RSS Feed for Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 14] | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 02:10
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 14]

 - Với những tư liệu hiện nay có thể đánh giá, nguồn năng lượng Việt Nam không phải dồi dào: nguồn dầu khí có hạn, thủy năng đã cạn, năng lượng tái tạo tuy khá phong phú nhưng là nguồn không ổn định, phụ thuộc thời tiết, địa hình, hệ số sử dụng thấp và giá còn cao. Trong khi mức độ phát thải khí nhà kính của Việt Nam so với các nước còn ở mức thấp, kể cả đối với các nước trong khu vực (tính theo đầu người chỉ bằng 60% trung bình thế giới). Do vậy, nhiệt điện than được đánh giá là khả thi nhất trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, cũng như trong tương lai gần.

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Tạm kết)
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 1]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 2]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 3]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 4]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 5]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 6]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 7]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 8]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 9]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 10]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 11]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 12]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 13]

KỲ 14: NHIỆT ĐIỆN THAN TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM [PHẦN 3]

Nhiệt điện than

Theo Quy hoạch điện VII - điều chỉnh (QHĐ VII ĐC) [1], đến 2030 tổng công suất nhiệt điện than khoảng 55.000MW, tiêu thụ khoảng 100 triệu tấn than; quy mô nhà máy chủ yếu cỡ công suất 1000 MW, phân bố mỗi miền Bắc - Trung - Nam khoảng 17-18 nghìn MW. (Chi tiết cho các giai đoạn trình bày trong bảng 2).

Bảng 2. Công suất và sản lượng điện nhiệt điện than đến 2030 - QHĐVII ĐC [1]

 

Số lượng (nhà máy)

Tổng công suất điện than MW

Tỷ trọng công suất nhiệt điện than

Tổng sản xuất điện từ nhiệt điện than (tỷ kWh)

Tỷ trọng

Tiêu thụ than triệu tấn

2015

20

1357

33,4

56,4

34,3

24

2020

31

25787

42,7

130,9

49,3

35

2025

47

45152

49,5

220,1

55,0

72

2030

 

52

55252

42,7

304,5

53,3

105

 

Như vậy, so với QHĐ VII, nhiệt điện than đã giảm khoảng 24.000MW. Mức điều chỉnh này là khá quyết tâm, mạnh dạn. Với dự thảo Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, tổng công suất nhiêt điện than không thay đổi nhiều so với QHĐ VII ĐC - tương ứng các năm 2020, 2025, 2030 là 25, 46, 55 nghìn MW và năm 2035 là 61.000 MW.

Tuy nhiên, để xác định tỷ trọng hợp lý cần tính toán tổng hợp kinh tế, kỹ thuật, môi trường thông qua việc làm tốt hơn Quy hoạch năng lượng tổng thể, lựa chọn kịch bản phát triển tối ưu.

Công nghệ nhiệt điện than đương đại

Có thể thấy rằng, quá trình phát triển công nghệ nói chung và nhiệt điện nói riêng là quá trình chinh phục và làm chủ áp suất và nhiệt độ cao. Tuy nhiên, sử dụng ở mức thông số nào là một bài toán kinh tế, kỹ thuật, môi trường. Việc đề xuất sử dụng thông số tới hạn, siêu tới hạn, tái sấy hơi một, hai lần đã được đặt ra từ những năm 60 thế kỷ XX, nhưng lúc bấy giờ giá nhiên liệu còn rẻ, chế tạo thiết bị áp suất, nhiệt độ cao đòi hỏi thép hợp kim đắt tiền, lợi ích tăng hiệu suất do tăng thông số và tái nhiệt chưa cạnh tranh được. Gần đây nhờ tiến bộ công nghệ trong luyện kim và chế tạo, yêu cầu đảm bảo sạch môi trường nghiêm ngặt hơn, vấn đề sử dụng thông số cao, các chu trình kết hợp được quan tâm mạnh mẽ. Các công nghệ hiệu quả năng lượng cao và phát thải thấp (Hight Eficiency & Law Emission), đã, đang và sẽ được sử dụng.

Chúng tôi xin thống kê một số công nghệ nổi trội dưới đây.

1/ Công nghệ nhiệt điện than với thông số siêu cao.

2/ Công nghệ nhiệt điện với lò hơi tầng sôi tuần hoàn công suất lớn.

3/ Công nghệ nhiệt điện với chu trình hỗn hợp khí hóa tích hợp - IGCC (Intergated Gasification Combined Cycle).

4/ Sử dụng các công nghệ bổ trợ: sử dụng xúc tác CC-88; kỹ thuật số trong quản lý; vận hành; các thiết bị khử bụi, lưu huỳnh hiệu suất cao…

Công nghệ thông số hơi tới hạn và siêu tới hạn với tổ máy công suất lớn 600 - 1.200MW, hiệu suất có thể 45-50%, giảm phát thải CO2 khoảng 10-15% so với công nghệ cận tới hạn. Sử dụng tốt các công nghệ bổ trợ cũng làm tăng hiệu suất năng lượng và giảm phát thải đáng kể. Một số đặc điểm công nghệ nhiệt điện theo hướng sản xuất sạch, hiệu suất cao, cất dấu CO2 có thể tham khảo trong [13].

