RSS Feed for Nhiệt điện khí Thứ hai 18/11/2024 03:12
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Khung giá phát điện nhiệt điện tua bin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí LNG

Khung giá phát điện nhiệt điện tua bin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí LNG

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số: 1260/QĐ-BCT, ngày 27/5/2024 về việc phê duyệt khung giá phát điện nhà máy nhiệt điện tua bin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí hóa lỏng (LNG).
Trao quyết định chủ trương đầu tư  dự án Nhà máy điện khí Sơn Mỹ 2

Trao quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện khí Sơn Mỹ 2

Sáng ngày 5/2/2023, trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư và triển khai kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, diễn ra tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trao quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện khí Sơn Mỹ 2 (CCGT) cho Công ty AES Việt Nam.
Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty Điện khí LNG Quảng Ninh

Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty Điện khí LNG Quảng Ninh

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh đã chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần Điện khí LNG Quảng Ninh, gọi tắt là QN LNG Power.
Kiến nghị chính sách phát triển nguồn điện khí, điện gió, mặt trời tại Việt Nam

Kiến nghị chính sách phát triển nguồn điện khí, điện gió, mặt trời tại Việt Nam

Từ kết quả Hội thảo quốc tế “Chính sách cho phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam” do Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo - Bộ Công Thương, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổ chức hồi cuối tháng 8/2022 tại TP. HCM, Ban tổ chức Hội thảo vừa có Văn bản báo cáo tổng hợp kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương về cơ chế, chính sách phát triển các nguồn điện này trong thời gian sắp tới.
Keppel đầu tư nhà máy điện có thể chạy bằng hydro đầu tiên của Singapore

Keppel đầu tư nhà máy điện có thể chạy bằng hydro đầu tiên của Singapore

Keppel Infrastructure Holdings Limited (Keppel Infrastructure), thông qua công ty con Keppel Energy, đã đi đến quyết định đầu tư cuối cùng (FID) để phát triển nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp (CCGT) tiên tiến và hiện đại với công suất 600 MW, đồng thời đã trao hợp đồng tổng thầu thiết kế, mua sắm và xây dựng (EPC) cho Liên danh nhà thầu Mitsubishi Power Asia Pacific và Jurong Engineering để xây dựng nhà máy. Nhà máy Keppel Sakra Cogen sẽ được xây dựng tại khu vực Sakra của Đảo Jurong và là nhà máy điện có khả năng chạy bằng hydro đầu tiên ở Singapore.
Thách thức nguồn cung LNG cho nhà máy điện ‘hiện hữu’ và ‘đầu tư mới’ ở Việt Nam

Thách thức nguồn cung LNG cho nhà máy điện ‘hiện hữu’ và ‘đầu tư mới’ ở Việt Nam

Để hỗ trợ cho phát triển năng lượng tái tạo, dự thảo Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất đặt nguồn điện khí hóa lỏng (LNG) phải đạt 23.900 MW. Theo nhìn nhận của giới chuyên môn, đề xuất đầu tư điện khí LNG ở Việt Nam hiện tại là rất nhiều, nhưng phía trước còn nhiều thách thức, trong đó có nguồn cung cấp nhiên liệu.
Ngày 30/8: Hội thảo quốc tế ‘chính sách phát triển điện gió, mặt trời, điện khí ở Việt Nam’

Ngày 30/8: Hội thảo quốc tế ‘chính sách phát triển điện gió, mặt trời, điện khí ở Việt Nam’

Vào ngày 30/8/2022, tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) phối hợp với Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam, Trung tâm Thông tin Năng lượng tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Chính sách cho phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam”. Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi về hiện trạng và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư xây dựng, quản lý vận hành các nguồn điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam.
Không cấp phép đầu tư nhà máy điện than, khí sử dụng công nghệ hiệu suất thấp

Không cấp phép đầu tư nhà máy điện than, khí sử dụng công nghệ hiệu suất thấp

Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục, lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. Theo đó, Việt Nam sẽ không cho phép xây dựng mới tổ máy phát điện bằng than, khí có hiệu suất tại năm đầu đưa vào vận hành thấp hơn giá trị quy định.
Tại sao nước Đức vẫn phải duy trì các nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch?

Tại sao nước Đức vẫn phải duy trì các nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch?

