EVN và JERA hợp tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khử carbon cho nguồn điện than
06:52 | 06/10/2023
Giá điện Việt Nam - Nhìn lại để định hướng lộ trình mới cho tương lai Kết quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục báo lỗ hơn 29.000 tỷ đồng, mặc dù giá điện bán lẻ đã được tăng 3% kể từ ngày 4/5/2023. Vậy, nguyên nhân nào mà EVN tiếp tục thua lỗ và tiếp tục đề xuất tăng giá điện? Phân tích, nhận định của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam. |
Than đá trong chuyển dịch năng lượng - Một số gợi ý cho Việt Nam Giả sử rằng: Việt Nam sẽ thực hiện được các cam kết tại COP26 và loại bỏ nhiệt điện than vào năm 2050, thì vai trò của than vẫn rất quan trọng trong 27 năm tới cho dù nhu cầu về than sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn cung cấp than ổn định với giá thành hợp lý là một vấn đề không thể xem nhẹ trong những năm tới. Ngoài ra, khi nhu cầu sử dụng than tại Việt Nam giảm dần trong gần 3 thập kỷ tới, vấn đề hỗ trợ, chuyển đổi việc làm cho trên 100.000 người lao động ngành than cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng và có lộ trình thực hiện phù hợp cho từng giai đoạn. |
Tại COP26, Việt Nam đã cam kết lộ trình trung hòa carbon vào năm 2050. Mục tiêu này đặt ra cho ngành năng lượng Việt Nam, đặc biệt là ngành điện những thách thức vô cùng to lớn, khi vừa phải đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp nguồn điện ổn định phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, vừa phải thực hiện các cam kết cắt giảm phát thải CO2 và giảm thiểu các tác động môi trường của hoạt động phát điện.
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2045, mặc dù tỷ lệ công suất các nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm thủy điện) trong tổng cơ cấu nguồn đã tăng cao và sau năm 2030 không xây dựng thêm nhà máy điện than, nhưng dự kiến năm 2030 vẫn còn trên 30 GW nhiệt điện than đang hoạt động và trên 39 GW công suất điện sử dụng LNG.
Ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN và ông Toshiro Kudama - Giám đốc điều hành cấp cao JERA ký kết Biên bản ghi nhớ. |
Trước bối cảnh trên, ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN cho biết: EVN cần có những giải pháp cắt giảm phát thải CO2 đối với những nhà máy điện than hiện có, thông qua việc nâng cao hiệu suất. Mặt khác, chuyển đổi qua sử dụng nguồn nhiên liệu sinh khối, đồng đốt amoniac, nghiên cứu các công nghệ thu hồi, lưu trữ carbon được áp dụng tại các quốc gia phát triển để xem xét khả năng ứng dụng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nguồn lực về công nghệ, kinh nghiệm, cũng như tài chính của Việt Nam hiện nay còn khá hạn hẹp, nên việc nắm bắt tối đa các cơ hội về chuyển giao công nghệ và hỗ trợ tài chính từ các nước phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ khử carbon như Nhật Bản là rất cần thiết.
Tổng giám đốc EVN cũng mong muốn JERA tiếp tục hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành Điện Việt Nam trong bối cảnh mới, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên.
Tại lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác hướng tới mục tiêu khử carbon, EVN và JERA đã thống nhất việc phối hợp đưa ra kế hoạch hành động để triển khai các nội dung hợp tác cụ thể như sau:
1/ Xây dựng lộ trình khử carbon trong các nhà máy nhiệt điện than.
2/ Lộ trình khử carbon tổng thể cho EVN.
3/ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khử carbon, công nghệ đồng đốt amoniac, hydrogen cho các nhà máy nhiệt điện than hiện có của EVN…/.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM