RSS Feed for Chuyển dịch năng lượng Chủ nhật 28/05/2023 15:56
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ 1]: Hiện trạng và dự báo cung, cầu than

Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ 1]: Hiện trạng và dự báo cung, cầu than

Mặc dù điện từ năng lượng tái tạo đã phát triển nhanh trong những năm gần đây, nhưng nhiệt điện than vẫn là nguồn cung cấp điện ổn định với chi phí phù hợp, đáp ứng nhu cầu của các phụ tải nền. Ngoài ra, than vẫn là loại năng lượng cơ bản và thiết yếu trong sản xuất thép. Cuộc khủng hoảng than đá ở Trung Quốc năm 2021 cho thấy: Các nguồn năng lượng thay thế cần phải được hoạt động tin cậy. Đề cập đến hiện trạng, dự báo cung, cầu về than trong khu vực APEC để từ đó khẳng định vai trò của than trong giai đoạn chuyển dịch năng lượng, TS. Phùng Quốc Huy - Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương có chuyên đề viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam. Trân trọng gửi tới bạn đọc.
Diễn đàn năng lượng Séc - Việt Nam: Kết nối để chuyển đổi năng lượng

Diễn đàn năng lượng Séc - Việt Nam: Kết nối để chuyển đổi năng lượng

Diễn đàn năng lượng Séc - Việt Nam diễn ra ngày 20/2 tại Hà Nội, do Bộ Công Thương Cộng hòa Séc, Bộ Công Thương Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Liên đoàn Công nghiệp Cộng hòa Séc và Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Việt Nam đồng tổ chức. Ông Jozef Síkela - Bộ trưởng Bộ Công Thương Cộng hòa Séc, ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, ông Hynek Kmonicek - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Séc tại Việt Nam cùng chủ trì diễn đàn này.
EIB sẽ hỗ trợ EVN trong quá trình chuyển dịch năng lượng

EIB sẽ hỗ trợ EVN trong quá trình chuyển dịch năng lượng

Trong thời gian từ ngày 5 - 11/12/2022, Đoàn lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do Chủ tich HĐTV Dương Quang Thành dẫn đầu đã có chuyến công tác tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tại châu Âu. Đoàn công tác đã làm việc với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và các đối tác về thu xếp vốn và hợp tác trong các dự án đầu tư của EVN và các đơn vị. Nhân dịp này, Chủ tịch EVN Dương Quang Thành và Phó Chủ tịch EIB Kris Peeters đã ký kết Biên bản ghi nhớ, tạo tiền đề cho sự đóng góp của EIB vào quá trình phát triển bền vững và lộ trình chuyển dịch năng lượng của EVN. Lễ ký có sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính.
Việt Nam và Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác chuyển dịch năng lượng

Việt Nam và Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác chuyển dịch năng lượng

Việt Nam và Nhật Bản đã có nhiều hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực phát triển ngành điện. Nhiều nhà máy điện hợp tác với Nhật Bản đã, đang và sẽ đóng góp lớn cho hệ thống cung cấp điện Việt Nam.
Việt Nam - Đức chia sẻ cơ hội, thách thức về chuyển dịch năng lượng xanh

Việt Nam - Đức chia sẻ cơ hội, thách thức về chuyển dịch năng lượng xanh

Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức) cùng đối thoại năng lượng, chia sẻ những cơ hội và thách thức chung của hai quốc gia trong tiến trình chuyển dịch năng lượng xanh. Đối thoại mở ra những cơ hội mới trong hợp tác giữa hai nước cùng hướng tới mục tiêu chung về trung hòa các-bon trong dài hạn.
Công bố định hướng phát triển ngành điện Việt Nam đạt mục tiêu Net-zezo năm 2050

Công bố định hướng phát triển ngành điện Việt Nam đạt mục tiêu Net-zezo năm 2050

Tại Chương trình đối thoại quốc gia: “Chuyển dịch năng lượng bền vững - Quản trị, tài chính và công nghệ”, thuộc khuôn khổ dự án “Năng lượng sạch, chi phí hợp lý và an ninh năng lượng cho các quốc gia Đông Nam Á (CASE)”, do Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu CHLB Đức tài trợ, Bộ Công Thương đã công bố định hướng chiến lược phát triển ngành điện đat mục tiêu Net-zezo năm 2050. Dưới đây là nguyên văn định hướng do ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo công bố tại sự kiện này.
Đối thoại quốc gia về ‘Chuyển dịch năng lượng bền vững’

Đối thoại quốc gia về ‘Chuyển dịch năng lượng bền vững’

Trong hai ngày (22 - 23/11/2022), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN & MT) của Quốc hội và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) đã phối hợp tổ chức Chương trình Đối thoại quốc gia: “Chuyển dịch năng lượng bền vững - Quản trị, tài chính và công nghệ”, thuộc khuôn khổ Dự án “Năng lượng sạch, chi phí hợp lý và an ninh năng lượng cho các quốc gia Đông Nam Á (CASE)”, do Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu CHLB Đức (BMWK) tài trợ.
EDF hỗ trợ EVN trong chuyển dịch năng lượng và đổi mới sáng tạo

