RSS Feed for Cơ cấu năng lượng Thứ sáu 26/04/2024 13:41
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 2]: Cơ cấu nguồn phát ra năm 2020 - 2021

Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 2]: Cơ cấu nguồn phát ra năm 2020 - 2021

Qua các phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy: Việc phát điện của các nước tùy thuộc trước hết vào tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong nước, trong đó ưu tiên trước hết nguồn điện có giá thành rẻ, mức phát thải thấp hơn. Mặt khác, việc phát triển còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cho phép tiếp cận và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng sạch hơn (phát thải CO2 thấp) nhưng chi phí cao hơn (giá thành điện năng cao). Nhưng xu hướng chung là các nước ngày càng chú trọng phát triển điện năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối.
Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ cuối]: Suy ngẫm về Việt Nam

Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ cuối]: Suy ngẫm về Việt Nam

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Để có thể đánh giá đúng cơ cấu điện năng và động thái của cơ cấu điện năng có hợp lý hay không phải biết rõ các con số tỷ lệ đó được sinh ra từ “cái tổ” nào và trong bối cảnh nào. Hay nói theo kiểu dân dã là “nguồn gốc xuất thân” của chúng ở đâu. Do vậy, chúng ta nên bỏ tư duy phải “xác định tỷ lệ hợp lý của từng nguồn điện theo loại nhiên liệu trong hệ thống nguồn điện” mà phải là “xác định quy mô hợp lý của từng nguồn điện theo loại nhiên liệu trong hệ thống nguồn điện”.
Các giải pháp linh hoạt cho việc chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam

Các giải pháp linh hoạt cho việc chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam

Việt Nam dự định sẽ tiếp tục phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trong những năm tới, tuy nhiên, hệ thống điện Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức mới trong việc đảm bảo độ tin cậy của hệ thống và cân bằng nguồn cung cầu điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây đã chia sẻ những khó khăn trong việc vận hành hệ thống điện thời gian tới, cũng như huy động các nguồn phát điện linh hoạt. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu với bạn đọc một số giải pháp linh hoạt cho việc chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam.
Vai trò của dầu khí trong cơ cấu năng lượng thế giới

Vai trò của dầu khí trong cơ cấu năng lượng thế giới

Bài viết dưới đây bàn về vai trò của dầu khí trong cơ cấu năng lượng (xét trên phạm vi thế giới), trên cơ sở trả lời câu hỏi: Tỉ trọng của dầu khí trong cơ cấu năng lượng sơ cấp và cuối cùng ở thời điểm hiện nay, cũng như các xu hướng thay đổi có thể xảy ra trong hai thập kỷ tới? Những yếu tố nào thay đổi làm ảnh hưởng mạnh nhất đến việc tiêu thụ và cung cấp dầu khí trên thị trường nhiên - nguyên liệu thế giới? (Các số liệu dự báo năng lượng sử dụng chủ yếu dựa theo nghiên cứu mới nhất của BP: “BP Energy Outlook, edition 2019” công bố giữa tháng 6/2019).
Cơ cấu năng lượng: Nhiệt điện than, hay điện mặt trời?

Cơ cấu năng lượng: Nhiệt điện than, hay điện mặt trời?

Tính hai mặt của bất kỳ loại hình năng lượng nào (dù là nhiệt điện than, hay điện mặt trời) cho thấy vai trò quan trọng của khoa học - công nghệ trong giảm thiểu rủi ro đầu tư và ô nhiễm môi trường...
Tổng quan ngành năng lượng Hoa Kỳ đến năm 2050

Tổng quan ngành năng lượng Hoa Kỳ đến năm 2050

Bài viết dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam dựa trên các số liệu trong “Triển vọng năng lượng hàng năm 2019” (Annual Energy Outlook 2019) của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (U.S. Energy Information Administration) công bố chính thức năm 2019 sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin chính thức và cụ thể (thông qua việc chuyển hóa các con số thành đồ thị) về các lĩnh vực liên quan đến ngành năng lượng (điện, than, dầu khí) trong giai đoạn 2020 - 2050 của nền kinh tế số 1 thế giới.
Điện hạt nhân còn ngân vang?

