RSS Feed for Việt Nam - Lào ký bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực than | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 24/12/2024 10:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Việt Nam - Lào ký bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực than

 - Chiều ngày 20/7/2023, tại trụ sở Bộ Công Thương (Việt Nam), Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam - Nguyễn Hồng Diên đã cùng với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào - Phosay Sayasone ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực than. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ hợp tác năng lượng giữa hai nước.
Cập nhật giá than thế giới, Việt Nam và các dự báo ngắn hạn Cập nhật giá than thế giới, Việt Nam và các dự báo ngắn hạn

Theo giới phân tích năng lượng: Với nguồn cung tăng đã giúp thị trường than giảm nhiệt sau năm 2022 đầy biến động, hiện giá than nhiệt toàn cầu đang ổn định ở mức gần 200 USD/tấn, thấp hơn một nửa so với mức cao kỷ lục của năm ngoái. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về giá than, tình hình cung ứng than trên thế giới và Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo.

Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 2]: Khai thác trong nước và nhập khẩu Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 2]: Khai thác trong nước và nhập khẩu

Trên cơ sở tài nguyên, trữ lượng, điều kiện địa chất và công nghệ khai thác các mỏ, dự kiến khả năng khai thác than (nguyên khai) tăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đạt từ 48 - 55 triệu tấn/năm, sau đó giảm dần còn khoảng 51 - 52 triệu tấn vào giai đoạn năm 2035 - 2045. Để đáp ứng nhu cầu than phục vụ sản xuất của các ngành kinh tế, Việt Nam dự kiến sẽ phải nhập khẩu khoảng 50 - 83 triệu tấn vào giai đoạn năm 2025 - 2035 và giảm dần còn khoảng 32 - 35 triệu tấn vào năm 2045.

Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 1]: Các dự báo trong quy hoạch và chiến lược Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 1]: Các dự báo trong quy hoạch và chiến lược

Nội dung chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề cập 3 vấn đề chính: (1) Dự báo nhu cầu than đến năm 2045 - 2050 của Việt Nam thông qua 2 tài liệu: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2045 và Quy hoạch tổng thể về ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2050; (2) Định hướng phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam và tăng cường nhập khẩu than phục vụ nhu cầu trong nước đến năm 2035 - 2045; (3) Đề xuất cơ chế, chính sách của Nhà nước, các giải pháp của ngành than và các doanh nghiệp khai thác, tiêu thụ, nhập khẩu than đáp ứng nhu cầu than trong nước. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hai nước về việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, nhất là trong lĩnh vực than và triển khai kết quả Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam - Lào, thời gian qua, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng và Mỏ Lào đã phối hợp chặt chẽ với nhau, xây dựng và hoàn thiện Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực than. Bản ghi nhớ được ký nhằm thiết lập khuôn khổ pháp lý để tạo điều kiện tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực than trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.

Việt Nam - Lào ký bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực than
Lễ ký kết.

Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Những năm qua, hợp tác trong lĩnh vực năng lượng (đặc biệt là điện) giữa Việt Nam - Lào được đẩy mạnh, hai bên đã tăng cường ký kết hợp tác triển khai nhiều dự án đầu tư và các hoạt động hợp tác năng lượng, như: Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về hợp tác phát triển các dự án thủy điện, liên kết lưới điện và nhập khẩu điện từ Lào; đẩy mạnh hợp tác mua bán điện; hỗ trợ phát triển các dự án thủy điện tại Lào... Các hoạt động này đã thu được nhiều kết quả, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đồng thời, góp phần làm sâu sắc thêm tình đoàn kết đặc biệt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước, cũng như giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng và Mỏ Lào.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng: Những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mỗi nên. Dư địa hợp tác trong các lĩnh vực này còn rất lớn, cần được tiếp tục phát huy mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Lào lên tầm cao mới nhằm hiện thực hóa các cam kết và quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Bản ghi nhớ có nhiều nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại than, đặc biệt là mục tiêu xuất khẩu 20 triệu tấn than từ Lào sang Việt Nam mỗi năm tùy theo điều kiện thực tế của thị trường và nhu cầu mỗi bên; thúc đẩy hợp tác đầu tư trong hoạt động khai thác, chế biến, xuất khẩu than; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực trong lĩnh vực khai thác chế biến than.

Bản ghi nhớ cũng sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại than giữa các doanh nghiệp hai nước. Bản ghi nhớ có thời hạn hiệu lực trong 5 năm.

Đây là văn kiện quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn cho cả hai nước. Việc ký kết Bản ghi nhớ không chỉ khẳng định quyết tâm của Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng và Mỏ Lào trong việc triển khai thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao, góp phần hoàn thiện khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Lào, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước, mà còn góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam theo cam kết với quốc tế. Đồng thời, tạo điều kiện cho Lào khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của mình để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động