Câu hỏi trên con đường tiến đến phát thải - Net Zero luôn là bao nhiêu công suất năng lượng tái tạo thì đủ điện? Tại sao với công suất đặt năng lượng tái tạo rất lớn (vượt 1,76 lần so với nhu cầu), nước Đức vẫn cần điện hạt nhân, than và đặc biệt là khí đốt của Nga?
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 12]: Động thái của thế giới và Nhật Bản đối với LNG

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 12]: Động thái của thế giới và Nhật Bản đối với LNG

Trước Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến ​​được tổ chức tại Glasgow (Anh) vào tháng 11 năm nay, các nhà hoạt động liên quan đến vấn đề nóng lên toàn cầu vốn đang hạn chế hoạt động do vi rút Corona đã hoạt động sôi nổi trở lại. Mục tiêu của họ là chuyển từ phản đối than đá sang phản đối khí thiên nhiên. Nhưng nếu phát sinh vấn đề trong cung cấp nhiên liệu hóa thạch, Nhật Bản sẽ sớm đứng trước nguy cơ thiếu điện.
Phát triển điện khí ở Việt Nam [Tạm kết]: Một số quan ngại và kiến nghị

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Tạm kết]: Một số quan ngại và kiến nghị

Để tạm kết chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Việc nhập khẩu LNG cho phát điện ở Việt Nam hoàn toàn khả thi về kỹ thuật. Nhưng để nâng cao hơn nữa tính khả thi về kinh tế của các dự án điện LNG, chúng ta cần lựa chọn đúng các đối tác có tiềm năng thực sự. Không nên đưa vào Quy hoạch điện VIII các dự án không đáp ứng tiêu chí “đồng bộ từ khâu cung ứng” LNG. Càng không nên dựa vào các chủ đầu tư không tự có nguồn LNG (phải đi mua để bán lại cho Việt Nam). Đặc biệt là các đối tác từ các nước đang và sẽ phải nhập khẩu nguồn nhiên liệu này như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v...
Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 4]: Lựa chọn thị trường LNG chiến lược

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 4]: Lựa chọn thị trường LNG chiến lược

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Cơ hội của chúng ta nhập khẩu được khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cao hơn hẳn so với việc nhập khẩu khí thiên nhiên (NG), bởi Việt Nam có khả năng nhập khẩu được LNG từ nhiều nước như: Indonesia, Úc, Malaysia, Nga. Tuy nhiên, Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt với các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực có nhu cầu nhập khẩu LNG rất lớn gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài loan và Ấn Độ.
Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 3]: Nguồn cung nhiên liệu trong nước

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 3]: Nguồn cung nhiên liệu trong nước

Tài nguyên khoáng sản nói chung và nguồn nhiên liệu hóa thạch nói riêng ở Việt Nam chỉ có hạn. Sản lượng khai thác các nguồn nhiên liệu than và khí cho phát điện trong giai đoạn 2020 ÷ 2045 lại càng có hạn. Nhưng để làm “bệ đỡ” cho việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đòi hỏi trong hệ thống điện phải tiếp tục phát triển các nguồn năng lượng hóa thạch. Theo đó, trong Quy hoạch điện VIII đã xem xét tiềm năng phát triển 94 các dự án nhiệt điện than và nhiệt điện khí, với tổng công suất lắp đặt 202,6 GW (quy mô bình quân của dự án ~2.155 MW).
Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 2]: Quy hoạch, quản lý nguồn điện khí LNG

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 2]: Quy hoạch, quản lý nguồn điện khí LNG

Quy hoạch điện VII đã dự tính giai đoạn 2025 ÷ 2030 tổng công suất của các nguồn điện chạy khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) chỉ 15 ÷ 19 GW, nhưng đến giữa 2019, đã có tới 25 dự án được xem xét bổ sung, với tổng công suất tới 50 GW (gấp 2,6 ÷ 3,3 lần). Dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích về công tác quản lý phát triển các dự án nhiệt điện khí LNG thời gian qua, cũng như các nguồn lực để thực hiện nguồn điện này trong quy hoạch Quy hoạch điện VIII sắp tới.
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 7]

Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 7]

Trong bối cảnh nguồn cung khí trong nước suy giảm nhanh, các mỏ mới có chi phí phát triển cao, quá trình đàm phán giá khí thường kéo dài, trong khi đó nhu cầu sử dụng khí ngày càng tăng đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ để bảo đảm duy trì nguồn cung cấp khí ổn định, lâu dài cho nền kinh tế và góp phần vào bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Do đó, giải pháp hữu hiệu nhất là ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) như đã nêu trong Nghi quyết 55/NQ -TW của Bộ Chính trị.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động