Điện hạt nhân còn ngân vang?

Phát triển năng lượng của Việt Nam nói chung không thể nằm ngoài xu thế của thế giới. Nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam đang tăng nhanh, trong khi các nguồn năng lượng nội địa sớm cạn kiệt: thủy điện cơ bản hết; than, dầu, khí không nhiều, những năm gần đây đã phải nhập than cho sản xuất điện số lượng lớn, năng lượng tái tạo tuy có tiềm năng khá nhưng để sử dụng hiệu quả còn nhiều bất cập, do đó, nguồn hạt nhân cần quan tâm xác minh đầy đủ hơn.
Vì sao tương lai Nhật Bản vẫn là điện hạt nhân?

Vì sao tương lai Nhật Bản vẫn là điện hạt nhân?

Một kế hoạch năng lượng cơ bản mới của Nhật Bản (Kế hoạch chiến lược năng lượng lần thứ 5) nhằm đặt ra các mục tiêu cho phát triển điện năng của quốc gia này đến năm 2030 và đưa ra các kịch bản đến năm 2050 đã được Nội các Nhật Bản phê duyệt ngày 3/7/2018. Theo kế hoạch này, đến năm 2030, điện hạt nhân sẽ vẫn là một nguồn năng lượng chủ chốt, chiếm 20-22% tổng sản lượng điện, kế hoạch cũng hướng tới đáp ứng bộ tiêu chí đặt ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Năng lượng, môi trường: Triển vọng và thách thức đến năm 2050 [Kỳ cuối]

Năng lượng, môi trường: Triển vọng và thách thức đến năm 2050 [Kỳ cuối]

Báo cáo của Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản (IEEJ) cho rằng, sự thay đổi đáng kể nhất trong tiêu thụ các nguồn năng lượng là than, chủ yếu bị giảm cho sản xuất điện, là kết quả của việc giảm tiêu thụ điện năng, hiệu suất phát điện được nâng cao và chuyển sang các năng lượng khác. Còn dầu mỏ sẽ đạt đỉnh vào năm 2040, khí đốt tự nhiên sẽ tiếp tục tăng trong 35 năm tới. Trong khi nhiên liệu hóa thạch giảm so với "Kịch bản tham chiếu" thì điện hạt nhân và năng lượng tái tạo sẽ tăng... Trong kịch bản này, sự phát thải CO2 liên quan đến năng lượng trên thế giới bắt đầu giảm dần vào khoảng năm 2025.
Năng lượng, môi trường: Triển vọng và thách thức đến năm 2050 [2]

Năng lượng, môi trường: Triển vọng và thách thức đến năm 2050 [2]

Theo tầm nhìn của IEEJ (Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản), hậu quả suy thoái kinh tế trong tương lai không chỉ xảy ra ở các khu vực có sản lượng dầu thô thấp mà còn ở các nước sản xuất dầu ở Trung Đông. Sự suy giảm xuất khẩu dầu ròng từ Trung Đông lên đến 1,6 nghìn tỷ USD vào năm 2050 (tương đương với 13% GDP danh nghĩa). Còn tại các nước sản xuất khẩu dầu, sự đa dạng hóa kinh tế không chỉ dựa vào dầu mỏ là một yêu cầu cấp thiết, và những "xu hướng" này được thấy rõ trong kịch bản "Saudi Vision 2030"...
Năng lượng, môi trường: Triển vọng và thách thức đến năm 2050 [1]

Năng lượng, môi trường: Triển vọng và thách thức đến năm 2050 [1]

