RSS Feed for Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Tạm kết)  | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 22/01/2025 19:49
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Tạm kết) 

 - Với khoảng 100 triệu người trong khu vực ASEAN vẫn chưa được sử dụng điện, việc cung cấp điện giá rẻ, đáng tin cậy và bền vững là rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Việc liên kết giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển lĩnh vực công nghiệp là rõ ràng và các nước trong khu vực sẽ được hưởng lợi từ việc đầu tư vào công nghệ sử dụng than đá có lượng phát thải carbon thấp. Nhưng điều quan trọng là phải đưa chủ nghĩa hiện thực vào cuộc tranh luận về việc làm thế nào để cắt giảm khí thải ở khu vực châu Á trong tương lai tới?

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 1)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 2)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 3)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 4)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 5)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 6)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 7)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 8)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 9)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 10)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 11)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 12)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 13)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 14)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 15)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 16)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 17)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 18)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 19)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 20)

TẠM KẾT: ASEAN LỰA CHỌN NHIỆT ĐIỆN THAN, VIỆT NAM KHÔNG NÊN LÀ MỘT NGOẠI LỆ

Báo Jakarta Globe số ra mới đây đăng bài viết trao đổi về giải pháp giải quyết bài toán nhiệt điện than trong chính sách phát triển năng lượng tại các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bài báo kết luận rằng, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng lớn đã khiến nhiều nước thành viên ASEAN phải đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng. 

Theo bình luận của Jakarta Globe: Than dự kiến sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các quốc gia ASEAN. Theo báo cáo của Hiệp hội Than thế giới và Trung tâm Năng lượng ASEAN công bố mới đây: than dự kiến sẽ vượt qua khí tự nhiên vào năm 2030 để trở thành nguồn năng lượng sản xuất điện lớn nhất ở Đông Nam Á.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán công suất tiêu thụ than trong sản xuất điện vào năm 2035 sẽ tăng 150% so với năm 2013.

Do đó, thị phần của nhiên liệu than trong tổng các dạng năng lượng sản xuất điện dự kiến sẽ tăng từ 32% vào năm 2013 lên 48% vào năm 2035.

Theo IEA, trong vòng 25 năm qua, nhu cầu năng lượng của ASEAN đã tăng hơn 150% do nhân khẩu học tiếp tục thay đổi và quy mô nền kinh tế của khu vực tăng gấp ba lần.

IEA, một tổ chức độc lập có nhiệm vụ thúc đẩy năng lượng sạch, đáng tin cậy và giá cả phải chăng, ước tính nhu cầu năng lượng của ASEAN tăng 80%, tương đương với hơn 1.400 triệu tấn dầu quy đổi và gấp ba lần nhu cầu năng lượng hiện tại của Nhật Bản.

Nhu cầu về năng lượng là thách thức và cơ hội cho ASEAN vì các chính phủ của khu vực đang tìm cách tạo ra một hỗn hợp năng lượng cân bằng các yêu cầu về xã hội, kinh tế và môi trường.

Đông Nam Á đã trải qua một thời kỳ phát triển kinh tế bền vững, giúp hàng chục triệu người thoát khỏi đói nghèo và thúc đẩy sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

Trong cùng thời kỳ, số hộ gia đình không có điện đã giảm 2/3. Xu hướng phát triển này cũng trùng hợp với sự phát triển nhanh chóng của việc sản xuất điện bằng than.

Dân số của khối này dự báo sẽ tăng lên hơn 750 triệu người vào năm 2040, các thành phố trong khu vực sẽ tiếp tục phát triển và dân số ở các khu vực thành thị dự kiến cũng gia tăng.

Việc liên kết giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển lĩnh vực công nghiệp là rõ ràng, các nước ASEAN sẽ được hưởng lợi từ việc đầu tư vào công nghệ sử dụng than đá có lượng phát thải carbon thấp.

Giám đốc điều hành Hiệp hội Than thế giới Benjamin Sporton cho rằng: Điều quan trọng là phải đưa chủ nghĩa hiện thực vào cuộc tranh luận về việc làm thế nào để cắt giảm khí thải ở châu Á.

Không có nghi ngờ gì về việc lựa chọn công nghệ sản xuất than có lượng chất thải thấp ở Đông Nam Á là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để giảm phát thải khí nhà kính trong khu vực.

Để đạt được điều này, báo cáo đề xuất rằng: ASEAN cần chuyển sang sử dụng công nghệ than HELE (hiệu quả phát thải thấp) - một giải pháp thay thế hiện đại cho các cơ sở sử dụng than như hiện nay.

HELE dự kiến sẽ góp phần giúp giảm 1,3 tỷ tấn lượng phát thải khí CO2 của khu vực này đến năm 2035.

Dự báo này phù hợp với các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Bởi nó phản ánh cam kết toàn cầu hiện nay nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và chống lại sự biến đổi khí hậu.

Ngoại trừ Myanmar, tất cả các nước thành viên ASEAN đều đã phê chuẩn hiệp định này.

Công nghệ HELE sẽ kích hoạt quá trình thu hồi và lưu trữ carbon (CCS), là một công nghệ quan trọng và cần thiết để đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu.

CCS bao gồm việc thu khí CO2 được tạo ra từ quá trình sản xuất điện, sau đó nén để vận chuyển đưa vào thành đá, hoặc sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp (ví dụ như tăng áp lực trong các hồ chứa dầu).

Báo cáo cũng cho biết việc đầu tư vào công nghệ HELE nhằm phát triển điện bền vững là một "chiến lược giảm khí carbon hiệu quả hơn chuyển đổi sang năng lượng tái tạo".

Theo báo cáo về Khảo sát Năng lượng ASEAN lần thứ 4 do Trung tâm Năng lượng ASEAN tiến hành, nhu cầu năng lượng của ASEAN dự kiến sẽ tăng 2,7 lần trong hai thập kỷ tới. Trong kịch bản này, than vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho năng lượng trong khu vực.

Giám đốc điều hành cơ quan Năng lượng ASEAN, Sanjayan Velautham phát biểu rằng với khoảng 100 triệu người vẫn chưa được sử dụng điện, việc cung cấp điện giá rẻ, đáng tin cậy và bền vững là rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của ASEAN.

Ông Velautham nói thêm rằng các công nghệ than hiện đại là "cần thiết" để đảm bảo rằng than được sử dụng một cách bền vững nhằm cân bằng nhu cầu kinh tế và cam kết về khí hậu của khu vực.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định rằng: "Than là một nguồn năng lượng quan trọng đối với thế giới… chúng ta phải tìm cách sử dụng than hiệu quả hơn và giảm thiểu tác động môi trường của nó".

Trên bình diện chung toàn cầu, TS. Bùi Huy Phùng, Hội đồng Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Hiện nay than tiêu thụ đang chiếm trên 30% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu. Tuy nhiên, có nhiều tổ chức, chuyên gia, chủ yếu là quốc tế đưa những nhận định, quan điểm quá khích: "Than là nhơ nhuốc", là nguồn "năng lượng bẩn", "than là nguồn gốc gây chết người"... Thiết nghĩ, chúng ta nên tiến hành nghiên cứu nghiêm túc, đánh giá khách quan để tìm cách sử dụng hợp lý nguồn "vàng đen" quý giá này.  

Và để tạm kết loạt bài phản biện: "Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than?", TS. Bùi Huy Phùng khuyến nghị: Trong bối cảnh chung của quốc tế và khu vực, nhiệt điện than vẫn còn đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, thiết nghĩ Việt Nam - quốc gia đang trên đà phát triển càng không nên là một ngoại lệ.

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động