RSS Feed for Năng lượng tái tạo Thứ ba 01/07/2025 11:15
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Tín hiệu tích cực trong đàm phán giá điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Tín hiệu tích cực trong đàm phán giá điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Trong tháng 5/2025 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thông qua Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) thực hiện đàm phán Hợp đồng mua bán điện (PPA) cho 85 nhà máy điện/phần nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp, với tổng công suất 4.734,56 MW, trong đó có 77 dự án điện gió và 8 dự án điện mặt trời.
Khởi động hợp tác ba bên (Việt Nam, Malaysia, Singapore) về kết nối hệ thống điện

Khởi động hợp tác ba bên (Việt Nam, Malaysia, Singapore) về kết nối hệ thống điện

Tại Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong chứng kiến lễ trao thoả thuận hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp năng lượng hàng đầu của ba nước về xuất khẩu điện năng lượng tái tạo từ Việt Nam sang Malaysia và Singapore.
Nhận định về mục tiêu 150.000 MW năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2035

Nhận định về mục tiêu 150.000 MW năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2035

Việt Nam đang đặt ra mục tiêu phát triển thêm khoảng 150.000 MW năng lượng tái tạo đến năm 2035. Với giả định trung bình 100 MW cho mỗi dự án, điều này đồng nghĩa với việc cần triển khai thêm 1.500 dự án trong vòng 10 năm - một con số khổng lồ [*]. Báo cáo của chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây phân tích tính khả thi của mục tiêu, các cơ chế, chính sách hiện hành, cũng như tiềm năng hỗ trợ triển khai nhanh chóng, đồng thời đánh giá những thách thức, đặc biệt là về nguồn nhân lực và đề xuất các giải pháp chính sách để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả, bền vững. Phân tích cho thấy: 150.000 MW có thể vượt quá các mục tiêu hiện tại được ghi nhận trong các văn bản chính sách chính thức. Để đạt được sự tăng trưởng này, Việt Nam cần có những thay đổi mang tính cách mạng trong cơ chế, chính sách (bổ sung, hoặc điều chỉnh), đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế, giải quyết các nút thắt hiện tại trong quy trình phê duyệt và phát triển dự án, đồng thời xây dựng một lực lượng lao động đủ năng lực để quản lý, vận hành hệ thống năng lượng tái tạo quy mô lớn.
Phát triển năng lượng tái tạo trong Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII - Thách thức, cơ hội đan xen

Phát triển năng lượng tái tạo trong Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII - Thách thức, cơ hội đan xen

Nhận định về các thách thức, cơ hội phát triển nguồn năng lượng tái tạo và một vài đề xuất, gợi ý để tăng cơ hội, vượt qua thách thức, thực hiện tốt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài phân tích dưới đây.
Kinh nghiệm quốc tế chuyển từ FIT sang đấu thầu và cơ chế khác cho năng lượng tái tạo - Gợi ý với Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế chuyển từ FIT sang đấu thầu và cơ chế khác cho năng lượng tái tạo - Gợi ý với Việt Nam

Trong báo cáo dưới đây, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích quá trình chuyển dịch toàn cầu (từ cơ chế hỗ trợ giá - Feed-in Tariff - FIT) sang “cơ chế đấu thầu” và các “cơ chế hỗ trợ khác” cho năng lượng tái tạo. Cụ thể ở đây là [1] phân tích bối cảnh và lý do của sự chuyển dịch; [2] các điều kiện tiên quyết cần thiết để quá trình chuyển đổi diễn ra hiệu quả; [3] đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của cơ chế đấu thầu và các cơ chế khác so với cơ chế FIT; [4] một số kết luận, khuyến nghị cho trường hợp Việt Nam...
Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tái tạo - Việt Nam chủ động tìm lời giải công nghệ và chính sách

Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tái tạo - Việt Nam chủ động tìm lời giải công nghệ và chính sách

Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, mới đây, tại Hồ Chí Minh, Hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Chính sách, công nghệ và giải pháp” do Hiệp hội Năng lượng Đô thị châu Á - Thái Bình Dương (APUEA) phối hợp cùng Yokogawa Việt Nam tổ chức đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia, doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực năng lượng.
Tình hình đàm phán giá năng lượng tái tạo chuyển tiếp (cập nhật 14/5/2025)

Tình hình đàm phán giá năng lượng tái tạo chuyển tiếp (cập nhật 14/5/2025)

Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về tình hình đàm phán giá năng lượng tái tạo chuyển tiếp cho thấy: Số lượng dự án gửi hồ sơ đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện từ đầu năm 2025 đến nay không thay đổi. Chỉ có 1 nhà máy/phần nhà máy đã hoàn thành thủ tục công nhận vận hành thương mại, phát điện thương mại lên lưới và 1 công trình/một phần công trình được nghiệm thu, cấp giấy phép hoạt động điện lực, quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.
Tầm nhìn chính sách năng lượng Việt Nam - Tham khảo gợi ý của chuyên gia quốc tế

Tầm nhìn chính sách năng lượng Việt Nam - Tham khảo gợi ý của chuyên gia quốc tế

Bài viết “Tầm nhìn chính sách năng lượng - Hướng đến một Việt Nam thịnh vượng và bền vững” được Tạp chí Năng lượng Việt Nam dẫn lại dưới đây là của nhà khoa học, nhà quản lý Eric Van Vaerenbergh [*]. Nội dung được chuyển ngữ và biên tập bởi TS. Phùng Quốc Trí - Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Vương quốc Bỉ, Chủ tịch Hội trí thức Việt Nam tại Bỉ và Luxembourg. Trân trọng gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.
Phát triển Cơ chế hỗ trợ giá (FIT) cho năng lượng tái tạo Việt Nam - Lịch sử, thành tựu, thách thức

