4%); Châu Âu 0,33 (3,6%); Nam và Trung Mỹ 0,15 (1,6%).

Nam Phi xuất đi các nước (EJ): Ấn Độ 0,62 (37,8%); các nước châu Á khác 0,73 (44,5%); Châu Phi 0,12 (7,3%); Châu Âu 0,08 (4,9%); Trung Đông 0,07 (4,3%).

Nga xuất đi các nước (EJ): Châu Âu 1,96 (34,6%); Trung Quốc 1,00 (17,7%); các nước châu Á-TBD khác 0,73 (12,9%); Hàn Quốc 0,71 (12,6%); Nhật Bản 0,58 (10,3%); Châu Phi 0,23 (4,1%); Ấn Độ 0,16 (2,8%%); CIS 0,10 (1,8%); Trung Đông 0,09 (1,6%).

Nói chung, các thị trường than xuất khẩu đã được các khách hàng chính chiếm lĩnh từ lâu và được các tập đoàn tài chính, thương mại thiết lập “trật tự” theo lợi ích của họ.

Từ năm 2010 đến 2020 sản lượng than xuất khẩu của một số nước chính như sau (EJ):

Nước

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2009-19

Indonesia

6,20

7,18

8,16

8,57

8,42

7,48

7,73

8,08

8,56

8,49

8,51

- Tăng, %

22,3

15,8

13,6

5,0

-1,7

-11,2

3.3

4,5

5,9

-0,8

5,3

Úc

7,46

7,04

7,96

9,19

9,12

9,95

9,87

9,70

9,77

9,63

9,25

- Tăng, %

6,7

-5,6

13,1

15,5

-0,8

9,1

-0,8

-1,7

0,7

-1,4

-4,3

3,3

Nam Phi

1,98

2,04

2,22

2,10

2,18

2,30

2,16

2,71

3,03

1,62

1,64

- Tăng, %

2,6

3,0

8,8

-5,4

3,8

5,5

-6,1

25,5

11,8

-46,5

0,9

-1,7

Nga

2,50

2,86

3,23

3,55

3,78

4,11

4,47

5,09

5,78

5,79

5,66

- Tăng, %

2,0

14,4

12,9

9,9

6,5

8,7

8,8

13,9

13,6

0,2

-2,4

9,0

Mỹ

2,02

2,50

3,02

2,88

2,38

1,89

1,52

2,38

2,88

2,19

1,62

- Tăng, %

38,4

24,3

20,3

-4,3

-17,6

-20,2

-19,5

56,6

21,0

-23,9

-26,4

4,2

Colombia

1,78

2,02

2,25

2,05

2,27

2,19

2,33

2,48

2,43

2,08

1,66

- Tăng, %

9,2

13,5

11,4

-8,9

10,7

-3,5

6,4

6,4

-2,0

-14,4

-20,5

2,5

Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2021. Ghi chú: ◆ là quá nhỏ.

Qua bảng trên cho thấy:

Thứ nhất: Úc và Indonesia là 2 nước xuất khẩu than chính trong thời gian qua với tốc độ tăng trưởng giảm dần và chững lại, đến nay đã mức đỉnh. Riêng Indonesia thời gian tới sản lượng than xuất khẩu sẽ giảm để dành sản lượng đáp ứng nhu cầu than trong nước ngày càng tăng, nhất là than cho sản xuất điện theo chính sách “trách nhiệm cung cấp than cho thị trường trong nước - DMO”. Chỉ có Úc có nguồn tài nguyên than dồi dào, khai thác chủ yếu để xuất khẩu nên có thể tăng sản lượng xuất khẩu để bù đắp phần suy giảm của Indonesia.

Thứ hai: Nga có tài nguyên dầu, khí đốt, than dồi dào nên khai thác than chủ yếu để xuất khẩu. Sản lượng than xuất khẩu không ngừng gia tăng. Trước đây, Nga chủ yếu xuất khẩu đi châu Âu, nay do khu vực này thực hiện chiến lược giảm phát thải khí CO2, theo đó giảm tiêu thụ than, nên đã chuyển hướng xuất khẩu sang châu Á (năm 2020 chiếm tới khoảng 56%).

Thứ ba: Các nước khác như Mỹ, Nam Phi, Colombia đã qua thời sản lượng than xuất khẩu ở mức trên 2,5 EJ/năm, từ 2019 đã giảm xuống < 2 EJ.