EDF hỗ trợ EVN trong chuyển dịch năng lượng và đổi mới sáng tạo

Ngày 21/9, tại thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp), nhân chuyến công tác của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại châu Âu, đoàn lãnh đạo cấp cao của EVN đã làm việc với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Tập đoàn Điện lực Pháp (EFD). Cùng ngày, AFD và EDF đã ký kết thỏa thuận tài trợ khung trị giá khoảng 1 triệu EUR, theo đó AFD sẽ tài trợ cho EDF, để EDF triển khai các hoạt động hợp tác kỹ thuật với EVN trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng và đổi mới sáng tạo.
Xu hướng chuyển dịch năng lượng và tác động đến Việt Nam

Xu hướng chuyển dịch năng lượng và tác động đến Việt Nam

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và khan hiếm nhiên liệu, từ nhiều năm trước, trên thế giới đã bắt đầu diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng, trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và chú trọng sử dụng năng lượng một cách hiệu quả. Đặc biệt, trong sự kiện COP26 cuối năm 2021, các cam kết của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ và bền vững.
Tài chính cho chuyển đổi năng lượng tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi

Tài chính cho chuyển đổi năng lượng tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi

Hiện tại hệ thống tài chính quốc tế đang cung cấp một số hỗ trợ cho sự phát triển bền vững trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các chiến lược, khả năng, cũng như mức độ tài trợ vẫn chưa đáp ứng lời kêu gọi chuyển đổi cơ bản ngành năng lượng tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi. Hệ thống tài chính quốc tế thiếu sự tập trung rõ ràng và thống nhất vào việc tài trợ cho giảm phát thải và phát triển năng lượng sạch, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Điều này cần được thực hiện trên nhiều khía cạnh của chuyển đổi năng lượng với sự phối hợp tài chính từ các nhà tài trợ và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Tăng cường hiệu quả của các kênh phân phối cho các khoản đầu tư là rất quan trọng. Đặc biệt, cần có sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ để thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
Hội nghị cấp cao lần thứ 4 Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam

Hội nghị cấp cao lần thứ 4 Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam

Hội nghị cấp cao lần thứ 4 Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG) vừa diễn ra tại Hà Nội. “Cùng nhau, chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam” - khẩu hiệu mới của Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam khẳng định rõ mục tiêu của Nhóm là tiếp tục đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ hiệu quả và góp phần định hình quá trình chuyển dịch năng lượng của quốc gia.
Quy hoạch điện VIII: Bước đột phá chuyển dịch năng lượng

Quy hoạch điện VIII: Bước đột phá chuyển dịch năng lượng

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) do Viện Năng lượng, Bộ Công Thương soạn thảo đã được chỉnh sửa sau các lần hội thảo, góp ý của các tổ chức chuyên môn, các chuyên gia năng lượng trong và ngoài nước, nhận xét và đánh giá của Hội đồng thẩm định quốc gia. Từ thực tế giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy phát triển nguồn điện chưa phù hợp với sự phân bổ và phát triển phụ tải, hy vọng Quy hoạch điện lần này sẽ đáp ứng được nhu cầu phụ tải, trong đó, đặc biệt là cơ cấu nguồn điện phù hợp với cam kết đưa phát thải ròng về không vào năm 2050.
Chuyển dịch năng lượng của Việt Nam - Phân tích và định hướng chính sách cho tương lai

Chuyển dịch năng lượng của Việt Nam - Phân tích và định hướng chính sách cho tương lai

Bài báo này được rút gọn từ Báo cáo nghiên cứu “Một số nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng hiệu quả và bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, giai đoạn 2030 và tầm nhìn 2045” do TS. David Jacobs (IET - International Energy Transition GmbH), Toby D. Couture (E3 Analytics), Thorsten Schlößer, Leonard Hülsmann, (Energynautics GmbH), TS. Nguyễn Anh Tuấn (Viện Năng lượng) thực hiện, với sự đóng góp ý kiến của Ban Kinh tế Trung Ương, GIZ Việt Nam - Dự án EVEF, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật ngành Năng lượng Việt Nam - EU” do Liên minh châu Âu và Cộng hòa Liên bang Đức đồng tài trợ.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 14]: Nhìn nhận của người Nhật về nguy cơ thiếu điện ở châu Âu

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 14]: Nhìn nhận của người Nhật về nguy cơ thiếu điện ở châu Âu

Giá năng lượng tăng vọt ở châu Âu vừa qua đã phần nào cho chúng ta thấy chuyển dịch năng lượng nhằm chống biến đổi khí hậu tuy là xu thế tất yếu, nhưng nếu “giục tốc”, vội vã dựa chủ yếu vào các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi như gió và mặt trời, khi chưa tạo đủ mức độ an ninh cung cấp năng lượng bằng các nguồn truyền thống ổn định, sẽ gây rủi ro cho chính nền kinh tế và người dân của mình. “Tác dụng phụ” của các biện pháp chống biến đổi khí hậu sẽ không hề nhẹ.
Kinh nghiệm chuyển dịch sang NLTT ở Đức [Tạm kết]: Tham khảo cho Việt Nam

Kinh nghiệm chuyển dịch sang NLTT ở Đức [Tạm kết]: Tham khảo cho Việt Nam

Để tạm kết chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam gợi mở một số đặc điểm mà Việt Nam cần lưu ý khi tham khảo kinh nghiệm chuyển dịch sang năng lượng tái tạo của nước Đức. Và để phát triển bền vững, chuyển dịch thành công, một lần nữa, chúng tôi đề xuất Chính phủ sớm xây dựng, ban hành Luật Năng lượng Tái tạo như các văn bản kiến nghị của giới khoa học và quản lý năng lượng gần đây.
1 2
Phiên bản di động