RSS Feed for Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 20)  | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 19:04
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 20) 

 - Để bảo đảm an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, trong bối cảnh các nguồn thủy điện đã được khai thác tối đa, điện hạt nhân đã dừng, nguồn khí dần suy giảm, năng lượng tái tạo chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trong "Quy hoạch điện VII điều chỉnh", do vậy, nguồn nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu nguồn điện và là nguồn điện quan trọng trong những năm tới. Tuy nhiên, để phát triển nhiệt điện than, Chính phủ cần có chính sách áp dụng cho các loại hình đầu tư, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình đầu tư trên cùng một lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ. Bởi hiện tại, các dự án đầu tư theo hình thức BOT (phần lớn của nước ngoài) thì được đảm bảo vệ số giờ phát điện, giá bán điện, tỷ giá, chuyển đổi ngoại tệ… Còn các dự án đầu tư theo hình thức IPP (chủ yếu của Việt Nam) thì lại không có được cơ chế chính sách như vậy. Trong bài phản biện này, chúng tôi xin nêu một ví dụ cụ thể về một doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực năng lượng để xem xét các chính sách đang áp dụng cho các loại hình đầu tư nhiệt điện than ở Việt Nam.

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 1)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 2)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 3)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 4)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 5)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 6)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 7)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 8)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 9)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 10)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 11)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 12)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 13)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 14)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 15)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 16)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 17)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 18)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 19)

BÀI 20: CẦN CÓ CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG CHO CÁC LOẠI HÌNH ĐẦU TƯ NHIỆT ĐIỆN THAN 

Trước nhu cầu về năng lượng của nền kinh tế, Tập đoàn An Khánh đã xây dựng và đưa vào hoạt động dự án Nhà máy nhiệt điện An Khánh - Thái Nguyên công suất 120MW. Từ năm 2015, Nhà máy đã cung cấp cho thị trường trên 800 triệu kWh điện/năm. Năm 2016, Tập đoàn tiếp tục triển khai Dự án Nhà máy nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang, có tổng vốn đầu tư trên 22.500 tỷ đồng, công suất định mức 650MW. Dự kiến năm 2022 - 2023, khi đi vào vận hành thương mại, Nhà máy sẽ tạo thêm việc làm cho trên 1.000 lao động, nộp ngân sách hàng năm trên 1.000 tỷ đồng; mỗi năm cung cấp cho thị trường điện khoảng 5 tỷ kWh, góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Nam nói riêng.

Để triển khai hiệu quả dự án Nhà máy nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang, cũng như các nhà máy điện độc lập khác, đòi hỏi phải có chính sách đồng bộ, bình đẳng giữa các loại hình đầu tư, thủ tục rõ ràng minh bạch. Bởi trên thực tế cho thấy, hiện còn quá nhiều bất cập trong quá trình triển khai dự án.

Thứ nhất, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản còn "lòng vòng". Những dự án đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng khi triển khai, chủ đầu tư vẫn phải lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ haichính sách áp dụng cho các loại hình đầu tư còn bị phân biệt, tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các loại hình đầu tư trên cùng một lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ. Các dự án đầu tư theo hình thức BOT (phần lớn của nước ngoài) thì được đảm bảo vệ số giờ phát điện, giá bán điện, tỷ giá, chuyển đổi ngoại tệ… Các dự án đầu tư theo hình thức IPP (chủ yếu của Việt Nam) thì lại không có được cơ chế chính sách như vậy.

Bên cạnh đó, chính sách về tín dụng cũng đang còn nhiều bất cập. Các dự án nằm trong Quy hoạch điện VII, đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Ngoài phần vốn tự có (chiếm tỷ trọng 20% tổng mức đầu tư), phần còn lại 80% nhà đầu tư phải vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

Các chủ đầu tư hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu xếp các nguồn vốn: Nguồn vốn vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ, trong giai đoạn hiện nay rất có hạn (vì trần nợ công đang cao); Nguồn vốn vay nước ngoài không có bảo lãnh của Chính phủ, thì các ngân hàng nước ngoài yêu cầu phải có bảo lãnh của Chính phủ đối với Hợp đồng mua bán điện với EVN (vì EVN - bên mua cũng là doanh nghiệp); Nguồn vốn vay trong nước cũng rất khó khăn, bởi qui định về giới hạn cho vay của các ngân hàng đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Để huy động được đủ số vốn cần thiết, các chủ đầu tư phải vay của nhiều ngân hàng (cùng hợp vốn cho vay, hoặc cho vay đồng tài trợ). Điều này rất khó đạt được sự thỏa thuận, vì mỗi ngân hàng có chiến lược kinh doanh khác nhau.

Mô hình Nhà máy Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang (công suất 650 MW).

Gần đây, Bộ Công Thương đã thực hiện cắt giảm nhiều thủ tục, và đơn giản nhiều trình tự đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến thủ tục của các bộ, ngành khác.

Để giải quyết những vướng mắc nêu trên, Bộ Công Thương nên xem xét, trình Chính phủ một số giải pháp nhằm cắt giảm tiếp các thủ tục hành chính; có chính sách bình đẳng đối với loại hình đầu tư IPP giống như BOT; áp dụng cơ chế bảo lãnh hợp đồng mua bán điện cho các chủ đầu tư Việt Nam giống bảo lãnh cho các chủ đầu tư nước ngoài (trong loại hình đầu tư BOT); kiến nghị ngân hàng nới rộng (từ 15% lên đến 25%) giới hạn cho vay của các ngân hàng đối với các dự án nguồn và lưới điện nằm trong Quy hoạch điện VII.

Sự nỗ lực, quyết liệt của nhà đầu tư trong thực hiện các dự án năng lượng cùng với sự hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền về thủ tục hành chính, cơ chế chính sách, môi trường kinh doanh bình đẳng sẽ là giải pháp hiệu quả để giải bài toán thiếu hụt năng lượng của nền kinh tế. Sự đồng hành của Thủ tướng Chính phủ cùng doanh nghiệp, sự bình đẳng giữa các loại hình đầu tư sẽ góp phần quan trọng đưa dự án Nhà máy nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang nói riêng và các dự án thuộc Quy hoạch điện VII nói chung sớm hoàn thiện và hòa vào lưới điện quốc gia.

HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động