RSS Feed for Năng lượng hóa thạch Thứ ba 16/04/2024 11:36
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Một góc nhìn khác về năng lượng tái tạo

Một góc nhìn khác về năng lượng tái tạo 1

Khai thác năng lượng tái tạo đang là xu hướng chung trên thế giới để thay thế nguồn năng lượng hóa thạch vốn đang dần cạn kiệt, và hơn nữa là hạn chế sự biến đổi đến mức cực đoan của khí hậu. Tuy được đầu tư và phát triển khá nhanh trong những năm gần đây với những thành quả ấn tượng ở một số quốc gia, nhưng nhìn chung năng lượng tái tạo vẫn còn rất khiêm tốn trong bức tranh tổng thể về năng lượng trên toàn cầu. Rất nhiều nguyên nhân đã được các nhà nghiên cứu đưa ra bàn thảo. Trong đó, sức ép của các tập đoàn năng lượng hóa thạch, đối thủ cạnh tranh trực tiếp, vốn có nền tảng và thị trường từ hàng trăm năm nay, có tác động rất lớn đến sự lựa chọn của các nhà hoạch định chính sánh và các nhà đầu tư... Tuy nhiên, góc nhìn không bàn đến chuyện vĩ mô mà chỉ phân tích một số công nghệ khai thác năng lượng tái tạo hiện có. Và thật sự bất ngờ vì những lý do sau:
Phát triển năng lượng tái tạo: Việt Nam cần giải pháp đột phá

Phát triển năng lượng tái tạo: Việt Nam cần giải pháp đột phá 2

Trên thế giới, cũng như Việt Nam, các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, chỉ có năng lượng tái tạo là dạng năng lượng có tiềm năng to lớn. Trong bài viết này, tôi muốn đề cập đến các nguồn năng lượng của Việt Nam hiện tại và trong tương lai tới.
Năng lượng, môi trường: Triển vọng và thách thức đến năm 2050 [Kỳ cuối]

Năng lượng, môi trường: Triển vọng và thách thức đến năm 2050 [Kỳ cuối]

Báo cáo của Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản (IEEJ) cho rằng, sự thay đổi đáng kể nhất trong tiêu thụ các nguồn năng lượng là than, chủ yếu bị giảm cho sản xuất điện, là kết quả của việc giảm tiêu thụ điện năng, hiệu suất phát điện được nâng cao và chuyển sang các năng lượng khác. Còn dầu mỏ sẽ đạt đỉnh vào năm 2040, khí đốt tự nhiên sẽ tiếp tục tăng trong 35 năm tới. Trong khi nhiên liệu hóa thạch giảm so với "Kịch bản tham chiếu" thì điện hạt nhân và năng lượng tái tạo sẽ tăng... Trong kịch bản này, sự phát thải CO2 liên quan đến năng lượng trên thế giới bắt đầu giảm dần vào khoảng năm 2025.
Năng lượng, môi trường: Triển vọng và thách thức đến năm 2050 [2]

Năng lượng, môi trường: Triển vọng và thách thức đến năm 2050 [2]

Theo tầm nhìn của IEEJ (Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản), hậu quả suy thoái kinh tế trong tương lai không chỉ xảy ra ở các khu vực có sản lượng dầu thô thấp mà còn ở các nước sản xuất dầu ở Trung Đông. Sự suy giảm xuất khẩu dầu ròng từ Trung Đông lên đến 1,6 nghìn tỷ USD vào năm 2050 (tương đương với 13% GDP danh nghĩa). Còn tại các nước sản xuất khẩu dầu, sự đa dạng hóa kinh tế không chỉ dựa vào dầu mỏ là một yêu cầu cấp thiết, và những "xu hướng" này được thấy rõ trong kịch bản "Saudi Vision 2030"...
Chưa có gì để thay thế nhiệt điện than trên toàn cầu

Chưa có gì để thay thế nhiệt điện than trên toàn cầu

Năng lượng tái tạo trên toàn cầu mặc dù được đầu tư ngày một lớn, nhưng sản lượng điện phát ra thấp. Xét về mặt kỹ thuật, để hệ thống điện vận hành ổn định, tỷ trọng của phong điện và quang điện không nên cao hơn 25%. Đức là quốc gia có công suất quang điện công nghệ PV lớn nhất, nhưng tỷ trọng quang điện trong tổng sản lượng điện cũng chỉ ở mức rất khiêm tốn 5% (năm 2014). Còn ở Việt Nam, việc thay thế nhiệt điện than bằng điện gió và điện mặt trời là khó khả thi về mặt kinh tế... Nhân dịp Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Thành Sơn để làm rõ thêm vai trò nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn điện của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam.
Năng lượng, môi trường: Triển vọng và thách thức đến năm 2050 [1]

Năng lượng, môi trường: Triển vọng và thách thức đến năm 2050 [1]

Tháng 10 năm 2017, Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản (The Institute of Energy Economics, Japan - IEEJ) đã phát hành Báo cáo "IEEJ Outlook 2018" (tạm dịch "Tầm nhìn 2018 của IEEJ" với chủ đề "Năng lượng, Môi trường và Kinh tế - Triển vọng và thách thức đến năm 2050". Báo cáo giả định rằng, các chính sách về năng lượng, môi trường, kinh tế diễn ra theo các xu hướng trong quá khứ và căn cứ vào 3 nhân tố chính là dân số, kinh tế, giá cả năng lượng trên thị trường quốc tế. Đồng thời đưa ra cách thức giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó cung cầu năng lượng được dự báo theo "Kịch bản công nghệ tiên tiến" với giả định tăng cường thực hiện bảo tồn năng lượng và phát triển công nghệ các-bon thấp bằng 3 nhóm giải pháp chính là "nâng cao hiệu suất năng lượng", "tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo" và "phát triển điện hạt nhân".
Vì sao Việt Nam cần quy hoạch năng lượng tổng thể?

Vì sao Việt Nam cần quy hoạch năng lượng tổng thể?

Theo các chuyên gia của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, đã đến lúc chúng ta cần phải thực hiện quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia để làm cơ sở khoa học, pháp lý cho các quy hoạch phân ngành, đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa và theo tinh thần đổi mới, đột phá, tuân thủ Luật Điện lực, Luật Quy hoạch... Bởi các quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và những quy hoạch phân ngành năng lượng khác như: Quy hoạch than, Quy hoạch dầu khí, Quy hoạch năng lượng tái tạo đã thể hiện nhiều bất cập, từ phương pháp, nội dung, đến các thủ tục xây dựng, thẩm định và triển khai thực hiện.
Bất cập của Quy hoạch điện lực quốc gia và kiến nghị khắc phục

Bất cập của Quy hoạch điện lực quốc gia và kiến nghị khắc phục

Các quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và những quy hoạch phân ngành năng lượng khác (Than, Dầu - khí, Năng lượng tái tạo), thời gian qua là những cơ sở pháp lý cho xây dựng kế hoạch phát triển các công trình năng lượng, tạo nên những cơ sở vật chất phục vụ phát triển đất nước; đồng thời xây dựng, hoàn thiện dần các bộ tư liệu, số liệu phục vụ tính toán quy hoạch và quản lý nhà nước về năng lượng. Tuy nhiên, cả một thời gian dài đã thể hiện nhiều bất cập, từ phương pháp, nội dung, đến các thủ tục xây dựng, thẩm định và triển khai thực hiện... Theo các chuyên gia của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, đã đến lúc cần phải thực hiện quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia để làm cơ sở khoa học, pháp lý cho các quy hoạch phân ngành, đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa và theo tinh thần đổi mới, đột phá, tuân thủ Luật Điện lực, Luật Quy hoạch.
Khi Trung Quốc dùng Nhân dân tệ để giao dịch dầu mỏ

Khi Trung Quốc dùng Nhân dân tệ để giao dịch dầu mỏ

Trung Quốc đang thực hiện những bước đi đầu tiên nhằm sử dụng đồng Nhân dân tệ để thanh toán cho nhập khẩu dầu thô, thay vì dùng đồng USD hiện nay - nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters. Đây được xem là một diễn biến quan trọng trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thiết lập vị trí quốc tế cho đồng Nhân dân tệ.
Để nhiệt điện than giảm thiểu tác động tiêu cực

Để nhiệt điện than giảm thiểu tác động tiêu cực

Tương tự như nhiều quốc gia khác trên thế giới, nguồn nhiệt điện than ở Việt Nam đã và đang chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh cung cấp điện cho phát triển kinh tế, xã hội. Ưu thế cơ bản của nhiệt điện đốt than là nguồn cung và giá than ổn định, rẻ hơn so với các nguồn nhiên liệu hoá thạch khác. Công nghệ các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) đốt than cũng đã có truyền thống phát triển lâu dài, thương mại hóa, có độ ổn định và tin cậy cao. Cùng với việc tạm dừng chương trình phát triển điện hạt nhân, trong tương lai trung hạn (15 - 20 năm nữa), công suất các nhiệt điện than vẫn sẽ chiếm trên 50% tổng công suất nguồn điện, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện Việt Nam.
Tổng quan năng lượng tái tạo toàn cầu và vấn đề đặt ra

Tổng quan năng lượng tái tạo toàn cầu và vấn đề đặt ra 1

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, việc phát triển thị trường điện năng lượng tái tạo đòi hỏi phải có chiến lược, lộ trình, bước đi và cơ chế chính sách thích hợp phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, nhất là tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong nước. Ngay như CHLB Đức là nước có mức độ phát triển năng lượng tái tạo vào loại cao nhất thế giới cũng chưa thể tuyên bố từ bỏ nhiệt điện than đang giữ vai trò đáng kể trong hệ thống nguồn điện của nước này. Hoặc, Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển cao và nghèo tài nguyên năng lượng hóa thạch cũng chỉ đề ra mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu đưa tổng sản lượng điện năng lượng tái tạo đạt mức 22-24% tổng sản lượng điện quốc gia với điều kiện giải quyết được vấn đề giảm chi phí (đang rất cao hiện nay), việc nối lưới và nâng cao mức độ ổn định, an toàn của hệ thống điện khi mở rộng công suất nguồn điện này.
Hiện trạng ngành năng lượng Úc và kinh nghiệm cho Việt Nam [Kỳ cuối]

Hiện trạng ngành năng lượng Úc và kinh nghiệm cho Việt Nam [Kỳ cuối]

Trong hai thập kỷ qua, chính phủ Úc đã thất bại trong việc thiết kế các chính sách về năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm cung cấp năng lượng với giá cả phải chăng và tin cậy. Sự thất bại này có nghĩa là những lợi ích của công cuộc tái cơ cấu những năm 1990 đang bị mất. Công cuộc tái cơ cấu đã tạo ra thị trường điện quốc gia, hỗ trợ cạnh tranh lành mạnh và đầu tư tư nhân, cung cấp điện năng chi phí thấp, tin cậy trong nhiều năm... Hội đồng Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng, đây có lẽ là những kinh nghiệm quý mà Việt Nam nên tham khảo.
Công bố chi phí sản xuất điện tái tạo năm 2017

Công bố chi phí sản xuất điện tái tạo năm 2017

Trang BizLIVE dẫn nguồn từ báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) mang tên "Chi phí sản xuất điện tái tạo năm 2017" mới được công bố cho thấy, tất cả công nghệ năng lượng tái tạo sẽ trở nên rất cạnh tranh vào năm 2020.
Hiện trạng ngành năng lượng Úc và kinh nghiệm cho Việt Nam [Kỳ 2]

Hiện trạng ngành năng lượng Úc và kinh nghiệm cho Việt Nam [Kỳ 2]

Như Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã đề cập trong kỳ trước, trong hơn một thập kỷ vừa qua, nước Úc đã thông qua một chính sách làm tăng mạnh chi phí năng lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp. Chính sách đó đã phá hủy niềm tin của các nhà đầu tư, làm cho họ trở nên ngại ngần phải cam kết thực hiện các dự án không được hưởng lợi từ những khoản hỗ trợ khuyến khích của chính phủ, những khoản hỗ trợ này xét cho cùng do chính người tiêu dùng phải trả. Tác động tiêu cực đến các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng dễ nhận thấy nhất chính là việc làm và các nguồn vốn đầu tư đã bị chuyển dần ra nước ngoài... Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem vì sao thị trường năng lượng Úc đang thất bại? Và đâu là nguyên tắc để đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng tin cậy, với giá cả phù hợp trong tương lai?...
Hiện trạng ngành năng lượng Úc và kinh nghiệm cho Việt Nam [Kỳ 1]

Hiện trạng ngành năng lượng Úc và kinh nghiệm cho Việt Nam [Kỳ 1]

Một bài học quan trọng trong 10 năm qua đối với nước Úc là chính phủ đã coi nhẹ những ràng buộc về kinh tế và kỹ thuật của hệ thống điện. Các nguồn năng lượng tái tạo đã trở nên được chú trọng hơn. Tuy nhiên, mặt trời không phải lúc nào cũng tỏa sáng và hiệu suất phát điện của công nghệ năng lượng mặt trời chỉ đạt khoảng 25%. Công nghệ điện gió chỉ sản xuất được khoảng 1/3 công suất nhiên liệu đầu vào (công suất đặt). Các nguồn điện tái tạo không có chi phí nhiên liệu, nhưng đòi hỏi công suất đặt phải được xây dựng gấp từ 2-4 lần để cung cấp năng lượng tương đương năng lượng thực hàng năm... Để bạn đọc có cái nhìn toàn diện về ngành năng lượng nói chung và thị trường năng lượng quốc gia Úc nói riêng, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin dẫn lại nội dung báo cáo "Power off power on: Rebooting the national energy market" của Trung tâm Nghiên cứu MENZIES (MENZIES Research Centre) được đăng trên The Shepherd Review (tháng 12 năm 2017).
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động