RSS Feed for Chính sách năng lượng Thứ bảy 20/04/2024 07:14
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Theo con đường cải cách của Việt Nam, Cuba bắt đầu bỏ chính sách trợ giá năng lượng

Theo con đường cải cách của Việt Nam, Cuba bắt đầu bỏ chính sách trợ giá năng lượng

Trong nỗ lực bỏ bù giá cho năng lượng, Chính phủ Cuba đặt ra kế hoạch dần tăng giá xăng, dầu, khí hóa lỏng (LPG) và điện gần với giá thị trường. Tuy nhiên, điều đó không dễ thực hiện ở một đất nước có quá nhiều thứ được bù giá. Nhìn cách xử lý của Chính phủ Cuba, dường như chúng ta được thấy lại những khó khăn chồng chất của chính Việt Nam vào những năm 1980 của thế kỷ trước.
Dự báo thay đổi dòng chảy năng lượng toàn cầu hậu xung đột Nga - Ukraine

Dự báo thay đổi dòng chảy năng lượng toàn cầu hậu xung đột Nga - Ukraine

Từ bất đồng, xung đột, rồi sang đối đầu, mối quan hệ giữa Nga và phương Tây ngày thêm căng thẳng, tác động không nhỏ đến dòng chảy năng lượng toàn cầu. Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về chủ đề đang được quan tâm này.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 31]: Tranh luận về chính sách năng lượng và điện hạt nhân

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 31]: Tranh luận về chính sách năng lượng và điện hạt nhân

Các cuộc tranh luận của bầu cử Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu và chính sách năng lượng, cũng như điện hạt nhân nổi lên như một vấn đề chính.
Làm thế nào để Biden có thể thay đổi bối cảnh năng lượng Hoa Kỳ?

Làm thế nào để Biden có thể thay đổi bối cảnh năng lượng Hoa Kỳ?

Như chúng ta đã biết, sau nhiều trắc trở, ngày 14/12, ông Joe Biden đã chính thức được xác nhận giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa kỳ năm 2020. Trong trang sử mới, dư luận trên toàn cầu tỏ ra rất quan tâm đến chính sách năng lượng dưới thời chính quyền của ông. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để 1 nhiệm kỳ, ông Biden có thể thay đổi bối cảnh năng lượng của quốc gia này?
Nhập khẩu năng lượng từ Nga: Cơ hội, thách thức của Việt Nam [Tạm kết]

Nhập khẩu năng lượng từ Nga: Cơ hội, thách thức của Việt Nam [Tạm kết]

Qua nghiên cứu “Chiến lược năng lượng của Nga đến năm 2035” cho thấy, Việt Nam có nhiều cơ hội, thế mạnh để nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt, than... từ Liên bang Nga, nhưng cũng có nhiều điểm yếu, thách thức ‘không dễ vượt qua’. Để giải quyết vấn đề này, theo chuyên gia TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM: Chúng ta cần ‘tận dụng cơ hội’ và ‘xử lý thông minh’ các thách thức trong khuôn khổ của Ủy ban Hợp tác Liên Chính phủ để nhập khẩu các dạng năng lượng từ Nga trong tương lai tới.
Nhập khẩu năng lượng từ Nga: Cơ hội, thách thức của Việt Nam [Kỳ 1]

Nhập khẩu năng lượng từ Nga: Cơ hội, thách thức của Việt Nam [Kỳ 1]

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về Chiến lược năng lượng quốc gia đã chỉ rõ nhu cầu về nhập khẩu năng lượng của Việt Nam trong tương lai. Gần đây, “Chiến lược năng lượng của Nga đến năm 2035” đã được ban hành. Trên cơ sở phân tích các chiến lược về năng lượng của Việt Nam và Liên bang Nga, trong khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia, TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM xin giới thiệu với bạn đọc một số vấn đề có liên quan đến việc nhập khẩu các nguồn năng lượng (đặc biệt là dầu - khí, than) từ Nga của Việt Nam.
Đề xuất gia hạn chính sách ưu tiên phát triển điện gió

Đề xuất gia hạn chính sách ưu tiên phát triển điện gió

Theo Hiệp hội điện gió tỉnh Bình Thuận, để ngành năng lượng gió Việt Nam có thể phát triển xứng tầm, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có cho phát triển kinh tế đất nước và góp phần bảo vệ môi trường Chính phủ và Bộ Công Thương cần xem xét gia hạn thời hạn chính sách ưu tiên phát triển điện gió thêm 14 tháng.
Phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: Vì sao còn ‘mắc kẹt’?

Phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: Vì sao còn ‘mắc kẹt’? 3

Có thể nói, chủ trương phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân, lộ trình phát triển đã có những khởi đầu đáng khích lệ, nhưng hiện vẫn bị "mắc kẹt". Nhân sự kiện hội thảo quốc tế "Năng lượng tái tạo Việt Nam - Từ chính sách đến thực tiễn" do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam và VTV24 (Đài Truyền hình Việt Nam) tổ chức sáng nay (27/11) tại Hà Nội, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết dưới đây để các cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư, chuyên gia và bạn đọc cùng tham khảo.
Chính sách năng lượng: Việt Nam có thể tham khảo gì từ Trung Quốc?