Theo đánh giá và tính toán của nhiều chuyên gia, để sử dụng công nghệ nhiệt điện sạch gồm thiết bị thông số siêu cao, các thiết bị làm sạch và điều hành kỹ thuật số (ứng dụng thành tựu Cách mạng công nghiệp 4.0), giá đầu tư tăng khoảng 50% so với nhiệt điện hiện nay. Tuy vậy, giá điện vẫn thấp hơn điện gió, mặt trời.

Tài chính hạn hẹp

Theo QHĐVII ĐC, tổng vốn đầu tư (kể cả lãi vay xây dựng) cho phát triển điện lực là rất lớn, bình quân cả giai đoạn 2014 - 2030 là 8 tỷ USD/năm, là thách thức rất lớn (chi tiết giới thiệu trong bảng 3). Nếu tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo như dự thảo Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia thì đầu tư còn tăng thêm khoảng 10-15%.

Bảng 3. Tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực đến 2030 (triệu USD) [1].

Giai đoạn

2014-15

2016-20

2021-25

2026-30

2014-30

Nguồn điện

6.262

25.876

28.320

35.179

95.637

Lưới điện

3.407

9.791

13.245

14.516

40.959

Đầu tư lưới (%)

35,2

27,5

32

29,2

30

Bình quân năm (tỷ USD)

5

7,1

8,3

9,9

8

 

Phát thải khí nhà kính

Theo dự báo của quốc tế, Việt Nam là một trong năm nước có nguy cơ tổn thương nặng nề do biến đổi khí hậy (BĐKH), Việt Nam có thể bị thiệt hại khoảng 15 tỷ USD/năm (tức khoảng 7-10% GDP hiện nay). Việt Nam là nước đang phát triển, nhưng đã ký và phê chuẩn sớm Công ước khung về BĐKH của Liên Hợp Quốc từ 1992. Gần đây (năm 2015) Việt Nam cũng đã cam kết Thỏa thuận Paris ứng phó với BĐKH. Theo đó, công tác kiểm kê khí nhà kính (KNK) quốc gia được Viêt Nam tuân thủ nghiêm chỉnh.

Việt Nam đã thực hiện kiểm kê KNK quốc gia và từng lĩnh vực cho năm 2010 và ước tính cho giai đoạn đến 2030 (theo yêu cầu của Công ước BĐKH). Phát thải KNK năm 2010 và ước tính phát thải các năm 2020 và 2030, trong đó lĩnh vực năng lượng chiếm tỷ trọng lớn theo các năm tương ứng là 62%, 82%, 85% (theo báo cáo chính thức của Bộ TN&MT) - chi tiết được trình bày trong bảng 4.

Bảng 4. Phát thải KNK năm 2010 và ước tính phát thải các năm 2020 và 2030

Đơn vị: Nghìn tấn CO2 tương đương

Lĩnh vực năm

2010

2020

2030

Năng lượng

141.171

381.128

648.479

Nông nghiệp

88.355

100.578

109.342

LULUCF

-19.219

-42.542

-45.302

Chất thải

15.352

26.581

48.008

Tổng

226.659

465.925

760.527

Nguồn: Báo cáo kiểm kê khí nhà kính năm 2010 và dự án 2014 (Bộ TN&MT)

Riêng lĩnh vực năng lượng, kết quả kiểm kê KNK năm 2010 [7], theo đó hoạt động đốt nhiên liệu chiếm tới 88%, trong hoạt động đốt nhiên liệu thì công nghiệp năng lượng mà chủ yếu là đốt than ở các nhà máy điện chiếm tới gần 30% (41 triệu tấn CO2 dương đương). Kết quả mới kiểm kê (9/2017) cho 2014 là 55,6 triệu tấn CO2 tương đương.

Điều đáng chú ý, tổng phát thải KNK tính theo đầu người của Việt Nam là 2,9 tấn CO2, chỉ khoảng 60% trung bình toàn cầu. Phát thải CO2 từ các nhà máy điện của Việt Nam còn khá thấp so với các nước trong khu vực. Theo các Báo cáo hai năm một lần của các nước trong khu vực cho Cơ quan Quốc tế về biến đổi khí hậu, chỉ tiêu này là: Việt Nam năm 2013 là 49 triệu tấn, 2014 là 55,6 triệu tấn CO2 tương đương; Indonesia năm 2012 là 186,9; Malaysia năm 2011 là 87,8; Thái Lan năm 2011 là 86,7 triệu tấn CO2 tương đương.

