RSS Feed for Ấn Độ vẫn tiếp tục phát triển điện hạt nhân | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 25/04/2024 21:03
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ấn Độ vẫn tiếp tục phát triển điện hạt nhân

 - Nằm cách ngôi làng Isinthakarai ở bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ chừng vài kilômét là Nhà máy điện hạt nhân Kudankulam mới được xây dựng, với công nghệ Nga. Dự án cho nhà máy này được ký kết từ năm 1988 giữa cựu Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi và lãnh đạo Liên Xô lúc đó là Mikhail Gorbachev.

 

>> Ngành năng lượng Ấn Độ chọn hướng đi nào sau sự cố mất điện?

Nhà máy điện hạt nhân Kudankulam

Hiện thời, giai đoạn hoàn thiện vẫn tiếp tục và lò phản ứng hạt nhân đầu tiên chuẩn bị đi vào hoạt động, không lâu sau đó đến lò phản ứng thứ hai. Dự kiến hai lò phản ứng của Kudankulam sẽ sản xuất tổng cộng 2.000 megawatt (MW) điện đáp ứng nhu cầu năng lượng đang tăng để phát triển kinh tế.

Nhà máy Kudankulam chỉ là bước khởi đầu của chương trình phát triển điện hạt nhân của Ấn Độ, và dự kiến từ nay đến năm 2032, Delhi sẽ tăng cường công suất điện hạt nhân từ 4.400MW đến xấp xỉ 63.000 MW! Thậm chí vào năm 2050, Ấn Độ có tham vọng thỏa mãn 1/4 nhu cầu năng lượng trong nước với điện hạt nhân. Hiện nay, khoảng 20 lò phản ứng đáp ứng chừng 4% điện năng của Ấn Độ, nhưng Delhi còn có kế hoạch tăng gấp đôi công suất vào 5 năm tới.

Nhiều người nghi ngờ khả năng kiểm soát công nghệ hạt nhân của Ấn Độ do cơ sở hạ tầng không bảo đảm và năng lực tổ chức còn hạn chế. Quốc gia có 1,2 tỉ dân rất khát năng lượng, với bằng chứng rành rành là vào mùa hè vừa qua, khi cả một khu vực rộng lớn của Ấn Độ bị mất điện trong nhiều ngày khiến cho hơn 600 triệu dân phải sống chung với cái nóng điên người.

Tình trạng đèn tắt, thang máy và máy lạnh không hoạt động là hiện tượng phổ biến ngay cả ở thủ đô Delhi của Ấn Độ. Tại nhiều bang, giới chính khách địa phương câu điện trái phép từ mạng lưới điện nhà nước rồi sau đó cung cấp điện cho dân xài miễn phí để tranh thủ lá phiếu của cử tri. Ngoài ra, các chính quyền từ địa phương đến trung ương tranh giành nhau sự ưu tiên cung cấp điện, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp coi điện là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng.

Các lò phản ứng của người Ấn Độ cung cấp plutonium cho cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên của nước này vào năm 1974, tức một thập niên sau khi Trung Quốc cho nổ thử nghiệm quả bom hạt nhân đầu tiên. Giới lãnh đạo quân sự Ấn Độ gọi dự án hạt nhân của họ là "Shakti" - có nghĩa là "Sức mạnh". Không lâu sau đó, Pakistan - kẻ thù phương Bắc không đội trời chung của Ấn Độ - cũng cho nổ thử nghiệm bom hạt nhân của mình.

Các công ty của Mỹ, Pháp, Nga và Nhật Bản đều muốn phát triển tiểu lục địa Ấn Độ trở thành thị trường cho các nhà máy năng lượng hạt nhân. Sau thảm họa Fukushima, nhiều công ty Nhật Bản nôn nóng tìm đến Ấn Độ bởi vì việc bán các công nghệ trong nước gặp quá nhiều khó khăn. Trong khi đó, Ấn Độ cũng đang cần uranium từ nước ngoài để vận hành các lò phản ứng trong nước.

Tuy nhiên, về lâu dài Delhi muốn vận hành chu trình tái xử lý hạt nhân khép kín để thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn uranium của nước ngoài. Vấn đề hiện nay là Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Ấn Độ (NPC) - một tập đoàn do nhà nước quản lý, Kudankulam và các lò phản ứng khác, hiện vẫn chưa có kế hoạch xử lý thường xuyên rác thải hạt nhân! Quốc hội Ấn Độ đã thông qua một luật bắt buộc các nhà khai thác nhà máy điện hạt nhân và nhà cung cấp cho họ phải có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân nếu xảy ra thảm họa hạt nhân.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Kim Jong-un: Hút điếu thuốc mừng chiến thắng!
"Lấn lướt láng giềng không phải là chiến lược có lợi cho Trung Quốc"
Nhật - Ấn 'chặn' tham vọng Trung Quốc trên Biển Đông
Nghịch cảnh tại gia đình hai đại gia ngân hàng
"Việt Nam: Con tàu đang dần thẳng hướng"
Nỗi ám ảnh kinh hoàng của công an Trùng Khánh
Nga sẽ không cho phép Trung Quốc thống trị châu Á
Trận tấn công Trân Châu cảng còn âm vang
"Lòng dân chính là sức mạnh không có giới hạn"
Cương lĩnh đối ngoại nước Nga trong thế giới đang thay đổi

Nguồn: CAND

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động