Phát triển Cơ chế hỗ trợ giá (FIT) cho năng lượng tái tạo Việt Nam - Lịch sử, thành tựu, thách thức

Tiếp theo “các biến thể của Cơ chế hỗ trợ (FIT) cho điện gió, mặt trời trên thế giới” [kỳ 1], chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích về sự phát triển FIT cho năng lượng tái tạo ở nước ta. Cụ thể ở đây là xem xét hành trình triển khai (kể từ khi bắt đầu, đến tình trạng hiện tại); đánh giá những thành công và các thách thức phát sinh, kèm theo một vài kết luận về cơ chế này ở Việt Nam. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các nhà quản lý, chuyên gia và bạn đọc.
Góc nhìn độc lập về Cơ chế hỗ trợ giá (FIT) cho điện gió, mặt trời Việt Nam

Góc nhìn độc lập về Cơ chế hỗ trợ giá (FIT) cho điện gió, mặt trời Việt Nam

Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích về sự phát triển Cơ chế hỗ trợ giá (FIT) cho năng lượng tái tạo ở nước ta. Cụ thể là xem xét hành trình triển khai (kể từ khi bắt đầu, đến tình trạng hiện tại); đánh giá những thành công và các thách thức phát sinh, kèm theo một vài kết luận về cơ chế này ở Việt Nam.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII - Đan xen thách thức, cơ hội cho phát triển năng lượng tái tạo

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII - Đan xen thách thức, cơ hội cho phát triển năng lượng tái tạo

Như chúng ta đã biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Nhận định về các thách thức, cơ hội phát triển nguồn năng lượng tái tạo và một vài đề xuất, gợi ý để tăng cơ hội, vượt qua thách thức, thực hiện tốt Quy hoạch, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài phân tích dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các nhà quản lý, chuyên gia và bạn đọc.
Ban Chỉ đạo 751 (họp phiên thứ nhất) bàn tháo gỡ bế tắc cho các dự án điện tái tạo

Ban Chỉ đạo 751 (họp phiên thứ nhất) bàn tháo gỡ bế tắc cho các dự án điện tái tạo

Tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa chủ trì cuộc họp (trực tiếp, kết hợp trực tuyến) của Ban Chỉ đạo 751 với lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương liên quan để bàn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo. (“Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng” được thành lập theo Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 11/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ).
HDF đề xuất EVN thí điểm dự án điện tái tạo tích hợp hydrogen ở Bình Thuận, Kiên Giang

HDF đề xuất EVN thí điểm dự án điện tái tạo tích hợp hydrogen ở Bình Thuận, Kiên Giang

Tập đoàn HDF Energy (Pháp) vừa đề xuất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai các dự án mẫu mô hình điện tái tạo tích hợp hydrogen (Renewstable®) tại các đảo như: Phú Quý (Bình Thuận), Phú Quốc, Nam Du, An Sơn (Kiên Giang).
Cơ chế hỗ trợ giá cho năng lượng tái tạo (FIT) - Lịch sử, hiện trạng và các biến thể trên thế giới

Cơ chế hỗ trợ giá cho năng lượng tái tạo (FIT) - Lịch sử, hiện trạng và các biến thể trên thế giới

Trước các luồng dư luận về cơ chế, chính sách để Việt Nam đạt được mục têu lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vào năm 2035, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam thực hiện chuyên đề nghiên cứu, trao đổi những nội dung liên quan trên bình diện toàn cầu và các vấn đề của Việt Nam. Trong chuyên đề sẽ bao gồm các nhóm nội dung: (1) Lịch sử, hiện trạng và các biến thể của FIT trên thế giới, (2) Phát triển FIT cho nguồn điện này ở nước ta, (3) Chuyển dịch từ FIT sang cơ chế đấu thầu - Xu hướng áp dụng tại một số nước trên thế giới, (4) Chuyển dịch từ FIT sang cơ chế đấu thầu - Phân tích bối cảnh, điều kiện tiên quyết, (5) Mục tiêu năng lượng tái tạo của Việt Nam đến 2035 - Thách thức chính sách và cơ chế FIT, hay đấu thầu?... Rất mong nhận được sự chia sẻ các nhà quản lý, chuyên gia và bạn đọc.
Phân tích các tác động của Nghị định 58/2025 tới phát triển năng lượng mới và tái tạo ở Việt Nam

Phân tích các tác động của Nghị định 58/2025 tới phát triển năng lượng mới và tái tạo ở Việt Nam

Nghị định 58/2025/NĐ-CP của Chính phủ (ngày 3/3/2025) quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực liên quan đến phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Nghị định thể hiện một bước tiến quan trọng của Chính phủ trong việc tạo khung pháp lý và chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng mới, tái tạo (trên cả quy mô dân dụng, lẫn quy mô công nghiệp). Dưới đây là phân tích, nhận định của chuyên gia về một số tác động từ chính sách nêu trên đến phát triển các nguồn năng lượng gió, mặt trời và hydrogen xanh, amoniac xanh... tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động