RSS Feed for Năng lượng hóa thạch Thứ bảy 20/04/2024 06:16
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Dự báo về 10 xu hướng năng lượng và môi trường của thế giới năm 2024

Dự báo về 10 xu hướng năng lượng và môi trường của thế giới năm 2024

Kết thúc năm 2023, Nhóm tư vấn năng lượng WoodMac (Vương quốc Anh) đã công bố 10 dự báo xu hướng năng lượng và chính sách môi trường thế giới trong năm 2024. Để có cái nhìn bao quát, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật các nội dung chính trong dự báo này dưới đây để chúng ta cùng tham khảo.
Khủng hoảng năng lượng: Dấu hiệu chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (?)

Khủng hoảng năng lượng: Dấu hiệu chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (?)

Ngoài đại dịch Covid-19, biến động giá dầu và khủng hoảng năng lượng đang là chủ đề được dư luận quan tâm. Đây cũng là dấu hiệu không mấy vui trước ngày khai mạc COP26. Những người hoài nghi cho rằng: Đây là “lời cảnh báo cho các chính phủ về những rủi ro cố hữu của quá trình chuyển đổi năng lượng hiện nay”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: Đây là thời điểm để “đưa than vào lịch sử”. Còn theo Bloomberg News: Việc “chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đang đến gần, nhưng nó không hề đơn giản”... Để trả lời cho câu hỏi: Liệu khủng hoảng năng lượng lần này có phải là dấu hiệu chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch hay không? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp dưới đây.
Sự thật đằng sau năng lượng tái tạo

Sự thật đằng sau năng lượng tái tạo 3

Các nguồn năng lượng tái tạo có thể cấp một phần lớn năng lượng mà thế giới cần không? Trong khi một số nhà môi trường ủng hộ việc thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng mặt trời, gió và pin, thì Tiến sĩ Lars Schernikau tác giả của bài viết có nhan đề “Sự thật đằng sau năng lượng tái tạo” được chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam biên dịch dưới đây sẽ giải thích tại sao điều này là không thể.
Điện mặt trời Trung Quốc (Bài học thứ nhất): Kiến tạo của Chính phủ

Điện mặt trời Trung Quốc (Bài học thứ nhất): Kiến tạo của Chính phủ

Nhận lời mời của Hiệp hội Năng lượng Sạch Quốc tế, các chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa có chuyến khảo sát toàn diện về vấn đề phát triển năng lượng tái tạo ở Trung Quốc (bao gồm các cơ sở sản xuất/chế tạo tế bào quang điện, pin mặt trời, các cơ sở sản xuất chế tạo biến tần, biến áp, các cơ sở nghiên cứu R&D...). Để bạn đọc có góc nhìn đa chiều về kinh nghiệm thực tế, bài học thành công của của quốc gia này trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ "dựa trên các nguồn năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo", chúng tôi xin trân trọng giới thiệu loạt bài viết với chủ đề: "Năng lượng mặt trời Trung Quốc: Các bài học thành công" để bạn đọc cùng tham khảo.
Triển vọng chuyển đổi năng lượng trên thế giới

Triển vọng chuyển đổi năng lượng trên thế giới

Có nhiều dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp năng lượng đang trên đà thay đổi sâu sắc. Trên phạm vi toàn cầu, nhiều chính sách được xây dựng nhằm ủng hộ công nghệ năng lượng tái tạo. Năm 2018, công suất nguồn năng lượng tái tạo mới được bổ sung cao hơn gấp đôi so với công suất điện mới bổ sung từ nguồn nhiên liệu hóa thạch. Trong thị trường vốn, việc phân bổ lại các quỹ theo hướng ưu tiên công nghệ sạch hơn đang được tiến hành. Nhưng những thay đổi lớn hơn sẽ xuất phát từ sự tiến bộ về hiệu quả năng lượng được thúc đẩy bởi các chương trình điện khí hóa, đặc biệt trong giao thông vận tải, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, cũng như hình thành mối liên kết với công nghệ số hóa trong hệ thống năng lượng sẽ làm cho cường độ năng lượng giảm nhanh hơn trong thời gian dài.
Chuyển đổi năng lượng vì mục tiêu phát triển bền vững

Chuyển đổi năng lượng vì mục tiêu phát triển bền vững

Sáng ngày 18/9/2019, tại Quảng Ninh, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội, tổ chức Hội thảo khoa học "Chuyển đổi năng lượng vì mục tiêu phát triển bền vững". Hội thảo nhằm cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển năng lượng bền vững và giải pháp có thể áp dụng ở Việt Nam.
Dầu khí Việt Nam trong xu hướng phát triển năng lượng sạch

Dầu khí Việt Nam trong xu hướng phát triển năng lượng sạch

Trong lịch sử phát triển, nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt…) đóng vai trò chủ đạo trong sản sinh năng lượng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con người. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, cũng như nhu cầu của con người, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Mặt khác, trong khi thế giới đang cần tạo ra nhiều năng lượng hơn, nhưng đồng thời phải cắt giảm khí thải, đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm các dạng năng lượng mới ưu việt hơn. Trước xu hướng mới, vị trí, vai trò của ngành dầu khí trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng trong phát triển điện tái tạo cần được xem xét.
Chỉ có điện hạt nhân mới cứu rỗi được trái đất

