RSS Feed for Xuất khẩu than Thứ ba 15/10/2024 04:30
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Doanh thu năm 2022 của Coalimex đạt trên 200% kế hoạch năm

Doanh thu năm 2022 của Coalimex đạt trên 200% kế hoạch năm

Tại Hội nghị tổng tổng kết hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2022 và Hội nghị Người lao động năm 2023, Công ty CP Xuất nhập khẩu than - Vinacomin (Coalimex) cho biết: Năm 2022, tổng doanh thu đạt trên 200% kế hoạch năm.
Ban hành kế hoạch xuất khẩu than năm 2022

Ban hành kế hoạch xuất khẩu than năm 2022

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 887/BCT-DKT, ngày 24/2/2022, về việc thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về kế hoạch xuất khẩu than năm 2022.
Coalimex thực hiện tốt chủ đề ‘vừa sản xuất vừa kinh doanh than’

Coalimex thực hiện tốt chủ đề ‘vừa sản xuất vừa kinh doanh than’

Năm 2019, với những chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh đều hoàn thành tốt theo kế hoạch ký, phối hợp kinh doanh với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than - Vinacomin (Coalimex) đã vượt khó, nắm bắt tốt cơ hội, góp phần cùng TKV thực hiện thành công chủ đề của năm “vừa sản xuất vừa kinh doanh than”.
Nhật Bản muốn nhập than chất lượng cao của Việt Nam

Nhật Bản muốn nhập than chất lượng cao của Việt Nam

Mới đây, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có buổi tiếp và làm việc với lãnh đạo các tập đoàn, công ty sản xuất gang thép của Nhật Bản. Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp của Nhật Bản mong muốn được nhập một số loại than chất lượng cao của Việt Nam.
30 năm chuyến than đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản

30 năm chuyến than đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản

Ngày 8/11/2019, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã tổ chức lễ kỷ niệm “30 năm chuyến tàu đầu tiên than Hòn Gai Anthraxit cung cấp cho các hộ sắt thép Nhật Bản”.
Nhập khẩu than cho điện của Việt Nam: Thách thức và giải pháp [Kỳ 6]

Nhập khẩu than cho điện của Việt Nam: Thách thức và giải pháp [Kỳ 6]

Đến nay giá than trên thị trường thế giới phục hồi và tăng cao, vượt cả giá than trong nước, dẫn đến đảo chiều: nhập khẩu than khó khăn do các hộ tiêu thụ than lại quay lại với than trong nước. Song vấn đề không đơn giản như thế: việc mua bán than trong nước giữa các doanh nghiệp lớn (không thể như mua bán rau ngoài chợ) đòi hỏi phải có thời gian dài hàng chục năm để "chuẩn bị chân hàng" (đầu tư cho thăm dò, khai thác, chế biến). Điều đó được thể hiện qua thực trạng thực hiện hợp đồng kinh doanh than ở Việt Nam trong thời gian qua.
Nhập khẩu than cho điện của Việt Nam: Thách thức và giải pháp [Kỳ 5]

Nhập khẩu than cho điện của Việt Nam: Thách thức và giải pháp [Kỳ 5]

Đã đến lúc Bộ Công Thương cần xem xét, chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện quản lý thống nhất việc đấu thầu nhập khẩu than cho điện tương tự như nhập khẩu thuốc chữa bệnh của ngành y tế. Theo đó, EVN và PVN nên trực tiếp tổ chức đấu thầu tập trung (một đầu mối ở tập đoàn) theo phương thức mua các "lô hàng lớn" và "dài hạn" (thay vì để các đơn vị thành viên đấu thầu mua lẻ và ngắn hạn như vừa qua). Có như vậy chúng ta mới nhập khẩu được than có chất lượng ổn định, với giá (FOB) thấp của các công ty thương mại lớn có kinh nghiệm và chuyên về cung cấp than, khắc phục được những bất cập (tiêu cực) như đã xẩy ra trong thời gian qua.
Nhập khẩu than cho điện của Việt Nam: Thách thức và giải pháp [Kỳ 4]

Nhập khẩu than cho điện của Việt Nam: Thách thức và giải pháp [Kỳ 4]

Theo nhận định của các chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, so với bình quân đầu người của thế giới thì nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2030 vẫn còn ở mức thấp, nhất là so với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Đại Dương, Nhật Bản và một số nước khác giàu tài nguyên than. Điều đó cho thấy nhu cầu than của chúng ta tăng cao là có thể chấp nhận được, xét cả trên phương diện mức độ phát thải CO2 bình quân đầu người. Vấn đề quan trọng đặt ra là liệu có nguồn than đáp ứng đủ nhu cầu hay không?
Nhập khẩu than cho điện của Việt Nam: Thách thức và giải pháp [Kỳ 3]

