Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 11]
15:32 | 22/11/2017
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Tạm kết)
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 1]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 2]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 3]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 4]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 5]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 6]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 7]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 8]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 9]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 10]
KỲ 11: ỨNG DỤNG "CHUYÊN MÔN" TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Năng lượng Việt Nam: Ông đánh giá thế nào về nhu cầu cho các dịch vụ nâng cấp nhà máy điện Việt Nam hiện nay?
Ông Jim Vono: Việt Nam nằm trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trên 6% và mức tăng sản lượng điện trung bình hàng năm đạt 8% trong 5 năm qua.
Để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng cao, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII) đã đặt ra kế hoạch tăng công suất phát điện từ 33 GW năm 2015 lên 130 GW vào năm 2030.
Tuy nhiên, Việt Nam có những thách thức riêng biệt do sự đa dạng về chủng loại thiết bị máy móc và nguồn nhiên liệu sản xuất điện. Ví dụ, các nhà máy điện khí ở miền Nam Việt Nam đang được ưu tiên do lợi nhuận dự trữ thấp và nguồn cung trong nước đang giảm dần. Chúng tôi nghĩ đây là cơ hội rất tốt để các nhà máy điện ở Việt Nam có thể giảm lượng khí tiêu thụ trong khi vẫn tăng sản lượng đầu ra và cùng lúc đó thì giảm phát thải.
Về nhà máy điện than, Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện vì nguồn than trong nước không đủ cung cấp cho các nhà máy mới. Trong bối cảnh đó, chúng tôi tin rằng những tiến bộ công nghệ sẽ góp phần thay đổi cục diện.
Việc nâng cấp các nhà máy nhiệt điện than và nhiệt điện khí đang hoạt động sẽ giúp cải thiện hiệu suất thêm 3% và tính sẵn sàng lên đến 8%. Một nửa những cải thiện này có được là nhờ ứng dụng các giải pháp kỹ thuật số. Việc nâng cấp giúp giảm 6 tỷ USD chi phí nhiên liệu, tránh phí đầu tư, bảo trì trong trong suốt vòng đời của nhà máy, với giả thiết tuổi thọ trung bình của nhà máy than là 18 năm và nhà máy điện khí là 15 năm.
Ông Jim Vono - Tổng giám đốc GE Power Services khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Năng lượng Việt Nam: Theo ông, đâu là những thách thức của đối tác quốc tế trong việc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng ở Việt Nam về mặt pháp lý, khoản chi của các khách hàng, hoặc trình độ công nghệ hiện tại?
Ông Jim Vono: Kinh doanh ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều có khó khăn thách thức. Tuy nhiên, với lịch sử lâu đời trong lĩnh vực sản xuất điện, kiến thức sâu rộng, chuyên môn kỹ thuật và sự đổi mới, sáng tạo, chúng tôi tin tưởng mình có đủ nhân lực và vật lực để giải quyết những quan ngại trên.
Đối với chúng tôi, điều quan trọng là mang lại giá trị cho khách hàng, từ những lợi ích trong việc vận hành nhà máy, lợi ích thương mại cho đến việc bảo vệ môi trường.
Đơn cử như nếu một nhà máy điện cũ có 6 thiết bị khí đốt đang hoạt động với hiệu suất thấp hơn 50%, nếu chúng tôi thay 6 thiết bị này chỉ bằng một tua bin khí 9FA, nhà máy sẽ có thể sản xuất lượng điện năng tương đương với hiệu suất tăng thêm 10%. Để nhà máy này đạt được kết quả vận hành tốt hơn nữa, chúng tôi có thể triển khai thêm những giải pháp phần mềm nhằm khai thác và tối ưu hóa những giá trị tốt nhất của các thiết bị cũ bằng phân tích dự báo, từ đó giúp giảm chi phí bảo trì cũng như tăng thời gian chu kì bảo dưỡng.
Năng lượng Việt Nam: Phải thẳng thắn rằng, hầu hết nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ cũ. Vậy, theo ông làm thế nào để "trẻ hóa" các thiết bị này?
Ông Jim Vono: Chúng tôi sở hữu giải pháp và chuyên môn giúp cải tiến và nâng cấp các nhà máy nhiệt điện cũ với hơn 230 năm kinh nghiệm kết hợp của chúng tôi và Alstom trong lĩnh vực sản xuất điện.
