RSS Feed for "Năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng cho nhân loại" | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 16:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

"Năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng cho nhân loại"

 - Nuclear power Asia đã có bài Phỏng vấn Ông Kirill Komarov, Phó tổng giám đốc phụ trách Kinh doanh và Phát triển quốc tế của Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Rosatom - ROSATOM. Xu hướng phát triển điện hạt nhân toàn cầu, ảnh hưởng của Fukushima, vị trí của Rosatom trong thị trường điện hạt nhân thế giới cũng như kế hoạch phát triển trong tương lai là những nội dung chính được đề cập đến.

>> Bức tranh toàn cảnh ngành năng lượng hạt nhân năm 2012
>> IEA dự báo triển vọng năng lượng hạt nhân đến năm 2035
>> Trang sử mới của ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam
>> Ấn Độ vẫn tiếp tục phát triển điện hạt nhân
>> Điện hạt nhân Nhật Bản: Lộ trình 3 năm, 3 năm và 30 năm
>> Nga tăng tốc độ đầu tư vào ngành công nghiệp hạt nhân

Kirill Komarov

Thưa ông Komarov, trong vài năm gần đây có rất nhiều cuộc thảo luận về sử dụng năng lượng hạt nhân. Xu hướng phát triển chính hiện nay của ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân toàn cầu là gì?

Ông Komarov: Mặc dù nhiều ý kiến và phương pháp tiếp cận khác nhau, ngày nay không ai có thể phủ nhận rằng năng lượng hạt nhân tiếp tục đóng một vai trò quan trọng cho nhân loại, bằng cách tạo ra khoảng 13% lượng điện của thế giới.

Trong suốt 10 năm qua, trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu, chúng ta đã thiết lập được sự cân bằng năng lượng trên thế giới, sự biến động của thị trường hydrocarbon, khi lượng khí thải CO2 tăng lên, có nghĩa là cần thiết phát triển các phương pháp phát điện thay thế. Những yếu tố này đang thúc đẩy chính phủ của nhiều quốc gia phát triển chương trình điện hạt nhân.

Tôi không chỉ nói về các quốc gia và vùng là trung tâm tiêu thụ nhiều năng lượng, ví dụ như các quốc gia BRICS và các con hổ châu Á, và cả các nước như Vương quốc Anh, trong những năm gần đây đã chuyển từ một nước xuất khẩu dầu khí sang nước nhập khẩu năng lượng.

Những nỗ lực để đảm bảo an ninh năng lượng cùng với việc thiết lập các yêu cầu về bảo vệ môi trường là những yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của chương trình điện hạt nhân quốc gia.

Xu hướng mà chúng tôi thực hiện ngày nay - xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới, chắc chắn sẽ tiếp tục trong tương lai. Một vấn đề khác các yêu cầu của ngành công nghiệp điện hạt nhân ngày càng tăng. An toàn là trên hết. Các yêu cầu về an toàn luôn được quy định chặt chẽ, sau Fukushima chúng càng trở nên chặt chẽ hơn, bây giờ khách hàng hiển nhiên mong muốn nhà máy điện mới của họ được trang bị một hệ thống hiệu quả cao, cả chủ động và thụ động. An toàn phải được bao gồm tất. Ví dụ: khách hàng đặt hai tổ lò mới cho nhà máy điện hạt nhân Temelin yêu cầu nhà máy của họ có thể chịu được vụ đâm máy bay. Khi chúng tôi tham gia đấu thầu xây dựng hai tổ lò này, chúng tôi đã phát triển một giải pháp và đưa vào trong chào thầu của chúng tôi.

Đó không phải là tất cả. Yêu cầu đối với hiệu quả của năng lượng hạt nhân cũng gia tăng. Các nước muốn kéo dài tuổi thọ các nhà máy điện hiện có của họ và giảm chi phí và thời gian xây dựng cho những cái mới. Những yêu cầu này dẫn đến nhiệm vụ rất khó khăn cho nhà cung cấp, nhưng trên hết, rất tích cực cho thị trường vì buộc chúng tôi phải hiệu quả, linh hoạt và cạnh tranh hơn.

 

Hậu quả của thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi có ảnh hưởng đến sự phát triển của năng lượng hạt nhân toàn cầu? Thảm họa làm chậm việc xây dựng các NMĐHN tại Nga và trên toàn thế giới như thế nào?

Ông Komarov: Tháng 3/2011, sau thảm họa hạt nhân của Nhật Bản, chúng tôi và cộng đồng năng lượng hạt nhân toàn cầu đã có tâm trạng bi quan. Chúng tôi hiểu mức độ của vấn đề và đã được chuẩn bị cho sự sụt giảm nghiêm trọng trên thị trường. Kết luận, hiện nay Fukushima thực tế không gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong xu hướng phát triển tích cực của năng lượng hạt nhân toàn cầu.