Nhập khẩu than cho điện của Việt Nam: Thách thức và giải pháp [Kỳ 3]

Theo phân tích của các chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, trong ngắn hạn và trung hạn, Việt Nam nên tập trung vào nguồn than nhập khẩu từ thị trường Inđônêxia, Úc, Nam Phi. Nhưng về lâu dài, Việt Nam cần mở rộng tới thị trường Nga.
Nhập khẩu than cho điện của Việt Nam: Thách thức và giải pháp [Kỳ 2]

Nhập khẩu than cho điện của Việt Nam: Thách thức và giải pháp [Kỳ 2]

Xét về mặt vị trí địa lý, mối quan hệ truyền thống, tài nguyên trữ lượng than và khả năng xuất khẩu than bốn nước sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc xuất khẩu than năng lượng (dùng phát điện) vào Việt Nam là: Inđônêxia, Úc, LB Nga và Nam Phi.
Nhập khẩu than cho điện của Việt Nam: Thách thức và giải pháp [Kỳ 1]

Nhập khẩu than cho điện của Việt Nam: Thách thức và giải pháp [Kỳ 1]

Theo Quy hoạch phát triển ngành than được phê duyệt tại Quyết định số 403/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thì nhu cầu than nhập khẩu cho sản xuất điện trong thời gian tới là rất lớn (khoảng 25,5 triệu tấn năm 2020; 72,5 triệu tấn năm 2025 và 90,3 triệu tấn năm 2030). Qua xem xét tình hình khai thác, xuất nhập khẩu và tiêu thụ than của nước ta từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2018 cho thấy tình hình cung ứng than trên thị trường trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ thiếu than đáp ứng nhu cầu thời gian tới... Trước thực tế này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam thực hiện chuyên đề "Nhập khẩu than cho sản xuất điện của Việt Nam: Nhu cầu, hiện trạng, những khó khăn, thách thức và kiến nghị giải pháp" nhằm tìm kiếm lời giải cho bài toán nêu trên.
Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ cuối]

Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ cuối]

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tỷ trọng của các nguồn năng lượng hóa thạch trong cân bằng điện năng của các nước Đông Nam Á sẽ giảm từ 82% (2013) xuống còn 77% (2040). Nhưng, tỷ trọng than của các Đông Nam Á sẽ tăng từ 32% (2013) lên 50% (2040). Lý do chủ yếu là các nước Đông Nam Á phải dùng than thay thế cho dầu mỏ và khí đốt trong phát điện. Xu thế này cũng tương tự như trong Quy hoạch điện VII của Việt Nam.
Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ 2]

Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ 2]

Trong Báo cáo thường niên của Hội đồng Năng lượng Thế giới (năm 2014), Việt Nam không có tên trên "bản đồ nhiệt điện than" của thế giới, vì tổng sản lượng của các nhà máy nhiệt điện than của chúng ta chỉ có 38 TWh (bằng khoảng ½ của Thổ Nhĩ Kỳ - nước đứng cuối cùng trong báo cáo của IEA). Việt Nam cũng là quốc gia sử dụng than để phát điện ít nhất (tính theo giá trị tuyệt đối cũng như tính theo đầu người). Trong khi đó, các nền kinh tế càng phát triển càng phải sử dụng nhiều than để phát điện như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Đức, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan...
Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ 1]

Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ 1]

Trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam đang chập chững để "công nghiệp hóa", trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây có nhiều ý kiến cho rằng: Việt Nam phải "đoạn tuyệt" với than. Thậm chí, có người còn núp danh "phản biện", đưa ra các con số "ngụy khoa học" để "góp ý" với Chính phủ làm theo lợi ích của nhóm tài trợ bán hàng, bất chấp lợi ích kinh tế của cả một quốc gia. Loạt bài viết của chuyên đề này, chúng tôi xin làm rõ thêm về nhiệt điện chạy than trên thế giới và để trả lời câu hỏi: "Thế giới đang sử dụng than như thế nào?"
TKV đã cán đích nhiều mục tiêu quan trọng

TKV đã cán đích nhiều mục tiêu quan trọng

Giá than nhiệt năng của Úc, Nam Phi và Indonesia đều tăng trở lại; nhu cầu than của các nhà máy nhiệt điện, phân đạm, xi măng tiếp tục ở mức cao; nhu cầu điện, đồng tấm, alumina thị trường ở mức cao, giá bán tốt… là những điều kiện thuận với ngành Than - Khoáng sản. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, TKV đã cán đích nhiều mục tiêu quan trọng, nhiều chỉ tiêu vượt xa so với cùng kỳ năm 2017.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động