Trước hết, chúng tôi sẽ thực hiện đánh giá toàn bộ nhà máy, thu thập thông tin cho việc phân tích dữ liệu toàn diện. Dựa trên kết quả thu thập được, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch nâng cấp toàn bộ nhà máy nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và giảm phát thải. Chúng tôi gọi quá trình này là đổi mới và hiện đại hóa (giống như cách cải tạo ngôi nhà được xây hơn 30 năm trước).
Đối với máy móc không phải của cúng tôi, các giải pháp dịch vụ sửa chữa có thể ứng dụng được cho hơn 90 nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) trên toàn thế giới, tạo ra một danh mục giải pháp toàn diện cho tất cả thiết bị trong nhà máy. Ví dụ, Engie chọn GE để nâng cấp hai tua bin hơi nước của Hitachi tại nhà máy điện Loy Yang B ở Victoria (Australia). Việc nâng cấp này dự kiến tăng công suất lên 84MW và giảm 5% nhiên liệu tiêu thụ cho mỗi Megawatt được sản xuất. Dự án được kỳ vọng sẽ nâng tổng sản lượng của nhà máy điện lên 1.140 MW (tương đương với lượng điện năng cung cấp cho 565.000 hộ gia đình).
GE đã thành công trong việc cải thiện hiệu suất và giảm phát thải.
Năng lượng Việt Nam: Xin ông chia sẻ một số nhà máy điện đã thành công trong việc giảm khí thải và nâng cao hiệu suất nhờ áp dụng công nghệ mới?
Ông Jim Vono: Tôi muốn chia sẻ 3 dự án tiêu biểu đã thành công trong việc cải thiện hiệu suất và giảm phát thải.
Tại Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện nâng cấp tua bin khí GT13E2 phiên bản MXL2 cho một khách hàng trong nước. Việc nâng cấp các tua bin khí được kỳ vọng tăng 10% sản lượng và cải thiện 1% hiệu suất. Với những giải pháp tiên tiến được áp dụng tại nhà máy, khách hàng có thể cắt giảm khoảng 18.000 tấn khí thải CO2.
Tại Nhật Bản, chúng tôi cũng thực hiện nâng cấp, tăng sản lượng điện và cải thiện tính linh động cho Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Chiba, thuộc sở hữu của Tổng công ty Thép JFE. Dự án bao gồm nâng cấp tua bin khí, trang bị thêm tua bin hơi nước áp suất thấp, quản lý trọn đời cho tua bin và hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo trì và vận hành (O&M) trong vòng 15 năm. Kết quả là nhà máy dự kiến tăng sản lượng điện thêm 60 MW, cải thiện tính linh động và tăng chu kỳ bảo dưỡng các tua bin.
Tại Malaysia, chúng tôi bảo đảm bảo trì và vận hành toàn diện cho Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Kimanis Sabah trong 18 năm tới. Hợp đồng với SPR Energy bao gồm triển khai các giải pháp quản lý hiệu suất tài sản (Asset Performance Management) nhằm cải thiện khả năng hiển thị, độ tin cậy và mức hữu dụng của thiết bị. Phần mềm OEM - Agnostic cho phép chuyển những dữ liệu có giá trị từ các thiết bị kết nối đến Trung tâm Giám sát và Cảnh báo (Monitoring and Diagnosis Center) của chúng tôi để được phân tích 24/7. Dữ liệu sẽ được chuyển thành thông tin, ví dụ như theo dõi theo thời gian thực, dự đoán các sự cố và tình trạng hiện tại nhằm cải thiện độ tin cậy của nhà máy, phòng tránh việc cắt điện và giảm thời gian mất điện.
Ngoài ra, thời gian giữa các chu kỳ bảo hành có thể tăng từ 12.000 lên đến 32.000 giờ. Hợp đồng cũng bao gồm cung cấp thiết bị cho nhà máy như hai tua bin khí GE 6B, 2 máy phát hơi nước phục hồi nhiệt và một tua bin hơi (không phải của GE) đã chứng minh cho năng lực dịch vụ và nâng cấp của chúng tôi.
Năng lượng Việt Nam: Xin cảm ơn ông!
Đón đọc kỳ tới: Công nghệ bổ trợ nâng cao hiệu quả năng lượng và giảm ô nhiễm [Phần 1]
HOÀNG ANH (THỰC HIỆN)