Theo dự đoán hiện nay, đến năm 2030 tổng công suất các NMĐHN trên toàn thế giới sẽ khoảng 590 GW, giảm 11% so với giai đoạn ngay trước khi Fukushima diễn ra. Tất nhiên, sau Fukushima, chính phủ của một số quốc gia đã tuyên bố sẽ chính thức từ bỏ năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào Đức, ví dụ, rõ ràng đó không phải là một quyết định tự phát - Đức đã xây dựng được một thời gian dài trước tháng 3/2011. Tôi muốn nói thêm rằng, việc từ bỏ điện hạt nhân của Đức làm thiệt hại cho nền kinh tế của đất nước này 37 tỷ euro. Họ đã có thể xây dựng được 12 GW công suất điện hạt nhân với số tiền đó.

Đức chắc chắn sẽ rời câu lạc bộ năng lượng hạt nhân, nhưng những thành viên mới đang gõ cửa vào. Có thể kể đến Nam Phi và Ả-rập Xê-út. 2 nước khác nhau hoàn toàn này đang lên kế hoạch khởi động chương trình năng lượng nguyên tử vì hòa bình.

Về cơ bản tình hình là như vậy, không phải Fukushima cũng không phải bất kỳ yếu tố nào khác có thể xóa bỏ năng lượng hạt nhân khỏi các nguồn năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, có những yếu tố có khả năng đáng kể làm chậm sự phát triển của điện hạt nhân trên quy mô toàn cầu. Trên tất cả, đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, có thể nghi ngờ về tính khả thi của các dự án hạt nhân vì chúng có đặc trưng là chi phí đầu tư cao và thời gian hoàn vốn dài.

Trong điều kiện đó, vai trò của chính phủ trong việc giúp đỡ để thực hiện các dự án như vậy trở nên quan trọng hơn.

Trong những năm gần đây, mặc dù cuộc khủng hoảng, Rosatom đã củng cố đáng kể vị trí của mình trên thị trường toàn cầu đối với các cơ sở và các dịch vụ hạt nhân. Yếu tố nào đã giúp Rosatom giành được vị trí trong ngành công nghiệp phức tạp, công nghệ cao?

Ông Komarov: Chúng tôi thực sự tự hào về những kết quả công việc phát triển kinh doanh toàn cầu mà chúng tôi đã thực hiện trong những năm gần đây. Kết quả là danh mục đơn đặt hàng của chúng tôi, trị giá bây giờ khoảng 70 tỷ đồng USD. Rosatom hiện đang thực hiện dự án xây dựng 28 tổ lò, trong đó 19 ở nước ngoài. Ngoài ra, chúng tôi đang cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho 76 lò phản ứng hạt nhân ở 15 quốc gia.

Ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân của Nga có được nhiều ưu điểm lớn, góp phần vào thành công của chúng tôi trên thị trường quốc tế, cũng như tiềm năng xuất khẩu công nghệ của chúng tôi trong tương lai.

Trên tất cả, điều này dựa vào kinh nghiệm mà các thế hệ công nhân ngành công nghiệp điện hạt nhân của chúng tôi tích lũy được: đầu tiên là Liên Xô, sau đó Nga. Kinh nghiệm này bao gồm không chỉ có Nga, mà còn nhiều quốc gia khác có các tổ lò được xây dựng theo thiết kế của chúng tôi hiện đang hoạt động thành công.

Một ưu điểm nữa là công nghệ của chúng tôi không ngừng phát triển và không bị giới hạn trong ngành công nghiệp điện. Khoảng 80% lợi nhuận được tạo ra bởi các sản phẩm công nghệ cao.

Cuối cùng là quy mô hoạt động của chúng tôi: chúng tôi là công ty duy nhất trên thế giới đã tích hợp một chu trình năng lượng hạt nhân đồng bộ. Tất cả các nơi trên thế giới, khách hàng của chúng tôi hiểu Rosatom không phải là một công ty không có gì đặc biệt, họ biết rằng chúng tôi có cơ cấu mạnh với khoảng 250 nhà máy, mỗi nhà máy đều có bề dày lịch sử và kinh nghiệm.

Hiện nay, chúng tôi đang phấn đấu để duy trì những gì chúng ta đã đạt được cũng như củng cố vị trí của mình trên thị trường mới bằng cách cung cấp các sản phẩm và công nghệ mới. Tất nhiên có những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của chúng tôi. Chủ yếu là tình hình toàn cầu, không thể dự đoán được hoặc đủ ổn định.

Chúng tôi cũng cần chú ý đến các đối thủ cạnh tranh, cả đối thủ truyền thống  - Mỹ, Pháp, Nhật Bản - và những đối thủ tiềm năng mới, chẳng hạn Trung Quốc và Hàn Quốc.

Những quốc gia và vùng nào Rosatom đang xem là lĩnh vực tiềm năng cho sự phát triển trong tương lai?

Ông Komarov: Nghe có vẻ tham vọng, chúng tôi hiện diện hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới. Bạn thấy đấy, tại thời điểm này, khoảng 50 quốc gia đang xem xét khởi động chương trình điện hạt nhân. Tất cả họ là khách hàng tiềm năng của Rosatom.