Kết luận và kiến nghị

1/ Trong bối cảnh BĐKH đã hiện hữu, Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế giảm sử dụng than thay thế bằng năng lượng tái tạo (NLTT) là cần thiết, ủng hộ quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng đảm bảo công bằng xã hội, phù hợp với nội dung thời đại.

2/ Với những tư liệu hiện nay có thể đánh giá, nguồn năng lượng Việt Nam không phải dồi dào: nguồn dầu khí có hạn, thủy năng đã cạn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cần được quan tâm hơn nữa; NLTT tuy khá phong phú nhưng là nguồn không ổn định, phụ thuộc thời tiết, địa hình, hệ số sử dụng thấp và giá còn cao; do đó nguồn than được đánh giá là khả thi hơn cả.

3/ Mức độ phát thải KNK của Việt Nam so với các nước còn ở mức thấp, kể cả đối với các nước trong khu vực, tính theo đầu người chỉ bằng 60% trung bình thế giới.

4/ Việt Nam là nước đang phát triển, mới vượt qua ngưỡng nước nghèo, tài chính còn nhiều khó khăn, việc chuyển đổi sang sử dụng NLTT là thách thức lớn, nhưng cũng là cơ hội, cần có lộ trình phù hợp, tính toán sử dụng với tỷ trọng hợp lý.

5/ Công nghệ nhiệt điện than hiệu suất cao và phát thải thấp (HELE) đã được sử dụng thành công ở nhiều nước, cần được áp dụng.

6/ Để đảm bảo nhu cầu điện cho phát triển đất nước, nhiệt điện than vẫn cần thiết trong chiến lược phát triển nguồn điện trong quá trình chuyển đổi cơ cấu năng lượng ở Việt Nam và không là ngoại lệ.

7/ Kiến nghị:

Một là: Với những thông tin cập nhật, sớm hoàn chỉnh Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia, làm cơ sở khoa học và pháp lý cho các quy hoạch phân ngành: điện, than, dầu - khí, NLTT, hạt nhân, theo đúng quy định của Luật Điện lực sửa đổi 2014. Trong đó, xác định mục tiêu, chương trình phát triển năng lượng cho cả giai đoạn đến 2030 - 2035 và xa hơn, qua đó xác định cụ thể hơn quy mô, tỷ trọng nhiệt điện than phù hợp.

Hai là: Ngành than cần nghiên cứu rà soát, cập nhật tiềm năng, khả năng khai thác, thị trường trao đổi than, để có chiến lược cung cấp than cho nhiệt điện và kinh tế quốc dân nói chung một cách bền vững và hiệu quả.

Ba là: Phát triển nhiệt điện than nhất thiết phải sử dụng công nghệ cao, đồng thời thực hiện đúng các quy phạm, quy trình về quy hoạch vị trí, thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo vệ môi trường.

Đón đọc kỳ tới: Lò hơi CFBs đốt đa nhiên liệu: Tương lai của công nghiệp phát điện sử dụng nhiên liệu rắn

PGS, TS. BÙI HUY PHÙNG - VIỆN KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG


 

Tài liệu tham khảo chính

1. QHĐ VII ĐC (2016)

2. Dự Thảo Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia (giai đoạn 2016-2025 tầm nhìn 2035) - năm 2017

3. Quy hoạch phát triển ngành than 403/2016

4. Quy hoạch dầu-khí (2013)

5. Luật Điện lực (2013)

6. Bùi Huy Phùng -Phương pháp tính toán tối ưu phát triển bền vững HTNL, NXBKHKT (2011)

7. BC KK KNK quốc gia 2010, Bộ TN&MT (2015); và Báo cáo cập nhật lần 2 của VN Bộ TNMT (9/2017)

8. Bùi Huy Phùng - Quy hoạch năng lượng tổng thể là cơ sở khoa học và pháp lý cho quy hoạch các phân ngành năng lượng, Tạp chí Năng lượng Việt Nam (6/2012)

9. Bùi Huy Phùng - Xu thế phát triển nhiệt điện than thế giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Tạp chí Năng lượng Việt Nam (1/2016)

10. Bùi Huy Phùng - Kiến nghị giảm NĐ than trong QHĐVII-ĐC, Tạp chí Năng lượng Việt Nam (3/2016)

11. Bùi Huy Phùng - Thách thức phát triển bền vững năng lượng VN, Tạp chí Năng lượng Việt Nam (6/2016)

12. TLHN khu vực châu Á - Lộ trình chuyễn đổi cơ cấu năng lượng đảm bảo công bằng xã hội (9-2017)

13. Bùi Huy Phùng - Nhiệt điện đương đại và xu thế hoàn thiện, Tạp chí Năng lượng Việt Nam (10/2017)

14. IEA Energy Statistics 2015, 2016

15. BP Statistical Rewiew of the World Energy, 2015, 2016

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động