Chính sách năng lượng: Việt Nam có thể tham khảo gì từ Trung Quốc?

Trong bối cảnh thế giới đang “khát” nguyên nhiên liệu nghiêm trọng, nguồn cung dầu mỏ và năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng có hạn, nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng nhanh, giá dầu mỏ, khí đốt tăng cao sau giai đoạn khủng hoảng năm 2008, việc tiếp cận các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trên thế giới đang trở thành cuộc cạnh tranh gay gắt. Trước tình hình đó, việc bảo đảm an ninh năng lượng trở thành vấn đề quan trọng, đặc biệt là đối với Trung Quốc - quốc gia sản xuất và tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới. Vậy, Việt Nam có thể tham khảo gì trong chính sách năng lượng từ quốc gia này?
Mặt trái của chính sách phát triển năng lượng tái tạo

Mặt trái của chính sách phát triển năng lượng tái tạo 4

Pin mặt trời có thể sản sinh ra lượng chất thải độc hại trên mỗi đơn vị điện nhiều hơn cả các lò phản ứng hạt nhân. Trên thực tế, các nhà khoa học đã có rất nhiều kinh nghiệm để đối phó với chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân, nhưng lại có rất ít kinh nghiệm đối phó với chất thải năng lượng mặt trời.
Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt Nam [kỳ cuối]

Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt Nam [kỳ cuối] 1

Kết luận chuyên đề này, chúng tôi sẽ phân tích giá điện tại các quốc gia từ thấp đến cao (dưới 10 cent/kWh trở xuống, từ 10 đến 20 cent/kWh và trên 20 cent//kWh)... để chứng minh rằng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến giá điện của từng nước có sự khác nhau theo kiểu "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Mặt khác, trong số các yếu tố ảnh hưởng thì yếu tố giá thành điện giữ vai trò quyết định đến giá điện nhằm hai mục tiêu chính: Đảm bảo bù đắp chi phí và đảm bảo chất lượng cung cấp điện năng (ổn định, an toàn, sạch) theo đúng tinh thần "tiền nào của nấy".
Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt Nam [kỳ 3]

Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt Nam [kỳ 3]

Qua phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy: Giá điện tuy có chịu ảnh hưởng của cơ cấu kinh tế xét trên góc độ 3 lĩnh vực: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ, nhưng chỉ ở mức độ rất hạn chế. Điều đó do 2 nguyên nhân, một là giá điện chủ yếu chịu tác động của các yếu tố khác; hai là giá điện có thể chịu tác động của cơ cấu kinh tế, nhưng phải phân tích cơ cấu kinh tế ở góc độ chi tiết hơn theo các ngành nghề trong từng lĩnh vực...
Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt Nam [kỳ 2]

Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt Nam [kỳ 2]

Qua phân tích mối quan hệ giữa giá điện và GDP bình quân đầu người của 6 nhóm dưới đây cho thấy, giá điện có xu hướng tăng lên theo mức tăng GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên, xu hướng đó chỉ diễn ra trên góc độ phân tích theo nhóm nước được phân loại theo GDP bình quân đầu người từ thấp đến cao, còn xét theo từng nước cụ thể thì xu hướng đó không rõ ràng, thậm chí có sự mâu thuẫn (nhiều trường hợp nước giàu hơn, nhưng giá điện lại thấp hơn so với nước nghèo hơn và ngược lại).
Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt Nam [kỳ 1]

Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt Nam [kỳ 1]

Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về nguyên nhân giá điện cao - thấp giữa các nhóm nước phân loại theo GDP bình quân đầu người, theo cơ cấu kinh tế và theo mức giá điện, cũng như giữa các nước ngay trong cùng nhóm cho thấy: Giá điện của các nước trên thế giới chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm mức GDP bình quân đầu người, cơ cấu của nền kinh tế theo ngành nghề, lĩnh vực, chính sách giá điện và giá thành sản xuất điện. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến giá điện của từng nước có sự khác nhau tùy theo tình hình, đặc điểm của từng nước.
Chính sách năng lượng tái tạo và 'rủi ro tham nhũng'

Chính sách năng lượng tái tạo và 'rủi ro tham nhũng'

Xu thế đầu tư vào hạ tầng năng lượng tái tạo là những "mỏ vàng" mới đối với các nhà đầu tư và sản xuất năng lượng ở các nước đang phát triển và có lẽ Việt Nam sẽ khó cưỡng lại xu thế này (nhất là khi các nước láng giềng xung quanh như Trung Quốc đang toàn lực chạy đua trong lĩnh vực này). Tất nhiên, khi đó, rủi ro tham nhũng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng trở nên gần với hiện thực hơn bao giờ hết.
1 2 3
Phiên bản di động