Có những quốc gia chúng tôi đã có vị trí tốt. Đó là Ấn Độ và Trung Quốc và các nước Trung và Đông Âu. Cũng có các thị trường mà chúng tôi chỉ mới bắt đầu, chẳng hạn như Châu Mỹ La Tinh. Chúng tôi tin có cơ hội tốt để làm việc tại các quốc gia BRICS, và chúng tôi cũng có một cái để cung cấp cho các nước phát triển về năng lượng hạt nhân, chẳng hạn như Vương quốc Anh.

Rosatom đánh giá như thế nào về vị trí của mình trên thị trường châu Á và tiềm năng trong khu vực đó?

Ông Komarov: Châu Á là một thị trường quan trọng đối với chúng tôi bởi vì trong thập kỷ qua đã có một sự tăng trưởng nhanh chóng trong tiêu thụ điện.

Theo ước tính, trên 90% nhu cầu đối với năng lượng hạt nhân đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác không thuộc OECD. Trong những thập kỷ sắp tới, chính các nước châu Á sẽ góp phần gia tăng công suất phát điện: theo ước tính của chúng tôi, tổng công suất lắp đặt tại các NMĐHN trong khu vực sẽ tăng đến 2,8 lần đến năm 2030, tăng từ 84 GW vào năm 2010 lên 237 GW vào năm 2030.

Tôi cần nói thêm rằng, công nghệ của Rosatom đã chứng tỏ được giá trị trong một phần của thế giới. Ví dụ, từ năm 2007, Trung Quốc đã hoạt động NMĐHN Tianwan, mà chúng tôi xây dựng. Nhiều chuyên gia quốc tế, bao gồm cả những chuyên gia từ IAEA, đã tuyên bố nhà máy như là những hình mẫu về vấn đề an ninh. Đây là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới có tính năng core catcher, khu biệt nhiên liệu hạt nhân tan chảy trong trường hợp xảy ra tai nạn. Người Trung Quốc đã bị thuyết phục về độ tin cậy và hiệu quả của các nhà máy của chúng tôi và kết quả là chúng tôi đang thực hiện một dự án xây dựng pha 2 của NMĐHN Tianwan. Khối bê tông đầu tiên của tổ điện thứ ba sẽ sớm được đổ.

Nhìn chung, ở châu Á, chúng ta đang thực hiện các dự án xây dựng 10 tổ lò: 2 của Trung Quốc, 4 ở Ấn Độ (hai trong số đó đã được trang bị và gần như đã sẵn sàng cho vận hành thử), 2 ở Việt Nam và 2 ở Bangladesh.

Không nghi ngờ gì, Rosatom có kế hoạch tiếp tục mở rộng danh mục các đơn đặt hàng ở các nước châu Á. Chúng tôi đặt trọng tâm cụ thể vào Đông Nam Á. Năm 2012, Rosatom đã mở một văn phòng tiếp thị ở Singapore, hoạt động về phát triển kinh doanh của chúng tôi trong khu vực đầy hứa hẹn này.

Rosatom cung cấp gì trong ngành công nghiệp công nghệ hạt nhân toàn cầu ngày nay?

Ông Komarov: Về nhà máy điện hạt nhân, chúng tôi hiện đang cung cấp một thiết kế NMĐHN an toàn sử dụng các lò phản ứng VVER của Nga. Có 67 tổ lò trên thế giới được trang bị loại lò phản ứng này. Tính đến hiện nay, các lò phản ứng VVER đã hoạt động an toàn hơn 1.500 năm lò phản ứng, và hoạt động cả ở các nước khác ngoài Nga, bao gồm cả 5 nước EU.

Tuy nhiên, khách hàng ngày nay đòi hỏi rất cao và yêu cầu không chỉ một nhà máy điện, mà còn tất cả mọi thứ cần thiết cho hoạt động thành công của nhà máy. Điều này đặc biệt đúng với những quốc gia trước đó không có kinh nghiệm về điện hạt nhân. Đó là lý do tại sao chúng tôi cung cấp một giải pháp duy nhất trên thị trường toàn cầu bao gồm không chỉ xây dựng máy điện hạt nhân, mà còn tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết và đào tạo cán bộ. Chúng tôi cung cấp các giải pháp để tối đa các nhà cung cấp địa phương có thể tham gia vào dự án cũng như các giải pháp để đảm bảo xã hội sẽ ủng hộ dự án. Và tất nhiên, chúng tôi cung cấp cho khách hàng một thứ quan trọng có tính đến các tình hình thị trường hiện tại - chúng tôi cung cấp một loạt các lựa chọn về tài chính cho dự án: sở hữu từng phần, mang lại các nhà đầu tư vào dự án, cho vay.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Ông Nguyễn Bá Thanh và câu chuyện 100 triệu ở Hà Nội!
"Nhận diện lợi ích nhóm"
Cảnh giác với “bẫy” nguy hiểm của Trung Quốc
Thách thức an ninh chủ quyền và bản lĩnh Việt Nam
Nhật Bản đã sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc
Chuyên gia quân sự Nga bình luận sức mạnh quân sự Trung Quốc

Theo: varans.vn

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động