Chỉ có điện hạt nhân mới cứu rỗi được trái đất

Các nhà khoa học khí hậu cảnh báo chúng ta rằng: Thế giới phải cắt giảm mạnh việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong 30 năm tới để ngăn chặn việc bùng phát thảm họa tiềm tàng đối với trái đất. Đối mặt với thách thức này là một vấn đề đạo đức, nhưng nó cũng là một bài toán khó, và một phần quan trọng của đáp án cho bài toán này phải là điện hạt nhân. Do đó, nhiều chuyên gia năng lượng, môi trường quốc tế kêu gọi: Hãy cân nhắc kỹ lưỡng đối với bài toán thay thế nhiên liệu hoá thạch: Để có những bước tiến đủ nhanh, thế giới cần xây dựng rất nhiều lò phản ứng.
Đổi mới tư duy, cách tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch

Đổi mới tư duy, cách tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch

Sự bất định của quy hoạch không thể khắc phục được triệt để mà chỉ có thể giảm thiểu, do vậy cần phải có tư duy lập quy hoạch theo tinh thần "Để đi tới đích thành công, không chỉ tìm ra đường đi mà phải có các giải pháp phòng xa mọi rủi ro suốt dọc đường". Theo đó, đổi mới tư duy lập quy hoạch theo hướng thay vì cứ kiểu chạy theo đuôi các bất định xảy ra để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch trong quá trình thực hiện thì chuyển sang chủ động ứng phó theo kiểu "đón lỏng" chúng ngay từ khi lập quy hoạch.
Vì sao mục tiêu Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chệch hướng?

Vì sao mục tiêu Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chệch hướng?

"Chúng ta cần làm nhiều hơn nữa, hành động nhanh hơn nữa; chúng ta cần tham vọng hơn và một hành động tăng tốc cho đến năm 2020. Nếu không thể đảo ngược xu hướng khí phát thải hiện nay, chúng ta không thể thực hiện mục tiêu 1,5 độ C" - Tuyên bố của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres tại Hội nghị cấp cao về biến đổi khí hậu "Một hành tinh" lần thứ hai diễn ra vào ngày 26/9/2018, như lời cảnh tỉnh với thế giới về nguy cơ cộng đồng quốc tế đi chệch hướng mục tiêu Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ cuối]

Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ cuối]

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tỷ trọng của các nguồn năng lượng hóa thạch trong cân bằng điện năng của các nước Đông Nam Á sẽ giảm từ 82% (2013) xuống còn 77% (2040). Nhưng, tỷ trọng than của các Đông Nam Á sẽ tăng từ 32% (2013) lên 50% (2040). Lý do chủ yếu là các nước Đông Nam Á phải dùng than thay thế cho dầu mỏ và khí đốt trong phát điện. Xu thế này cũng tương tự như trong Quy hoạch điện VII của Việt Nam.
Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ 2]

Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ 2]

Trong Báo cáo thường niên của Hội đồng Năng lượng Thế giới (năm 2014), Việt Nam không có tên trên "bản đồ nhiệt điện than" của thế giới, vì tổng sản lượng của các nhà máy nhiệt điện than của chúng ta chỉ có 38 TWh (bằng khoảng ½ của Thổ Nhĩ Kỳ - nước đứng cuối cùng trong báo cáo của IEA). Việt Nam cũng là quốc gia sử dụng than để phát điện ít nhất (tính theo giá trị tuyệt đối cũng như tính theo đầu người). Trong khi đó, các nền kinh tế càng phát triển càng phải sử dụng nhiều than để phát điện như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Đức, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan...
Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ 1]

Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ 1]

Trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam đang chập chững để "công nghiệp hóa", trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây có nhiều ý kiến cho rằng: Việt Nam phải "đoạn tuyệt" với than. Thậm chí, có người còn núp danh "phản biện", đưa ra các con số "ngụy khoa học" để "góp ý" với Chính phủ làm theo lợi ích của nhóm tài trợ bán hàng, bất chấp lợi ích kinh tế của cả một quốc gia. Loạt bài viết của chuyên đề này, chúng tôi xin làm rõ thêm về nhiệt điện chạy than trên thế giới và để trả lời câu hỏi: "Thế giới đang sử dụng than như thế nào?"
Triển vọng phát triển năng lượng gió, mặt trời tại Việt Nam

Triển vọng phát triển năng lượng gió, mặt trời tại Việt Nam

Hiện nay, các nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu, khí đốt đã và đang là nguồn năng lượng chiếm tỷ trọng lớn cho phát điện tại nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Các nguồn năng lượng nói trên cũng đang dần cạn kiệt, trong khi Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn do các nguồn năng lượng thông thường để đáp ứng nhu cầu phát điện đã và đang vượt quá khả năng cung cấp. Chính vì vậy, với mức tăng trưởng nhu cầu điện năng khoảng 10%/năm, vấn đề đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió, năng lượng mặt trời là hết sức cấp thiết đối với Việt Nam. Bài viết này trình bày khái quát về thực trạng sử dụng các nguồn năng lượng cho phát điện ở Việt Nam, tiềm năng cũng như nhìn nhận triển vọng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, mà cụ thể là năng lượng gió, năng lượng mặt trời cho phát điện.
Tái chế gas thừa để sản xuất điện

Tái chế gas thừa để sản xuất điện

Thay vì lãng phí nguồn isopentan có sẵn trong các mỏ dầu và khí thiên nhiên ở Ghana, GE Power đã hợp tác với công ty điện Marinus Energy và tận dụng chất hydrocacbon nặng này để sản xuất điện, dự kiến bổ sung thêm 100 MW cho lưới điện Ghana.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động