Giá than: Tình hình và sự biến động giá than tại một số thị trường đại diện từ 2000 - 2020 được nêu ở bảng trên. Còn bảng dưới đây sẽ cập nhật giá than từ 2000 - 2020 tại một số thị trường đại diện:

Năm

Giá thị trường Tây Bắc Âu†

Chỉ số giá giao ngay than Appalachian

Trung US‡

Giá CIF giao ngay (Spot) than nhiệt Nhật Bản†

Giá than giao ngay Tần Hoàng Đảo (Trung Quốc)†

USD/Tấn

Tăng, giảm, %

USD/Tấn

Tăng, giảm, %

USD/Tấn

Tăng, giảm, %

USD/Tấn

Tăng, giảm, %

2000

35,99

25,0

29,90

-4,4

-

-

27,52

100

2001

39,03

8,4

50,15

67,7

37,69

100

31,78

11,5

2002

31,65

-18,9

33,20

-33,8

31,47

-16,5

33,19

4,4

2003

43,60

37,8

38,52

16,0

39,61

25,9

31,74

-4,4

2004

72,13

65,3

64,90

68,5

74,22

87,4

42,76

34,7

2005

60,54

-16,0

70,12

8,05

64,62

-12,9

51,34

20,1

2006

64,11

5,9

57,82

-14,0

65,22

0,9

53,53

4,3

2007

88,79

38,5

49,73

-18,7

95,59

46,6

61,23

14,4

2008

147,67

66,3

117,42

136,1

157,88

65,2

104,97

71,4

2009

70,39

-52,2

60,73

-48,3

83,59

-47,0

87,86

-16,3

2010

92,35

30,9

67,87

11,8

108,47

29,8

110,08

25,3

2011

121,48

31,4

84,75

24,9

126,13

16,3

127,27

15,6

2012

92,50

-23,9

67,28

-20,6

100,30

-20,5

111,89

-12,1

2013

81,69

-11,7

69,72

3,6

90,07

-10,2

95,42

-14,7

2014

75,38

-7,7

67,03

-3,85

76,13

-15,5

84,12

-11,8

2015

56,79

-24,7

51,57

-23,1

60,10

-21,0

67,53

-19,7

2016

59,87

5,4

51,45

-0,23

71,66

19,2

71,35

5,7

2017

84,51

40,2

63,83

19,2

95,57

34,0

94,72

32,8

2018

91,83

8,7

72,84

14,1

112,73

18,0

99,45

5,0

2019

60,86

-33,7

57,16

-21,5

77,63

-31,1

85,89

-13,6

2020

50,28

-17,4

42,77

-25,2

69,77

-10,1

83,10

-3,2

Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2021.

Ghi chú: † IHS giá than Tây Bắc châu Âu năm 2000 là bình quân hàng tháng, 2001-2020 là giá bình quân hàng tuần. Giá HIS thị trường Nhật Bản của than 6000 kCal/kg NAR CIF. Giá than Trung Quốc từ 2000 - 2005 theo bình quân hàng tháng, 2006 - 2020 theo bình quân hàng tuần. Than Trung Quốc 5.500 kcal/kg NAR bao gồm giá và chi phí vận chuyển (CFR). ‡ S&P Global Platts ©2020, S&P Global Inc: Giá tại Central Appalachian cho than 12,500 Btu, 1,2 SO2, FOB Than của Nhật Bản = 6.000 kcal/kg NAR CIF. Platts: Giá than Trung US Appalachian cho loại than 12.500 BTU (tương đương 3.152 kcal/kg), 1,2 SO2, fob. Giá từ 1999 - 2000 là theo ngày công bố giá than, 2001 - 2005 theo ngày đánh giá giá than, 2006 - 2020 là theo tuần CAPP 12.500 Btu, 1,6 SO2, FOB. Lưu ý: cif = giá mua + bảo hiểm + cước vận chuyển (giá trung bình); fob = giá than giao trên tàu.

Qua bảng 2 trên đây cho thấy:

Thứ nhất: Giá than trên các thị trường khác nhau có sự cao thấp khác nhau là do căn cứ xác định giá khác nhau (giá CIF, giá FOB), giá các loại than khác nhau có chất lượng khác nhau.

Thứ hai: Giá than có sự biến động thường xuyên tăng giảm theo hình sóng với biên độ dao động khác nhau dưới tác động của nhiều yếu tố, song chủ yếu là sự biến động của giá dầu thô.

Thứ ba: Năm 2019 và 2020, giá than suy giảm mạnh do sự giảm giá dầu thô. Mức giảm giá than cao nhất diễn ra tại thị trường Tây Bắc Âu, Mỹ và Nhật Bản. Nguyên nhân chính của giảm giá dầu, kéo theo giảm giá than là do tác động của đại dịch Covid-19 làm cho kinh tế giảm, kéo theo nhu cầu dầu, than giảm mạnh trong 2 năm qua.

Kỳ tới: Lời kết và một số điều cần quan tâm đối với Việt Nam

[*] Đơn vị công tác: Tạp chí Năng lượng Việt Nam và Khoa Quản lý Công nghiệp, Năng lượng - EPU

Tài liệu tham khảo: BP Statistical Review of World Energy 2021

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động