Tháng 10 năm 2017, Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản (The Institute of Energy Economics, Japan - IEEJ) đã phát hành Báo cáo "IEEJ Outlook 2018" (tạm dịch "Tầm nhìn 2018 của IEEJ" với chủ đề "Năng lượng, Môi trường và Kinh tế - Triển vọng và thách thức đến năm 2050". Báo cáo giả định rằng, các chính sách về năng lượng, môi trường, kinh tế diễn ra theo các xu hướng trong quá khứ và căn cứ vào 3 nhân tố chính là dân số, kinh tế, giá cả năng lượng trên thị trường quốc tế. Đồng thời đưa ra cách thức giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó cung cầu năng lượng được dự báo theo "Kịch bản công nghệ tiên tiến" với giả định tăng cường thực hiện bảo tồn năng lượng và phát triển công nghệ các-bon thấp bằng 3 nhóm giải pháp chính là "nâng cao hiệu suất năng lượng", "tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo" và "phát triển điện hạt nhân".
An ninh năng lượng và vai trò ngành Dầu khí Quốc gia [Kỳ cuối]

An ninh năng lượng và vai trò ngành Dầu khí Quốc gia [Kỳ cuối]

Trong bối cảnh hiện nay, để phát triển bền vững ngành Dầu khí Việt Nam, chúng ta cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những khó khăn, thách thức, nhằm tạo sự đồng thuận trong bối cảnh giá dầu giảm. Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ những bất cập trong quá trình phát triển những năm vừa qua, cái gì chưa hoàn thiện về cơ chế chính sách, cái gì là hạn chế yếu kém trong quản lý ở giai đoạn đầu của ngành dầu khí nước nhà, cũng như trách nhiệm của các tập thể và cá nhân. Với mục tiêu hướng tới khắc phục, tập trung nguồn lực, tạo cơ chế, chính sách hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế...
An ninh năng lượng và vai trò ngành Dầu khí Quốc gia [Kỳ 2]

An ninh năng lượng và vai trò ngành Dầu khí Quốc gia [Kỳ 2]

Dầu khí là ngành đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách. Có thời điểm đóng góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) lên tới 25 - 29%. Tại thời điểm hiện nay, dù đang phải đối diện với nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh giá dầu xuống thấp, kinh tế thế giới có nhiều biến động, PVN vẫn đóng góp trên 10% ngân sách. Đối với tỷ phần trong GDP, trong những năm qua, PVN luôn duy trì vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước, trong khi khối doanh nghiệp Nhà nước đóng góp khoảng 42% GDP của cả nước, riêng PVN đã chiếm khoảng 20 - 26% GDP, mức cao nhất so với cả nước trong giai đoạn 2008 - 2015.
An ninh năng lượng và vai trò ngành Dầu khí Quốc gia [Kỳ 1]

An ninh năng lượng và vai trò ngành Dầu khí Quốc gia [Kỳ 1]

Vai trò ngành Dầu khí Việt Nam được thể hiện trong cơ cấu tiêu dùng năng lượng của nền kinh tế. Cùng với than, dầu khí là nguồn năng lượng chính bảo đảm cho nhu cầu của nền kinh tế. Với cơ cấu kinh tế hiện nay, cho dù chúng ta đang thúc đẩy chuyển dịch sang phát triển theo chiều sâu, song việc tiêu thụ nguồn năng lượng dầu - khí vẫn tiếp tục tăng. Cùng với khai thác tại Việt Nam, ngành Dầu khí Việt Nam cũng đã mở rộng hợp tác quốc tế, đầu tư khai thác bên ngoài, gia tăng lợi nhuận. Điều này không chỉ khẳng định sự phát triển của ngành dầu khí mà còn đưa Việt Nam vào danh sách các nhà xuất khẩu dầu khí trên thế giới.
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 14]

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 14]

Với những tư liệu hiện nay có thể đánh giá, nguồn năng lượng Việt Nam không phải dồi dào: nguồn dầu khí có hạn, thủy năng đã cạn, năng lượng tái tạo tuy khá phong phú nhưng là nguồn không ổn định, phụ thuộc thời tiết, địa hình, hệ số sử dụng thấp và giá còn cao. Trong khi mức độ phát thải khí nhà kính của Việt Nam so với các nước còn ở mức thấp, kể cả đối với các nước trong khu vực (tính theo đầu người chỉ bằng 60% trung bình thế giới). Do vậy, nhiệt điện than được đánh giá là khả thi nhất trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, cũng như trong tương lai gần.
1 2
Phiên bản di động