Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 17)
08:11 | 14/08/2017
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 1)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 2)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 3)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 4)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 5)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 6)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 7)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 8)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 9)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 10)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 11)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 12)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 13)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 14)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 15)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 16)
BÀI 17: Ý KIẾN CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC (4)
Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ. Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa hình: núi chiếm hơn 63%, đồi gò bán sơn địa chiếm hơn 14%, đồng bằng ven biển chiếm hơn 22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Hệ thống sông Ninh Thuận có tổng lưu vực các sông chính 3.600km2, với tổng chiều dài 430km, gồm 2 hệ thống sông chính: hệ thống sông Cái và các sông nhánh; hệ thống các sông độc lập ngoài sông Cái phân bố ở phía Bắc và phía Nam của tỉnh. Nhìn chung hệ thống sông tỉnh Ninh Thuận ngắn và dốc, độ dốc bình quân lưu vực từ 7-15%, mật độ sông từ 0,16-0,6 km/km2. Nguồn nước phân bố không đều theo thời gian và không gian, tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm, còn vùng phía Nam, phía Bắc và vùng ven biển nguồn nước rất hạn chế.
Hiện trạng tại Ninh Thuận
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 5 dự án thủy điện nhỏ đang vận hành, với tổng công suất thiết kế 30,9MW, sản lượng điện trung bình phát hàng năm cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 163,13 triệu kWh/năm.
Các dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hầu hết thuộc loại thuỷ điện bậc thang và đều tận dụng lại lưu lượng nước phía hạ lưu của Nhà máy Thủy điện Đa Nhim (công suất 160MW và đang triển khai mở rộng công suất tăng thêm 80MW) và hệ thống hồ thủy lợi Tân Mỹ do có sự chênh lệch về địa hình ở khu vực các sông.
Các dự án thủy điện nhỏ này có kết cấu đập tràn bằng bê tông cốt thép, hình thức tràn tư do; lượng nước chảy theo kênh dẫn qua tua bin để phát điện và được trả về phía hạ lưu của sông theo kênh xả. Khi vào mùa mưa lũ, một phần nước sẽ chảy theo kênh dẫn qua tua bin để phát điện, phần nước dư thừa sẽ tràn tự do qua đập tràn và chảy về phía hạ lưu của sông, do vậy không ảnh hưởng đến các hộ dân ở xung quanh khu vực nhà máy. Diện tích chiếm đất của các dự án thủy điện nhỏ không đáng kể, chủ yếu là ven hai bên bờ sông, ít ảnh hưởng đến đất nông nghiệp và lâm nghiệp.
Đề xuất tiếp tục đầu tư các dự án thủy điện nhỏ
Với đặc điểm tình hình, địa hình và hệ thống sông, suối nêu trên cho thấy tiềm năng phát triển thủy điện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là không lớn. Do đó tỉnh Ninh Thuận không triển khai tổ chức lập Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc trên địa bàn tỉnh theo quy định. Tuy nhiên, theo Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 5 dự án thủy điện với tổng quy mô công suất 14MW; hiện nay chỉ kêu gọi được 1 dự án thủy điện và đưa vào vận hành năm 2009 (Sông Ông, công suất thiết kế 8,1MW, sản lượng điện phát hàng năm khoảng 41,5 triệu kWh/năm); còn lại 4 dự án thủy điện chưa kêu gọi được nhà đầu tư (Sông Cái công suất 1,2MW; Cho Mo công suất 2MW; Sông Than công suất 0,8MW; Sông Giá công suất 2,5MW) và tiếp tục sẽ đề xuất kêu gọi đầu tư trong thời gian tới nếu các nhà đầu tư quan tâm.
Ngoài ra, tỉnh Ninh Thuận đã kêu gọi 2 dự án thủy điện được bổ sung vào Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, với tổng công suất thiết kế 24MW, sản lượng điện trung bình phát hàng năm cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 84 triệu kWh/năm (Tân Mỹ công suất 10MW và Tân Mỹ 2 công suất 14MW). Cạnh đó là 1 dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư để khảo sát và lập hồ sơ bổ sung vào Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc (Dự án Hồ thủy điện Mỹ Sơn, công suất thiết kế 20MW, sản lượng điện phát hàng năm khoảng 69,08 triệu kWh/năm); 1 dự án thủy điện đang tổ chức khảo, lấy ý kiến góp ý các sở, ban ngành và địa phương (Thượng Sông Ông 1, công suất 05MW, sản lượng điện phát hàng năm khoảng 22,5 triệu kWh/năm).
Các giải pháp phát triển bền vững
Để khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của các địa phương, gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường theo đúng chủ trương giải pháp của Bộ Công Thương, đồng thời phát huy vai trò chức năng quản lý nhà nước về phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương Ninh Thuận đề xuất một số giải pháp:
Một là, thực hiện tốt công tác lập quy hoạch và quản lý việc thực hiện quy hoạch, nhằm kiến nghị loại khỏi quy hoạch, hoặc dừng những dự án, công trình không đạt được mục tiêu tổng hợp về kinh tế - xã hội, không đảm bảo an toàn cho người dân.
Trong cấp giấy phép đầu tư cần chú trọng lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có kinh nghiệm trong công tác quản lý, khai thác vận hành nhà máy thủy điện, có tiềm lực tài chính đủ mạnh để triển khai dự án theo đúng tiến độ yêu cầu.
Hai là, thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý những sai phạm đối với các chủ đầu tư thủy điện không thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Đặc biệt là công tác đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình; công tác cắm mốc chỉ giới khu vực lòng hồ; công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa; công tác phòng chống lũ, lụt cho vùng hạ du; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng…
Ba là, phối hợp chặt chẽ giữa chủ nhà máy thủy điện với chính quyền địa phương và nhân dân vùng hạ du đập, giải thích để người dân hiểu đúng, khách quan về thủy điện. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư thủy điện cần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong công tác đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình; quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, quản lý an toàn đập; việc cắm mốc chỉ giới khu vực lòng hồ; phương án phòng chống lũ, lụt cho vùng hạ du; việc trồng rừng thay thế và chi trả phí dịch vụ môi trường rừng...
Kiến nghị
Kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, hướng dẫn quy định không bắt buộc phải lập quy trình vận hành hồ chứa đối với các công trình thủy điện nhỏ có kết cấu đập tràn bằng bê tông, hình thức tràn tự do, không có khả năng điều tiết nước.
Hiện nay quy định chưa thống nhất về thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án xây dựng nhà máy thủy điện tại Mục 27 Phục lục II và Mục 3 Phục lục III với quy định tại Mục 6 Phục lục III của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch và bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 5657/TNMT-TCMT ngày 01/12/2016 gửi các tỉnh, thành phố trược thộc Trung ương để chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất về thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thủy điện (công suất lắp máy từ 2MW trở lên) như quy định tại Mục 6 Phục lục III của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 thì thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường) làm ảnh hưởng đến tiến độ, chi phí,… cho các nhà đầu tư.
Kiến nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 (phân cấp thẩm quyền cho các tỉnh, thành phố trược thộc Trung ương trong việc tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án xây dựng nhà máy thủy điện có quy mô công suất từ 10MW trở xuống, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc triển khai dự án).
NGUYỄN THANH HOAN, GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG NINH THUẬN
(Khi sao chép, trích dẫn nội dung, số liệu từ bài viết này phải ghi rõ "nguồn", hoặc "theo": TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM)