RSS Feed for Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ cuối] | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 10:04
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ cuối]

 - Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tỷ trọng của các nguồn năng lượng hóa thạch trong cân bằng điện năng của các nước Đông Nam Á sẽ giảm từ 82% (2013) xuống còn 77% (2040). Nhưng, tỷ trọng than của các Đông Nam Á sẽ tăng từ 32% (2013) lên 50% (2040). Lý do chủ yếu là các nước Đông Nam Á phải dùng than thay thế cho dầu mỏ và khí đốt trong phát điện. Xu thế này cũng tương tự như trong Quy hoạch điện VII của Việt Nam.

Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ 1] 
Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ 2] 

KỲ CUỐI: NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH Ở ĐÔNG NAM Á, LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NHIỆT ĐIỆN THAN VÀ KẾT LUẬN

TS. NGUYỄN THÀNH SƠN (*)

7. Sản xuất điện từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch ở các nước Đông Nam Á

Theo IEA 2015, khối lượng (MTOE) và cơ cấu (%) các nguồn năng lượng sơ cấp của các nước Đông Nam Á thay đổi như sau (Bảng 3):

Bảng 3. Cơ cấu nguồn năng lượng hóa thạch ở các nước Đông Nam Á

Nguồn năng lượng sơ cấp

Năm 1990

Năm 2013

Năm 2020

Năm 2040

MTOE

%

MTOE

%

MTOE

%

MTOE

%

Tổng

132

100,0

437

100,0

547

100,0

838

100,0

Than

13

9,8

91

20,8

151

27,6

309

36,9

Dầu

89

67,4

213

48,7

247

45,1

309

36,9

Khí

30

22,7

133

30,4

149

27,2

220

26,2

Bảng trên cho thấy:

1/ Trong cân bằng năng lượng chung của các nước Đông Nam Á, tỷ trọng các nguồn năng lượng hóa thạch tăng từ 73% vào năm 2013 lên 78% vào năm 2040. Trong đó, than tăng từ 15% lên 29%; dầu mỏ giảm từ 36% xuống còn 29%; và khí thiên nhiên giảm từ 22% xuống còn 21%.

2/ Trong các nguồn năng lượng hóa thạch, tỷ trọng của than tăng liên tục (năm 1990: 9,8%; năm 2013: 20,8%; năm 2020: 27,6%; và năm 2040 đạt 36,9%) và tỷ trọng của dầu giảm liên tục (năm 1990: 67,4%; năm 2013: 48,7%; năm 2020: 45,1%; và năm 2040: 36,9%).

Hình 15. Nhu cầu về các nguồn năng lượng hóa thạch của các nước Đông Nam Á.

Cũng theo báo cáo của IEA năm 2015, sản lượng điện được phát ra bằng các nguồn nhiên liệu hóa thạch của các nước Đông Nam Á đã tăng từ 120 TWh năm 1990 lên 1.699 TWh vào năm 2040, tăng hơn 14 lần. Riêng trong giai đoạn 2020÷2040 tăng 1,8 lần. Chi tiết như sau (Bảng 4):

Bảng 4. Sản lượng điện từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch của các nước Đông Nam Á

Nhiên liệu hóa thạch

Sản lượng điện, TWh

Tỷ trọng trong cân bằng điện, %

1990

2013

2020

2040

2013

2040

Tổng

120

648

925

1699

82

77

Than

28

255

482

1097

32

50

Dầu

66

45

36

24

6

1

Khí

26

349

406

578

44

26

Bảng trên cũng cho thấy, tỷ trọng của các nguồn năng lượng hóa thạch trong cân bằng điện năng của các nước Đông Nam Á sẽ giảm từ 82% (2013) xuống còn 77% (2040). Nhưng, tỷ trọng của các Đông Nam Á than sẽ tăng từ 32% (2013) lên 50% (2040). Lý do chủ yếu là các nước Đông Nam Á phải dùng than thay thế cho dầu mỏ và khí đốt trong phát điện. Xu thế này cũng tương tự như trong Quy hoạch điện VII của Việt Nam.

8. Lợi ích về kinh tế - xã hội của các dự án nhà máy nhiệt điện than

Trong Báo cáo thường niên của Hội đồng Năng lượng Thế giới (nói trên) cũng đã đưa ra kết quả nghiên cứu điển hình 3 dự án liên quan đến lợi ích kinh tế - xã hội của việc phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy than, gồm:

1/ Dự án Sasan Ultra Mega Power Project ở Ấn Độ (UMPP) công suất 4GW.

2/ Dự án Tây Đức Kraftwerk Neurath công suất 2,2GW có 2 tổ máy siêu tới hạn công suất 1.100 MW mỗi tổ.

3/ Dự án mỏ than Usibelli Coal Mine (Healy, Alaska, Mỹ) có tuổi thọ 70 năm, công suất 2 triệu tấn/năm cung cấp than cho thị trường nội địa.

