RSS Feed for Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 4]: Lựa chọn thị trường LNG chiến lược | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 06/11/2024 05:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 4]: Lựa chọn thị trường LNG chiến lược

 - Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Cơ hội của chúng ta nhập khẩu được khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cao hơn hẳn so với việc nhập khẩu khí thiên nhiên (NG), bởi Việt Nam có khả năng nhập khẩu được LNG từ nhiều nước như: Indonesia, Úc, Malaysia, Nga. Tuy nhiên, Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt với các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực có nhu cầu nhập khẩu LNG rất lớn gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài loan và Ấn Độ.


Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 1]: Tiêu dùng năng lượng trên thế giới

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 2]: Quy hoạch, quản lý nguồn điện khí LNG

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 3]: Nguồn cung nhiên liệu trong nước

KỲ 4: LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG LNG LÂU DÀI VÀ CHIẾN LƯỢC CHO VIỆT NAM


TS. NGUYỄN THÀNH SƠN - HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Thị trường khí trên thế giới

Trong buôn bán khí, trên thế giới (TG) có 2 loại thị trường: Khí thiên nhiên (NG), và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Diễn biến cụ thể của hai thị trường này trong 30 năm qua (1990 - 2019) như sau:

1/ Thị trường NG: 

Trong 30 năm gần đây (1990 ÷ 2019), trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 3 quốc gia thuộc nhóm 10 quốc gia nhập khẩu khí thiên nhiên (NG) lớn nhất trên TG, gồm: Nhật Bản (đứng thứ 1), Hàn Quốc (đứng thứ 7) và Trung Quốc (đứng thứ 10). Chi tiết được trình bày và tổng hợp trong các đồ thị và bảng sau:

Hình 1. Nhập khẩu khí thiên nhiên của các nước trong khu vực, tỷ m3.


Bảng 1. 10 nước đứng đầu về nhập khẩu khí thiên nhiên:

No

Quốc gia đứng đầu về nhập khẩu NG

Cân bằng thương mại về nhập NG, tỷ m3

Tổng 1990÷2019

Bình quân mỗi năm

1

Nhật

2562.9

85.4

2

Đức

2151.7

71.7

3

Mỹ

1860.5

62.0

4

Ý

1695.7

56.5

5

Ucraine

1470.6

49.0

6

Pháp

1178.5

39.3

7

Hàn Quốc

860.8

28.7

8

Thổ

784.0

26.1

9

Tây Ba Nha

699.6

23.3

10

Trung Quốc

592.1

24.7


Đồng thời, trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng có 3 quốc gia thuộc nhóm 10 nước xuất khẩu khí thiên nhiên đứng đầu thế giới gồm: Indonesia, Malaysia và Úc (các nước này lần lượt đứng thứ 5, 6, và 7). Chi tiết xem đồ thị và bảng sau:

Hình 2. Khả năng xuất khẩu khí thiên nhiên của các nước trong khu vực, tỷ m3.


Bảng 2. 10 nước đứng đầu về xuất khẩu khí thiên nhiên:

No

10 Quốc gia đứng đầu về khả năng xuất khẩu NG

Cân bằng thương mại về xuất NG, tỷ m3

Tổng 1990÷2019

Bình quân mỗi năm

1

Nga

-5696.5

-189.9

2

Canada

-2231.2

-74.4

3

Na Uy

-2201.2

-73.4

4

Angeri

-1514.0

-50.5

5

Indonesia

-1088.3

-36.3

6

Malaysia

-632.6

-21.1

7

Úc

-604.5

-20.2

8

Nigeria

-389.3

-18.5

9

Uzbekistant

-298.0

-9.9

10

Kazakistant

-57.5

-1.9


Các bảng trên cho thấy:

Thứ nhất: Trong khu vực châu Á, Việt Nam chỉ có thể nhập khẩu được NG từ Malaysia; Nhưng:

Thứ hai: Phải cạnh tranh rất gay gắt với các nước trong cùng khu vực cũng có nhu cầu nhập khẩu lớn là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc; Trong khi đó:

Thứ ba: Cân bằng thương mại về khí thiên nhiên của Malaysia không lớn, bình quân chỉ 21,1 tỷ m3/năm (xem đồ thị sau).

Hình 3. Cân bằng thương mại về khí thiên nhiên của Malaysia, tỷ m3.

2/ Thị trường LNG đang ngày càng phát triển nhờ công nghệ hóa lỏng NG thành LNG và phương tiện vận chuyển LNG được hoàn thiện:

Trong 30 năm gần đây, khu vực, châu Á - Thái Bình Dương có tới 4 quốc gia và vùng lãnh thổ “lọt” vào “top 10” quốc gia nhập khẩu LNG lớn nhất TG, đó là: Nhật Bản (đứng đầu bảng, nhập bình quân hơn 85 tỷ m3/năm), Hàn Quốc (thứ 2, với 28,7 tỷ m3/năm), Trung Quốc (thứ 4, nhập 26,2 tỷ m3/năm) và lãnh thổ Đài Loan (thứ 5, nhập gần 11 tỷ m3/năm). Chi tiết xem các đồ thị và bảng sau:

Hình 4. Nhu cầu nhập khẩu LNG của các nước trong khu vực, tỷ m3.


Bảng 4. Các quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu về nhập khẩu LNG:

No

10 quốc gia đứng đầu về nhập khẩu LNG

Cân bằng thương mại về nhập khẩu LNG, tỷ m3

Tổng 1990÷2019

Bình quân mỗi năm

1

Nhật

2562.9

85.4

2

Hàn Quốc

861.0

28.7

3

Tây Ba Nha

422.1

14.1

4

Trung Quốc

366.8

26.2

5

Lãnh thổ Đài Loan

288.4

10.7

6

Pháp

279.8

9.3

7

Ấn Độ

272.1

16.0

8

Anh

152.8

10.2

9

Thổ

149.3

5.7

10

Ý

111.8

3.7


Trong 30 năm gần đây, trong khu vực châu Á cũng có 3 quốc gia “lọt” vào “top ten” các nước xuất khẩu LNG lớn nhất TG, gồm Indonesia (thứ 1, xuất bình quân 30 tỷ m3/năm), Úc (thứ 2, xuất 23 tỷ m3/năm) và Malaysia (thứ 3, xuất 24,8 tỷ m3/năm). Chi tiết xem các đồ thị và bảng sau:

Hình 5. Khả năng xuất khẩu LNG của các nước trong khu vực châu Á, tỷ m3.


Bảng 5. Các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu LNG trên thế giới:

No

10 quốc gia đứng đầu TG về khả năng xuất khẩu LNG

Cân bằng thương mại về xuất khẩu LNG, tỷ m3

Tổng 1990÷2019

Bình quân mỗi năm

1

Indonesia

-896.7

-29.9

2

Úc

-680.8

-22.7

3

Malaysia

-670.1

-24.8

4

Angeri

-615.0

-20.5

5

Nigeria

-384.6

-18.3

6

UAE

-171.5

-6.4

7

Nga

-159.0

-14.5

8

Ai Cập

-77.8

-5.2

9

Na Uy

-63.3

-4.9

10

Thụy Điẻn

1.0

0.3


Các bảng trên cho thấy:

Thứ nhất: Cơ hội của Việt Nam nhập khẩu được LNG cao hơn hẳn so với việc nhập khẩu NG. Vì:

Thứ hai: Việt Nam có khả năng nhập khẩu được LNG từ nhiều nước như: Indonesia, Úc, Malaysia, Nga. Nhưng:

Thứ ba: Cũng phải cạnh tranh rất gay gắt với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực có nhu cầu nhập khẩu LNG rất lớn gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài loan, và Ấn Độ.

Lựa chọn thị trường LNG lâu dài và chiến lược cho Việt Nam

Kể từ sau cuộc “cách mạng về khí diệp thạch”, thị trường LNG trên thế giới đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng có lợi cho các quốc gia nhập khẩu.

Đặc biệt, nguồn cung LNG từ Mỹ đã được “mở van” từ năm 2016. Trước 2016, Mỹ luôn đóng kho LNG của mình để tranh thủ nhập khẩu từ Canada và/hoặc Trung Đông. Năm 2007, Mỹ đã nhập khẩu tới 20,1 tỷ m3 LNG, nhưng bắt đầu từ năm 2016, Mỹ đã bắt đầu xuất khẩu LNG với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, chỉ sau 3 năm đã đạt mức 59 tỷ m3 vào năm 2019 (xem đồ thị sau).

Hình 6. Cân bằng thương mại về LNG của Mỹ trong 30 năm gần đây, tỷ m3.


Tương tự, Nga là quốc gia xuất khẩu năng lượng hàng đầu thế giới. Trước đây, Nga ưu tiên xuất khẩu khí thiên nhiên (NG) với qui mô lớn. Bình quân giai đoạn 1990 ÷ 2019 Nga đã xuất 190 tỷ m3/năm khí NG, nhưng từ 2009 đến nay, Nga đã bắt đầu xuất khẩu cả LNG, từ dự án Sakhalin cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc (xem đồ thị sau).

Hình 6. Cân bằng thương mại về NG và LNG của Nga, tỷ m3.

Kỳ tới: Một số quan ngại và kết luận, kiến nghị


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1/ Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hà Nội, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương, 9-2020.

2/ IEA. Số liệu thông kê . s.l. : IEA, 2019.

3/ Статистический Ежегодник мировой энергетики 2020. s.l. : EnerData, 2020.

4/ Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của VN đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

https://www.travinh.gov.vn/SiteFolders/sct/01%20SoCT/04%20VanBan%20TW/55-NQ-phat-trien-nang-luong-quoc-gia.pdf

https://baodautu.vn/phat-trien-dien-khi-lng-o-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc-d126196.html

https://baodautu.vn/dau-thau-chon-nha-dau-tu-cho-cac-du-an-dien-khi-lng-tai-ca-na-va-long-son-d121072.html

https://thoibaonganhang.vn/khu-du-lich-tam-linh-dao-cai-trap-cua-xuan-truong-co-the-bi-dung-trien-khai

https://mpei.ru/diss/Lists/FilesDissertations/206-%D0%94%D0%B8%D1%81%D1%81%D0%B5%D1%80%D1%82%D0%B0%D1%86%D0%B8%D1%8F.pdf

https://tuoitre.vn/tap-doan-evn-nam-2019-lai-950-ti-dong 20191225103706359.htm

https://zingnews.vn/evn-lai-dam-nam-2019-post1085523.html

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động