Kết quả cụ thể được công bố như sau:

Một là: Lợi ích kinh tế - xã hội của các nhà máy nhiệt điện than qui mô lớn như sau (xem Bảng 5):

Bảng 5. Lợi ích kinh tế - xã hội của các nhà máy nhiệt điện than (Nguồn: CIAB, 2014)

Kết quả khảo sát

NMNĐ ở Ấn Độ

NMNĐ ở Đức

4 năm xây dựng

25 năm vận hành

4 năm xây dựng

25 năm vận hành

Công suất lắp đặt, MW

4.000

4.200

Loại than sử dụng

Than đá

Than nâu

Tác động kinh tế trực tiếp, tỷ U$

2,4

9,21

3,469

1,75

Tác động kinh tế gián tiếp, tỷ U$

3,51

11,29

2,773

0,85

Tác động kinh tế lan tỏa, tỷ U$

6,24

21,88

1,0

0,30

Cộng, tỷ U$

12,15

42,39

7,242

2,90

Tạo việc làm trực tiếp, người

5000

300

2500

840

Tạo việc làm gián tiếp, người

3700

3970

2800

419

Tạo việc làm lan tỏa, người

12250

15532

1700

285

Cộng việc làm, người

20950

20141

7000

1544

Hai là: Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án mỏ than Usibelli Coal Mine (Healy, Alaska, Mỹ) có tuổi thọ 70 năm, công suất 2 triệu tấn/năm cung cấp than cho thị trường nội địa như sau:

- Thuế nộp cho chính phủ bang Alaska: 3 triệu U$.

- Hỗ trợ từ thiện: đóng góp 272.000$ cho 100 tổ chức từ thiện ở 16 cộng đồng.

- Hỗ trợ 20 suất học phí 1000$/năm cho các sinh viên là con em người lao động.

- Đóng 10.000$ làm giải thưởng cho 3 trường đại học trong vùng.

- Chi trả 270.000$ cho 21 nhà cung cấp địa phương.

- 28% sinh viên khóa 12 của trường Healy’s Tri-Valey là con em người lao động.

- Duy trì việc làm ổn định cho 117 hộ gia đình.

9. Thay cho lời kết

Trong Báo cáo "World Energy Resources Coal 2016" của Hội đồng Năng lượng Thế giới (World Energy Council) nói trên đã chỉ rõ (tr.3-4) 16 điểm mấu chốt (Key Findings) được tóm tắt như sau:

1/ Than là nguồn năng lượng quan trọng thứ hai, đáp ứng 30% tiêu dùng năng lượng sơ cấp toàn cầu.

2/ Than - gồm than đá và than nâu (lignite) đang là nguồn năng lượng hàng đầu trong phát điện với 40% sản lượng điện toàn cầu đang dựa vào than.

3/ Than chủ yếu là một nguồn nhiên liệu bản địa, được khai thác và sử dụng ở nhiều nước, cho phép đảm bảo an ninh về cung cấp năng lượng.

4/ Công nghệ cho phép giảm phát thải của các nhà máy nhiệt điện chạy than là điều cần thiết cho phép sử dụng trữ lượng than dồi dào trong điều kiện yêu cầu về môi trường ngày càng tăng.

5/ 75% các nhà máy nhiệt điện than sử dụng công nghệ tới hạn. Việc tăng hiệu suất công nghệ trong các nhà máy nhiệt điện than bình quân hiện nay từ 33% lên 40% có thể cho phép cắt giảm 1,7 tỷ tấn/năm lượng phát thải khí CO2 toàn cầu.

6/ Ngoài việc tăng hiệu suất của các nhà máy nhiệt điện, việc triển khai công nghệ thu hồi và chôn cất lưu trữ khí CO2 dưới lòng đất (CCUS) là một trong những chiến lược cơ bản về bảo vệ khí hậu toàn cầu.

7/ Công nghệ CCUS là một thành phần quan trọng trong danh mục công nghệ carbon thấp. Khối lượng CO2 được chôn cất đã lên tới hàng chục triệu tấn, trong các năm tới cần được triển khai trình diễn ở qui mô công nghiệp tại các nước OECD và ngoài OECD.

8/ Từ năm 2000 đến năm 2014, mức tiêu dùng than của thế giới đã tăng 64%. Điều đó chứng tỏ than là loại nhiên liệu phát triển nhanh nhất về khối lượng tuyệt đối trong thời gian này.

9/ Năm 2014 lần đầu tiên chứng kiến việc sụt giảm mức sản xuất than nhiệt kể từ năm 1999.

10/ Nguồn cung dư thừa và giá thấp của khí thiên nhiên đã ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp than.

11/ Trung Quốc chiếm 50% nhu cầu than của thế giới. 2014 là năm đầu tiên trong 10 năm gần đây nhu cầu than của Trung Quốc không tăng.

12/ Trung Quốc đang chuyển mạnh sang công nghệ than sạch.

13/ Nhu cầu than của Ấn Độ được dự tính tăng.

14/ Mỹ đang bỏ, hoặc thay thế than bằng khí trong các nhà máy điện.

15/ Ở Tây Âu, than phải đối mặt với sự phản đối vì biến đổi khí hậu.

16/ Một số quốc gia (Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, Indonesia, Nam Phi, Ba Lan) còn phải phụ thuộc nhiều vào than để cung cấp điện cho các phụ tải cơ bản.

(*) Hội đồng Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam; Nguyên Trưởng Ban Điện lực TKV; Nguyên Tổng Giám đốc NMNĐ chạy than Cẩm Phả; Nguyên Trưởng Ban Chiến lược và KHCN TKV.

Tài liệu tham khảo:

1/ Báo cáo “World Energy Resources Coal 2016” của Hội đồng Năng lượng Thế giới (World Energy Council).

2/ Lars Chernikau, Economics of the International Coal Trade, 2nd Edition, Springer, 2016, 463 tr. https://www.springer.com/us/book/9783319465555

3/ http://hms-ag.com/wp-content/uploads/2013/07/2010-Schernikau-Book-Renaissance-of-Steam-Coal-Springer-p.1-23.pdf

4/ https://www.indexmundi.com/commodities/?commodity=coal-australian&months=60

5/ http://www.cmegroup.com/trading/energy/coal/coal-api-4-fob-richards-bay-argus-mccloskey.html

6/ http://hms-ag.com/de/primarenergie-kohle/weltkohlehandel/

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động